Hãy bắt đầu từ gia đình
Để thay đổi hành vi giao tiếp, ứng xử của trẻ theo chiều hướng tích cực thì phải bắt đầu từ trong chính mỗi gia đình. Bên cạnh đó, nhà trường cần cho trẻ tham gia thảo luận trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử.
Có như vậy, trẻ mới thực sự hiểu để tuân theo những chuẩn mực trong văn hóa, trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày.
Đó là những chia sẻ của TS Lê Minh Công, Phó trưởng khoa Công tác xã hội Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) với Báo Đồng Nai .
TS Lê Minh Công
* Dễ dàng tiếp cận nhưng chưa đủ “bộ lọc”
Hiện nay, việc học sinh nói tục, chửi thề đã trở nên phổ biến. Theo ông, đâu là những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này?
- Thú thật mà nói là cho đến hiện nay, tôi chưa đọc tài liệu nghiên cứu nào liên quan đến hành vi nói tục, chửi thề trong học sinh. Vì vậy, khó có thể đưa ra những số liệu cụ thể về thực trạng này. Tuy nhiên, rõ ràng việc học sinh thường xuyên nói tục, chửi thề là một thực tế đang có chiều hướng gia tăng.
Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, tôi chỉ bàn ở 2 góc độ: xã hội và tâm lý.
Về mặt xã hội, cũng chính là nguyên nhân khách quan, thì yếu tố đầu tiên phải kể đến chính là sự ảnh hưởng về yếu tố văn hóa, bối cảnh xã hội, môi trường sống của học sinh. Môi trường sống ở đây bao gồm cả gia đình, khu phố, trường học. Những tác động từ môi trường sống rất quan trọng. Nếu trong chính gia đình, chòm xóm, trường học của trẻ thường xuyên có người nói tục, chửi thề thì chắc chắn trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Môi trường thứ 2 đang có tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến trẻ chính là mạng xã hội. Không chỉ ngôn ngữ đời thường, các youtuber, facebooker, streamer… còn sử dụng cả những ngôn ngữ thô tục trên mạng. Rất nhiều trẻ lại thích coi những chương trình như vậy.
Nhờ có công nghệ thông tin, internet, quá trình tiếp cận, tiếp biến văn hóa diễn ra rất nhanh và rộng khắp. Do vậy, trẻ tiếp cận văn hóa quá nhanh nhưng lại chưa có đủ “bộ lọc” để chọn lọc những giá trị tích cực, loại bỏ yếu tố tiêu cực.
Về khía cạnh tâm lý, cũng là yếu tố mang tính chủ quan, thì trẻ ở độ tuổi THCS, THPT đang trong giai đoạn đồng nhất hóa. Tức là trẻ tiếp thu xã hội nhanh hơn lứa tuổi khác, học tập xã hội một cách mạnh mẽ, hướng tới hình ảnh xã hội mà trẻ đang sống để trưởng thành theo.
Một yếu tố nữa, học sinh THCS, THPT trong giai đoạn loạn năng phát triển. Các em bị mâu thuẫn giữa sự lớn lên nhanh chóng của cơ thể nhưng lại chưa đủ trải nghiệm, trưởng thành về mặt tâm trí. Do vậy, trẻ học theo để làm người lớn nhưng lại không kiểm soát được để chọn lọc cái tích cực và loại bỏ cái tiêu cực.
Mặt khác, chửi bậy có thể là sự phòng vệ hoặc phóng chiếu những cảm xúc tiêu cực của trẻ. Hiện nay, trẻ cũng phải chịu nhiều áp lực nhưng lại không có nơi để bộc lộ. Hai nơi an toàn để bộc lộ chính là trên mạng xã hội và với bạn bè. Đây cũng là 2 nơi đồng đẳng đối với các em nên các em có thể nói theo bất cứ cách thức nào. Chính vì vậy, ta có thể hiểu được vì sao khi nói chuyện với bạn bè hay giao tiếp trên mạng xã hội, trẻ lại thường thoải mái nói tục như thế.
Hiện nay, ngành Giáo dục đang đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, các trường học đều có nội quy, bộ quy tắc ứng xử buộc học sinh phải tuân thủ. Vậy tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, thưa ông?
