“Hậu” mùa thi: Vì sao một số học sinh tự tử và trầm cảm nặng?
Qua quá trình can thiệp tâm lý nhiều năm qua cho thấy, “hậu” mùa thi, tỉ lệ học sinh nhập viện chăm sóc sức khoẻ tâm thần và lo âu trầm cảm, ý nghĩ tự sát cũng tăng.
Khi “gánh” kỳ vọng trên vai con quá lớn
Chiều 6/10, nữ sinh Nguyễn Thị H., ( xã Bình Quý, Thăng Bình, Quảng Nam) thắt cổ tự vẫn trong nhà.
Theo thông tin từ bạn bè em H., kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, nữ sinh này đạt điểm khá cao nhưng vẫn không đủ đậu vào trường đại học theo nguyện vọng nên em nghĩ quẩn.
Câu chuyện không đỗ vào đúng nguyện vọng khiến thí sinh H. tự tử khiến nhiều người đau lòng.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (ĐH Giáo dục- ĐH Quốc gia Hà Nội), qua quá trình can thiệp tâm lý nhiều năm qua cho thấy, “hậu” mùa thi, tỉ lệ học sinh nhập viện chăm sóc sức khoẻ tâm thần và lo âu trầm cảm, ý nghĩ tự sát cũng tăng.
Tỉ lệ lo âu trầm cảm và ý nghĩ tự sát cũng tăng đặc biệt tỉ lệ thuận với những kết quả thi không thuận lợi.
Gia đình lo hậu sự cho em H. (Ảnh: MXH).
PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, nguyên nhân đầu tiên có thể cha mẹ đặt kỳ vọng lớn lên con.
Khi các con nhận được kết quả không tốt, cách phản ứng, thái độ hoặc có lời nói vô tình tạo thêm những áp lực vô hình.
Video đang HOT
Một nguyên nhân nữa có thể chính con cái đã có những dấu hiệu, những hành vi thể hiện suy nghĩ tiêu cực nhưng cha mẹ không đủ nhạy cảm để nhận ra trong thời gian này.
Điều đó khiến những đứa trẻ cảm thấy dường như mình đã ở bước đường cùng.
“Hành vi thu mình, không chia sẻ với ai sau thất bại, khiến các bạn trẻ chìm ngập trong những suy nghĩ tiêu cực và hoảng sợ.
Chẳng hạn các em hình dung ra hình ảnh những người khác sẽ cười nhạo, thể diện gia đình sẽ bị hạ thấp, bản thân mình sẽ là tội nhân.
Những bạn khác cùng lớp có lực học yếu hơn có thể tung tăng đến những ngôi trường mới chỉ có mình ở lại…”, PGS Thành Nam cho hay.
Hành vi thu mình, không chia sẻ với ai sau thất bại, khiến các bạn trẻ chìm ngập trong những suy nghĩ tiêu cực và hoảng sợ.
Đừng để “mắc kẹt” trong suy nghĩ tiêu cực
Cũng theo chuyên gia này, các em hoàn toàn không nhận ra rằng những cảm xúc, suy nghĩ này sẽ sớm qua đi nếu tiếp tục ra ngoài và chia sẻ.
Tuy nhiên do không có người đồng hành, giúp đỡ vượt qua, các em bị “mắc kẹt” trong những cảm xúc tiêu cực, cảm thấy mình thật vô giá trị nên tìm cách kết thúc nó.
Chuyên gia tâm lý này chỉ ra, với những người có suy nghĩ tiêu cực trên đây, các em chỉ quen nhìn vào cái ngắn hạn, coi thất bại là dấu chấm hết cuộc đời và tin không thể có tương lai tươi sáng.
Do không chịu được chính bản thân mình, các em trừng phạt bản thân bằng cái chết.
“Với những người có dấu hiệu thu mình và suy nghĩ tự tử, điều cha mẹ nên làm ngay lúc này là hãy ở bên, động viên con thay đổi cách nhìn nhận về thất bại như cơ hội học hỏi.
Đừng bao giờ làm con bẽ mặt hoặc xấu hổ vì nó. Hãy vẽ ra một tương lai tươi sáng cho con và nhắc nhở rằng điều kiện tiên quyết cho một tương lai tươi sáng là con cần phải sống”, PGS Trần Thành Nam nói.
Đồng thời chuyên gia này chia sẻ kinh nghiệm, bố mẹ nên tìm cho con những tấm gương người nổi tiếng thế giới nhưng cũng lịch sử học hành không được ghi nhận (như Edison hoặc cả Einstein) để đến khi họ thành công, nhìn lại và bật cười vì những thất bại mà người khác trầm trọng hóa nó.
Cùng với việc động viên, cha mẹ cũng cần loại bỏ những loại vật dụng có thể gây hại đến cơ thể. Nếu các em có dấu hiệu trầm cảm về tâm lý, cần can thiệp sớm trước khi quá muộn để xử lý.
Rớt đại học đợt 1 vẫn còn nhiều cơ hội
Kết thúc xét tuyển đại học đợt 1, nhiều thí sinh dù điểm cao nhưng vẫn rớt. Năm nay các trường xét tuyển đến cuối tháng 12-2020, thí sinh cần bình tĩnh vì hiện vẫn còn nhiều cơ hội vào các ngành, trường mình yêu thích.
