Hậu… hướng nghiệp
Công tác hướng nghiệp ở một số trường phổ thông chưa hiệu quả khiến cho nhiều học sinh đưa ra lựa chọn sai lầm trong chọn ngành, chọn nghề.
Vì thế, khi đang học cao đẳng, đại học, nhiều em đã phải chọn rẽ sang hướng khác với mong muốn tìm được ngành học phù hợp hơn.
Quá trình quan sát, trải nghiệm thực tế từ trường đại học, cao đẳng giúp nhiều sinh viên nhận ra thế mạnh của mình và có sự chuyển hướng kịp thời. Trong ảnh: Sinh viên ngành quản trị nhà hàng, khách sạn Trường đại học Lạc Hồng đi thực tế tại khách sạn The Mira Central Park, TP.Biên Hòa)
* Rẽ hướng
Video đang HOT
Hướng nghiệp không phải là hướng cho học sinh làm nghề gì mà là giúp cho các em tự tìm ra định hướng nghề nghiệp của mình. Muốn như vậy, người làm công tác hướng nghiệp phải giúp học sinh trả lời được các câu hỏi: em là ai, em muốn đi về đâu và con đường các em đi là gì? Khi trả lời được những câu hỏi này, học sinh sẽ biết tự đưa ra lựa chọn của riêng mình.
Đây là năm học cuối cấp của em Nguyễn Việt Hoàng, học sinh lớp 12A9 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (huyện Long Thành). Đến thời điểm hiện tại, Việt Hoàng đang rất phân vân không biết nên học đại học hay cao đẳng nghề. Suy nghĩ mãi, Việt Hoàng đã quyết định sẽ ưu tiên cho việc học đại học. “Nếu thấy học không ổn, lúc đó em quay lại học nghề vẫn chưa muộn” – Hoàng chia sẻ.
Việt Hoàng không phải là học sinh duy nhất đưa ra sự lựa chọn này. Thực tế, có rất nhiều học sinh đã học lên lớp 12 mà vẫn rất mơ hồ, không biết điểm mạnh của mình là gì, không biết bản thân muốn làm gì, muốn trở thành người như thế nào. Đa phần, học sinh lựa chọn nghề nghiệp theo “trend” (xu hướng), theo bạn bè, theo gợi ý của cha mẹ… Rất nhiều trường hợp học xong năm nhất, năm hai đại học rồi nhưng buộc phải đưa ra quyết định thi lại để chọn ngành khác phù hợp hơn. Thậm chí, nhiều em sau 4 năm học đại học mới nhận ra mình đã theo đuổi ngành học không phù hợp.
TS.Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên, Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh cho biết, từ năm nhất sang năm hai, tỷ lệ sinh viên “rơi rụng” khá nhiều. Kể cả những trường có điểm đầu vào cao thì vẫn có sinh viên rớt lại hoặc rẽ sang hướng khác.
* Hậu hướng nghiệp
Công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông chưa hiệu quả khiến cho nhiều học sinh đưa ra lựa chọn sai lầm trong chọn ngành, chọn nghề. Vì thế, hiện nay các trường cao đẳng, đại học đã phải thực hiện hướng nghiệp… hậu hướng nghiệp. Theo đó, nhiều trường đại học, cao đẳng tiếp tục tổ chức các sinh hoạt nhằm giúp sinh viên nhận diện được năng lực, ngành nghề phù hợp để có thể chuyển đổi sớm.
Ông Lưu Phước Dũng, Hiệu trưởng Trường cao đẳng công nghệ và quản trị Sonadezi cho biết, tại trường sau học kỳ 1 có khoảng 20-30% sinh viên đổi ngành học. Thực tế, khi đăng ký nhập học, nhiều em đánh giá mình khác so với năng lực thực tế. Khi vào trường, được quan sát và trải nghiệm thực tế các ngành học rồi các em mới thấy cần phải thay đổi.
“Chính trong môi trường thực tế này, các em sẽ nhận diện nghề phù hợp dễ dàng hơn và sẽ đưa ra được lựa chọn đúng đắn hơn, độc lập hơn chứ không bị ảnh hưởng của cha mẹ, bạn bè, xu hướng… Việc chuyển đổi ngành khá đa dạng. Nhà trường sẽ tạo điều kiện cho các sinh viên trong chuyển đổi ngành học. Việc chuyển đổi này không ảnh hưởng đến nội dung học vì trong học kỳ đầu nhà trường sắp xếp cho sinh viên học các môn chung chứ chưa học môn chuyên ngành” – ông Dũng cho hay.
Hiện nay, các trường cao đẳng, đại học đều phân công các giảng viên làm cố vấn học tập. Đây là những người gần gũi với sinh viên và sẵn sàng hỗ trợ sinh viên không chỉ trong học tập mà cả trong việc hướng nghiệp lại.
Tường Vi
Theo baodongnai
Tư vấn hướng nghiệp cho 25 ngàn học sinh
Từ ngày 23-9 đến 20-10, Sở GD-ĐT phối hợp với Báo Giáo dục TP.Hồ Chí Minh tổ chức chương trình hướng nghiệp Cùng bạn chọn nghề cho tương lai lần thứ 12 năm học 2019- 2020. Có khoảng 25 ngàn học sinh của 50 trường THPT trên địa bàn tỉnh sẽ được tham gia chương trình này.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (huyện Long Thành) tham khảo ý kiến chuyên gia về xu hướng chọn ngành nghề tại ngày hội tư vấn Học sinh. Ảnh: T. Vi
Theo đó, chương trình tư vấn hướng nghiệp gồm 3 chủ đề chính: định hướng ngành nghề, cung cấp kỹ năng chọn ngành, chọn nghề, chọn trường phù hợp; tìm hiểu hệ thống đào tạo từ trung cấp đến đại học, tìm hiểu về hệ thống đào tạo liên thông, chương trình giáo dục quốc tế; dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động. Khám phá năng lực bản thân - định hướng nghề nghiệp. Nội dung chương trình được thực hiện với sự phối hợp của Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.Hồ Chí Minh.
Mỗi buổi tư vấn, học sinh được nghe chia sẻ của chuyên gia hướng nghiệp, chuyên gia kỹ năng, chuyên gia tâm lý và báo cáo viên đến từ các đơn vị đào tạo ngành nghề.
Theo baodongnai
"Đi lạc" ở giảng đường Học vì nghề đang hot, học vì sự lựa chọn của phụ huynh mà không phải vì đam mê của bản thân thì việc cố theo học để đổi lấy cái nghề luôn đè nặng lên vai người trẻ. Dám từ bỏ, dám thay đổi không dễ, nhưng thực tế nhiều bạn trẻ đã bắt đầu mạnh dạn lựa chọn ngành theo đúng...