Hậu thương vụ 8.900 tỷ mua AVG, MobiFone dưới thời ông Nguyễn Đăng Nguyên làm ăn ra sao?
Ông Nguyễn Đăng Nguyên nhậm chức Tổng giám đốc MobiFone hồi tháng 8/2018, từ đó tới nay ‘ông trùm’ ngành viễn thông có những thay đổi nhất định sau thương vụ mua AVG gần 8.900 tỷ bất thành.
Theo tin mới nhất, Bộ Công an vừa khởi tố thêm 5 lãnh đạo của Tổng công ty Viễn thông MobiFone vì liên quan đến thương vụ mua AVG.
Trong danh sách lần này có ông Nguyễn Đăng Nguyên, phụ trách chức vụ Tổng giám đốc MobiFone. Hiện, ông Nguyên cùng 4 bị can khác đang được tại ngoại.
Trước đó, ông Nguyễn Đăng Nguyên là người nhiều năm giữ chức Phó tổng giám đốc phụ trách mảng kỹ thuật của MobiFone và phụ trách chức vụ Tổng Giám đốc MobiFone thay ông Cao Duy Hải được tròn 1 năm.
Ông Nguyễn Đăng Nguyên vừa tròn 1 năm nhận nhiệm vụ Tổng Giám đốc MobiFone trước khi bị khởi tố hôm 26/8.
Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 của MobiFone, tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của Tổng công ty mẹ đạt 29.181 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Vốn góp của chủ sở hữu Nhà nước tại MobiFone đạt 15.000 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển hơn 5.080 tỷ và lợi nhuận chưa phân phối 150 tỷ.
Kết quả kinh doanh 6 tháng 2019 của MobiFone đạt 15.168 tỷ đồng doanh thu, giảm 12% cùng kỳ năm trước, kéo theo lợi nhuận gộp giảm 3,9% xuống còn 4.636 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của MobiFone vẫn đạt 2.644 tỷ đồng, tăng 8,6%, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 2.115 tỷ, tăng 8,4%.
Nguyên nhân là do trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của Mobifone tăng gấp 5 lần lên 534 tỷ đồng. Trong khi đó, các chi phí biến động nhiều, như: chi phí tài chính giảm 7,6% xuống 65,8 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 6,8% lên 2.095 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 12% xuống 412 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có khoản lợi nhuận khác 47,5 tỷ đồng, tăng gấp gần 10 lần.
Video đang HOT
Tại thời điểm trên, MobiFone đang gửi ngân hàng 11.678 tỷ đồng và tiền mặt 1.744,5 tỷ đồng. Số tiền gửi ngân hàng bao gồm 8.445 tỷ đồng tiền gốc và 329 tỷ đồng tiền chênh lệch nhận được so với tiền gốc đầu tư ban đầu, MobiFone đã nhận lại trong thương vụ hoàn trả việc mua 95% cổ phần AVG. Riêng lãi tiền gửi ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 của Tổng công ty đạt 418 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ 2018.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hoạt động sản xuất-kinh doanh 6 tháng đầu năm của MobiFone tăng trưởng âm ở mảng viễn thông với quy mô sụt giảm 3%. Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng từ việc hạn chế sử dụng thẻ cào, tài khoản viễn thông trong việc thanh toán các dịch vụ nội dung số, giảm giá cước kết nối…
Kết quả kinh doanh hợp nhất các năm trước của MobiFone (Tỷ đồng)
Bên cạnh đó, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nhà mạng thường xuyên cung cấp các gói cước giá rẻ, khuyến mại và miễn phí gói chu kỳ đầu để lôi kéo thuê bao đã làm giảm đơn giá các dịch vụ, ảnh hưởng nhiều nhất là dịch vụ Data. Trong thời gian qua, lưu lượng tăng mạnh tới 70%, nhưng doanh thu data chỉ tăng 7,2% do đơn giá data giảm xấp xỉ 37%.
Ở một số mảng công việc khác, việc mở rộng vùng phủ sóng 4G của MobiFone hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Mảng công nghệ thông tin cũng là một trong những lĩnh vực tăng trưởng tốt với việc đưa ra một số sản phẩm dịch vụ mới.
Riêng cổng thanh toán của Mobifone đã tăng trưởng 51%, dịch vụ SMS Brandname tăng trưởng 33% so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2018 là một năm khó khăn của MobiFone, nhiều cựu lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của MobiFone bị khởi tố. Sự xáo trộn trong đội ngũ cán bộ điều hành đã khiến tiến độ ký hợp đồng, nghiệm thu và thanh toán các dự án chuyển tiếp chỉ đạt 50-70%.
Mặc dù vậy, năm 2018, doanh thu hợp nhất của MobiFone vẫn đạt 38.883 tỷ đồng, giảm 12% năm 2017, lợi nhuận trước thuế đạt 5.919 tỷ đồng, tăng 27,5%.