Video đang HOT
- Nhìn một cách hệ thống và bối cảnh, không phải ngẫu nhiên người ta nói “cần cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ”. Do vậy, ít nhất là gia đình và nhà trường cần phải có sự thống nhất trong việc giáo dục về văn hóa cho trẻ, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Chẳng hạn, ở trường trẻ buộc phải tuân theo chuẩn mực: không được nói tục, chửi thề, không được đánh nhau… nhưng về nhà lại phải chứng kiến những hành vi đó của cha mẹ mình thì mọi nội quy ở trường đưa ra cũng khó có tác dụng. Bởi lẽ chúng ta chỉ có thể cấm trẻ về mặt hành vi chứ không thay đổi nhận thức của trẻ được.
Theo tôi, muốn xây dựng nền tảng văn hóa cho trẻ phải bắt đầu xây dựng từ gia đình trước, không thể “đổ” cho nhà trường được. Nếu như 1 ngàn học sinh ở trường được giáo dục trong 1 ngàn gia đình có nền tảng văn hóa tốt thì lẽ đương nhiên là trường học đó sẽ tốt.
Về trách nhiệm của nhà trường, muốn trẻ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử trong trường học thì trước tiên trẻ phải được hiểu về những chuẩn mực trong bộ quy tắc đó. Do vậy, thay vì đưa ra thông tin, nội quy một cách khô cứng thì giáo viên nên thảo luận với trẻ (kể cả học sinh tiểu học) để cùng đề ra những chuẩn mực cần tuân thủ. Như vậy, trẻ mới “ngấm”, hiểu được hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai để thực hiện.
* Kết nối các thành viên trong gia đình
Hiện nay, học sinh đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến từ môi trường internet. Tuy nhiên, phần nhiều cha mẹ, thầy cô vẫn chưa có sự kết nối với con trên “không gian mạng” để có sự kiểm soát, can thiệp cần thiết. Ý kiến của TS về vấn đề này như thế nào?
- Thật ra, hiện nay cấm trẻ sử dụng mạng xã hội là rất khó. Vấn đề là phải làm sao để hạn chế và để cho trẻ sử dụng phù hợp. Vì vậy, khi cho con sử dụng mạng xã hội thì cha mẹ phải có cách để tìm hiểu hoạt động của con trên môi trường mạng. Khi con có hoạt động không chuẩn mực, cha mẹ nên tìm cách nói chuyện, chia sẻ với con, giúp con nhận thức được những tiêu cực để dần tránh xa.
Phụ huynh nên thường xuyên gần gũi, lắng nghe và chia sẻ cùng con để giúp con tiến bộ (trong ảnh, phụ huynh tham gia hội thi làm lồng đèn cùng con). Ảnh:H. Yến
Tôi biết có những giáo viên lập group (nhóm) chung của lớp, ngoài phục vụ chuyên môn còn chia sẻ những câu chuyện tích cực để tác động dần học trò. Nếu giáo viên quan tâm học trò thì họ sẽ biết cách để tác động đến trẻ.
Khi một xã hội hay một tổ chức bị loạn chức năng thì những cái xấu sẽ trỗi dậy, lấn át. Do vậy, giải pháp phải hướng đến làm sao cho tổ chức trường học, gia đình phát triển lành mạnh, đúng chức năng, thầy ra thầy, trò ra trò…
Tất nhiên, trẻ sẽ chịu ảnh hưởng từ bạn bè, từ mạng xã hội, nhất là đối với lứa tuổi học sinh THCS. Tuy nhiên, nếu như cha mẹ, thầy cô gần gũi với trẻ thì tôi tin là trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ. Tôi cho rằng, chúng ta nên thay đổi nhận thức về “dạy dỗ, bảo ban” theo cách truyền thống là áp đặt một chiều, mà phải có sự thảo luận, thậm chí là tranh luận để đồng hành với con.
Tôi tin là nếu có một hậu phương mà trẻ tin tưởng thì chắc chắn trẻ sẽ chia sẻ, bộc lộ. Cha mẹ, thầy cô hãy biết lắng nghe, chia sẻ và biết chấp nhận trẻ, kể cả những khuyết điểm, sai lầm của trẻ để dần dần giúp trẻ tiến bộ.
Dường như ngày càng nhiều người lớn bàng quan trước thói hư, tật xấu của trẻ không phải là con mình. Bởi thế, người ta không sẵn sàng nhắc nhở nếu tình cờ bắt gặp một trẻ có hành vi thiếu chuẩn mực. Theo TS, có giải pháp nào cho vấn đề này không?
- Thành thực mà nói, hô hào để cộng đồng cùng làm là rất khó. Ta không thể hô hào người khác hãy làm thế nọ, hãy làm thế kia được. Vì vậy, giải pháp đầu tiên vẫn là mỗi người hãy theo đúng chức phận, vị trí của mình để ứng xử cho tốt.