Thí sinh và phụ huynh đến nộp giấy xác nhận nhập học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sáng 6-10 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Thí sinh vẫn còn rất nhiều cơ hội vào ĐH bằng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Không ít trường tiếp tục xét tuyển bổ sung với hàng trăm chỉ tiêu ở mỗi trường. Thí sinh cần tận dụng cơ hội này thế nào?
Nhiều đợt, nhiều hình thức xét tuyển
Năm nay, các trường được xét tuyển nhiều đợt, đợt 1 xét tuyển chung cũng chỉ là một trong các đợt xét tuyển của các trường. Các trường căn cứ vào số thí sinh xác nhận nhập học, xem xét chỉ tiêu tuyển sinh còn lại để quyết định có xét tuyển bổ sung ở các đợt tiếp theo hay không. Thí sinh cũng có thể nộp xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành, nhiều đợt khác nhau để xét tuyển.
Ngay sau khi công bố điểm chuẩn đợt 1, nhiều trường đã thông báo tiếp tục xét tuyển bổ sung. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa thông báo xét tuyển bổ sung (đợt 1) ĐH chính quy tại phân hiệu Vĩnh Long.
Đối tượng tuyển sinh là thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có hộ khẩu thường trú tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà trường xét tuyển theo 2 phương thức: xét tuyển học bạ THPT (25% chỉ tiêu), đối với học sinh có điểm trung bình tổ hợp môn (A00, A01, D01, D07) đăng ký xét tuyển từ 6,50 trở lên tính theo năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 chương trình THPT và tốt nghiệp THPT; xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (chỉ tiêu còn lại), đối với thí sinh có mức điểm đủ điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển theo tổ hợp môn là 16 điểm. Nhà trường nhận hồ sơ đến hết ngày 15-10.
TS Hồ Thu Hiền - giám đốc phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM tại tỉnh Bến Tre - cho biết phân hiệu sẽ tiếp tục xét tuyển bổ sung ngành kỹ thuật xây dựng theo 3 phương thức: xét điểm thi đánh giá năng lực năm 2020 của ĐH Quốc gia TP.HCM (đối với thí sinh đạt 560 điểm trở lên); xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 (điểm sàn 16) và xét điểm thi đánh giá năng lực năm 2020 của ĐH Quốc gia TP.HCM kết hợp với điểm trung bình học bạ lớp 12 (điểm sàn 16). Thời gian đăng ký xét tuyển đến ngày 14-10.
Nhiều lựa chọn với chương trình liên kết quốc tế
Ngày 6-10, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã thông báo xét tuyển bổ sung 16 ngành (chương trình do trường cấp bằng) và 10 ngành (chương trình liên kết với ĐH nước ngoài). Nhà trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đến 16h ngày 20-10.
TS Trần Tiến Khoa - hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Do hầu hết các ngành đều chưa tuyển đủ chỉ tiêu nên trừ ba ngành ngôn ngữ Anh, logistics - quản lý chuỗi cung ứng và quản trị kinh doanh, tất cả các ngành còn lại, kể cả các chương trình liên kết, nhà trường tiếp tục xét tuyển bổ sung với điểm sàn bằng điểm chuẩn trở lên".
PGS.TS Trần Minh Triết, phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay hiện thí sinh vẫn còn co hoi tro thanh sinh vien cong nghe thong tin ĐH AUT (Auckland University of Technology), New Zealand tai Truong ĐH Khoa học tự nhiên voi điem thi tốt nghiệp THPT tu 16 điem. Han chot nop ho so ngày 15-10.
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa thông báo tiếp tục tuyển sinh 9 ngành đào tạo liên kết quốc tế (công nghệ thông tin, kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật hóa dược, kỹ thuật môi trường và quản trị kinh doanh).
ThS Trần Văn Trình - trưởng bộ phận tuyển sinh văn phòng đào tạo quốc tế nhà trường - cho biết: "Mỗi ngành có 30 chỉ tiêu. Nhà trường xét tuyển theo hình thức xét tuyển học bạ 3 năm THPT. Chương trình này giảng dạy 100% tiếng Anh, theo mô hình 2 năm đầu tại Trường ĐH Bách khoa và 2 năm cuối sinh viên sang ĐH Úc, Mỹ. Bằng tốt nghiệp do trường ĐH nước ngoài cấp. Học phí 2 năm đầu tại VN là 60 triệu đồng/năm và 2 năm cuối tại trường ĐH đối tác: theo mức học phí của trường ĐH đối tác".
Xét tuyển tới cuối năm 2020
Theo Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT, xét tuyển đợt 1 có 161 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu; nếu tính từ mức đạt 70% chỉ tiêu trở lên thì con số này lên tới 205 đơn vị (chiếm 66,55% số đơn vị tuyển sinh). Hiện vẫn còn đến 83 trường có tỉ lệ trúng tuyển dưới 50% sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung từ ngày 10-10 đến hết năm 2020.
Nặng gánh vì giấc mơ của cha mẹ Ngày càng nhiều đứa trẻ rơi vào trầm cảm, thậm chí tự hủy hoại bản thân mình trước những giấc mơ, những áp lực mà các bậc cha mẹ đặt ra. Bất hạnh, như một sợi dây nối từ thế hệ này sang thế hệ khác vì những suy nghĩ lệch lạc... Áp lực học hành, buộc gánh giấc mơ của cha mẹ,...