Giai đoạn 2015-2017, sau khi tách khỏi VNPT và tái cấu trúc, MobiFone trở thành Tổng công ty trực thuộc bộ TT&TT, định hướng trở thành doanh nghiệp viễn thông – CNTT hàng đầu cả nước.
Trong giai đoạn 2016-2017, MobiFone tập trung đầu tư phát triển mạng 4G, hoàn thành phát sóng hơn 12.000 trạm 4G mới, nâng tổng số trạm đầu tư mới trong giai đoạn 2015-2017 lên hơn 30.000 trạm cả 3G và 4G.
Năm 2018, MobiFone tiếp tục triển khai lắp đặt hơn 8.000 trạm 4G, định hưởng mở rộng kinh doanh lĩnh vực truyền dẫn và triển khai kinh doanh băng rộng cố định.
Hàng loạt lãnh đạo MobiFone bị khởi tố do liên quan đến thương vụ AVG trị giá gần 8.900 tỷ.
Mới đây nhất, hôm 15/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định danh sách 93 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sẽ cổ phần hóa đến hết năm 2020, một trong số các “ông lớn” được trông đợi nhất lần này là Tổng công ty viễn thông MobiFone.
Kế hoạch cổ phần hóa MobiFone ban đầu dự kiến hoàn tất vào năm 2015 nhưng vì nhiều lý do đã chưa thực hiện được.
Theo người đưa tin
VNPT sẽ thử nghiệm 5G tại TP Hồ Chí Minh từ tháng 9
Dự kiến, từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020, VNPT tại TP Hồ Chí Minh sẽ được triển khai thử nghiệm 5G.
Sau khi Bộ TT&TT cấp phép thử nghiệm mạng 5G cho Tập đoàn VNPT thử nghiệm mạng 5G tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, VNPT TP Hồ Chí Minh đã đề xuất thử nghiệm 5G VinaPhone ở 3 vị trí tại khu vực Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Trong đó, đơn vị này đề xuất hoàn thành lắp đặt thiết bị trong tháng 8/2019, thực hiện thử nghiệm mạng viễn thông 5G thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020.
Nội dung thử nghiệm nhằm đánh giá tính năng kỹ thuật của công nghệ mạng 5G gồm đánh giá vùng phủ sóng, dung lượng mạng công nghệ 5G, đánh giá về tần số sử dụng, độ rộng của băng tần...
Bên cạnh đó, đánh giá về chất lượng, hiệu quả mạng 5G như tốc độ tải lên, tải xuống, độ trễ trong truyền dữ liệu, chỉ tiêu về thiết lập và duy trì dịch vụ... Thời gian thực hiện đo kiểm, bắt đầu từ tháng 9/2019 đến hết ngày 31/10/2019.
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh đề nghị, các đơn vị triển khai thử nghiệm mạng 5G có phương án đảm bảo tải trọng của cột trụ trạm BTS khi lắp đặt thêm thiết bị thu phát sóng 5G, an toàn về con người và thiết bị.
Ảnh minh họa
Trước đó, Tập đoàn Viễn thông - Quân đội Viettel, đã hoàn thành tích hợp hạ tầng mạng lưới và phát sóng thử nghiệm trạm 5G đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh. Viettel đang đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thiết bị để trong tháng 8 này sẽ phát sóng 10 trạm 5G tại phường 12, Quận 10.
Đợt thử nghiệm ở TP Hồ Chí Minh là lần đầu tiên Viettel xây dựng toàn bộ hệ thống mạng lõi của công nghệ 5G trên hạ tầng điện toán đám mây cho viễn thông (Telco Cloud). Đây là nền tảng công nghệ ảo hóa, giúp rút ngắn thời gian triển khai và linh hoạt trong vận hành khai thác đối với nhà mạng. Hiện nhà mạng MobiFone và VinaPhone đều đã thành công trong việc xin giấy phép thử nghiệm 5G tại địa phương này.
Khu vực thử nghiệm 5G của nhà mạng Viettel là 10 vị trí tại Quận 10. Đối với MobiFone, nhà mạng này sẽ thử nghiệm ở 12 vị trí tại Quận 1 và một phần khu đô thị mới tại Quận 7. Sau khi vừa có giấy phép thử nghiệm 5G, VinaPhone đang đề xuất được triển khai tại 3 vị trí trên địa bàn Quận 1.
Theo Kinh Tế Đô Thị
TP.Hồ Chí Minh đề xuất thử nghiệm mạng 5G từ tháng 9 TP.Hồ Chí Minh đã có kế hoạch thử nghiệm dịch vụ công nghệ viễn thông thế hệ thứ 5 (mạng 5G) từ tháng 9/2019. Hiện kế hoạch khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng, triển khai thử nghiệm mạng 5G đã cơ bản hoàn thiện. Cuối tháng 6/2019, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch khảo sát, lựa...