Xã hội đang quá nhiều bất ổn trong khi con của chúng ta chưa có đủ kỹ năng, nhận thức để hiểu được như người lớn. Do vậy, phụ huynh hãy kiểm soát những bất ổn có thể tác động xấu đến con. Chính phụ huynh phải làm gương, thường trò chuyện với con cái để tăng cường nhận thức của con.
Phải có sự chuẩn mực từ gia đình trước. Khi cha mẹ thường xuyên chia sẻ, trò chuyện, nhắc nhở con thì trẻ mới biết đâu là đúng – sai để làm hoặc tránh. Hoặc trong trường hợp trẻ mắc phải sai lầm, nếu cha mẹ làm bạn được với trẻ thì trẻ mới dám chia sẻ, thổ lộ.
Còn nếu gia đình thiếu gắn kết mà thừa sự tách biệt thì trẻ sẽ giấu trong lòng, điều đó có thể khiến trẻ trượt dài trong sai lầm. Phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con để làm bạn với con. Chúng ta hãy nhớ các tiêu chí: làm gương, lắng nghe, thấu hiểu chân tình. Đó không chỉ là cách để các thành viên trong gia đình kết nối với nhau mà cũng là điều kiện cần thiết để giáo dục tích cực cho trẻ.
Xin cảm ơn ông!
Nhà trường chịu thua trước 'cơn lũ' chửi thề của học trò?
Nhà trường ra sức răn đe, ngăn cấm nhưng dường như đang ở thế thua trước "cơn lũ" ngôn từ thiếu văn hóa đang ập vào đám học trò.
Nói mười câu đến bảy câu tục
Thầy Tuấn Anh, giáo viên dạy Giáo dục công dân ở Trường THCS Colette (TP.HCM) nhìn nhận tình trạng học sinh nói tục đang rất phổ biến. Anh từng tiếp xúc cũng như nghe nhiều em nói tục chửi thề, ngay cả ở trong trường học.
"Khi nghe các em nói bậy, tôi luôn nhắc nhở. Tôi nói với các em rằng làm như vậy người ta sẽ đánh giá không hay về chính các em cũng như cha mẹ, thầy cô. Phản ứng của các em lúc đó là lắng nghe, tuy nhiên không em nào thay đổi ngay".
Thầy Tuấn Anh nhìn nhận học sinh nói tục chửi thề hiện nay không phân biệt gia cảnh. "Dù là trường có học sinh toàn là con nhà giàu hay trường đa số học sinh là con nhà nghèo thì các em vẫn nói bậy. Dù phụ huynh là người lao động chân tay hay trí thức thì con cái của họ cũng đều chửi thề".
Ảnh minh họa: Trương Thanh Tùng
"Khi ngồi nói chuyện với nhau, các em thường xuyên văng tục. Nhiều em liên tục chửi thề bằng những từ ngữ rất khó nghe. Kể cả những người thân như ba mẹ, ông bà, cụ kị cũng "được" các em réo gọi kèm từ nói tục, thực sự rất phản cảm. Và khi chủ đề buôn chuyện của các em là thầy cô thì..." - anh Minh thở dài.Anh Nguyễn Lê Minh là giáo viên một trường tư thục ở quận Tân Phú (TP.HCM). Anh Minh kể cứ ra quán nước cạnh cổng trường là nghe học sinh chửi thề, văng tục. Đặc biệt là khi các em tụ tập ăn uống thì việc này càng nhiều hơn.
"Trong lớp thì hạn chế nhưng trong trường và trên mạng thì tôi thường xuyên nghe học sinh nói tục chửi thề" - đây là nhận xét của thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM).
Phản ứng của anh Du khi nghe học sinh chửi thề trong lớp là nhắc nhở, còn khi các em nói chuyện riêng với nhau thì... thôi.
Trong một buổi hội thảo với chủ đề "Học sinh thành phố với văn hóa ứng xử học đường" diễn ra tại TP.HCM, chính các học sinh đã thẳng thắn thừa nhận việc sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa của học sinh diễn ra hằng ngày trong lớp và trong trường học.
Các học sinh cứ giao tiếp với nhau là sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa. Có học sinh vừa bước ra khỏi cổng trường, bước vào quán nước là giao tiếp với nhau bằng những từ ngữ thiếu văn hóa. "Có những bạn không kiểm soát được lời nói của mình. Mở miệng ra là nói tục. Nói mười câu thì đến sáu bảy câu có từ nói tục" - một học sinh nêu thực trạng.
Nhà trường bất lực?
Dù vậy, không phải đến bây giờ việc chỉnh đốn ngôn ngữ của học sinh mới được các nhà trường lưu tâm.
Sổ tay sinh hoạt năm học 2015-2016 phát cho học sinh của Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình) ngoài nội quy về trường lớp quen thuộc còn có nội dung "Những điều cần lưu ý khi lên Facebook". Trong đó, ngay lưu ý số 1 là: Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt...
Nội quy của 1 trường học ở TP.HCM
Cách đây 2 năm, Trường THPT Đông Sơn 2 (Thanh Hóa) triển khai một số yêu cầu nghiêm khắc đối với học sinh khi sử dụng Facebook, trong đó cũng có yêu cầu "Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy".Trước đó, từ đầu năm 2013, Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) ban hành "Những điều cấm kỵ khi lên Facebook". Theo đó, học sinh không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả bằng những từ viết tắt, phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt; không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai, và chỉ "like" khi đã đọc kỹ nội dung.
Trong 10 điều của Nội quy học sinh Trường TH-THCS-THPT Nam Việt (TP.HCM) có Điều 7 cấm học sinh không nói tục, chửi thề, hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích; Không chọc ghẹo, gây sự đánh nhau trong trường và ngoài phố...
Thận chí, có giáo viên đã từng dùng biện pháp mạnh đến mức phản cảm để trừng phạt học sinh nói bậy. Sự việc xảy ra cuối năm 2016 ở Trường Tiểu học Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội). Cho rằng một học sinh lớp 4 chửi bậy, cô giáo chủ nhiệm đã cho hơn 40 bạn trong lớp tát vào miệng em này...
Nội quy của trường THPT Đông Sơn (Thanh Hóa)
Tất cả các trường học đều có nội quy cấm học sinh nói tục, chửi thề, chửi bậy, nhưng nhìn chung, tình trạng học sinh nói tục chửi thề, như một giáo viên thừa nhận, càng ngày càng trầm trọng.
Thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du nhìn nhận nguyên nhân là do ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình và xã hội.
"Trong các trường học dù đã có nội quy cấm nói tục, chửi thề nhưng nó chỉ là biện pháp nhất thời" - anh Du nhận xét.
Ông Nguyễn Văn Khả, hiệu trưởng một trường phổ thông ở quận Tân Phú (TP.HCM) cho biết nhà trường cấm học sinh không được nói tục, chửi thề trong trường, ngoài trường và ngay cả trên mạng xã hội.
Khi nghe được em nào nói tục, chửi thề, quy trình xử lý của trường sẽ là: Lần 1 -nhắc nhở; Lần 2 - mời phụ huynh lên làm việc. Nếu nhiều lần mà không thay đổi sẽ trả về gia đình tự giáo dục cùng với địa phương. Nếu năm sau học sinh thay đổi thì nhà trường sẽ nhận vào học lại.
Nhưng dù đưa ra mức kỷ luật rất nghiêm khắc nhưng ông Khả thừa nhận vẫn không thể cấm được học sinh nói bậy.
Nhiều em đến trường không nói tục, chửi thề nhưng chỉ cần ra khỏi cổng trường là các em sẵn sàng văng ra những từ ngữ khó nghe. Nhiều học sinh còn lên mạng xã hội lập tài khoản ảo rồi tham gia vào các nhóm chửi tục. Hoặc khi trao đổi, nhắn tin cho nhau các em cũng sẵn sàng viết những từ ngữ rất tục tĩu.
"Chúng tôi đã làm rất nghiêm, cấm đoán có, xử phạt có nhưng vẫn không xuể vì chỉ quản lý được trong trường, còn bên ngoài nhà trường là những mối quan hệ xã hội khác của các em. Hơn nữa, hiện nay công nghệ thông tin phát triển, các em có đầy đủ phương tiện như điện thoại, máy tính... để sẵn sàng chửi bậy ở bất kỳ nơi nào, giờ nào" - ông Khả nói.
Những 'đòn' phạt của giáo viên gây ám ảnh nhất ở Việt Nam Bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, bắt liếm ghế, cho bạn tát vào má...cho đến bạo hành tinh thần bằng cách lên bục giảng nhưng "không nói gì"... là những hình thức kỷ luật đã từng xảy ra gây xôn xao dư luận. Vì lỡ nói tục trên sân trường bị đội cờ đỏ ghi lại, 2 năm trước một học...