Hầu hết người dân Ukraine ủng hộ lệnh cấm nhà thờ có liên hệ với Nga
Có tới 80% người dân Ukraine bày tỏ ủng hộ luật cấm các nhóm tôn giáo có liên hệ với Nga, trong bối cảnh Kiev tìm cách xóa bỏ một nhánh của Giáo hội Chính thống giáo bị cáo buộc hợp tác với Moscow.
Trong cuộc khảo sát do Viện Xã hội học Quốc tế Kiev công bố vào ngày 15/10, 80% người Ukraine cho biết họ ủng hộ luật cấm Giáo hội Chính thống giáo Nga trên lãnh thổ Ukraine. 16% người Ukraine cho biết họ phản đối lệnh cấm, trong khi 4% không chắc chắn.
Cuộc thăm dò cho thấy sự ủng hộ rộng rãi đối với luật này trên khắp các khu vực của Ukraine. Ngay cả ở phía đông nói tiếng Nga nhiều hơn ở nước này, hơn 70% số người được hỏi ủng hộ lệnh cấm.
Video đang HOT
Quân nhân Ukraine tham dự lễ Phục sinh Chính thống giáo tại thị trấn Kostiantynivka, gần tiền tuyến ở khu vực Donetsk, Ukraine. Ảnh: Reuters
Trong nhiều năm, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (UOC) đã phải đối mặt với cáo buộc rằng họ là công cụ gây ảnh hưởng của Nga tại Ukraine, và rằng một số giáo sĩ của họ hợp tác với tình báo Nga.
Nhà thờ phủ nhận những cáo buộc này và khẳng định rằng họ đã chính thức cắt đứt mọi mối quan hệ với Giáo hội Chính thống giáo Nga, trước đây là nhà thờ mẹ của họ, vào tháng 5 năm 2022, ba tháng sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Vào tháng 8, Ukraine đã thông qua luật cấm Giáo hội Chính thống giáo Nga trên lãnh thổ Ukraine và nói rằng một ủy ban chính phủ sẽ lập danh sách các tổ chức “có liên kết” với những hoạt động không được phép.
Các nhà lập pháp cho biết quá trình cấm UOC sẽ kéo dài và phức tạp, vì mỗi giáo xứ UOC là một thực thể riêng biệt và có tới 9 tháng để quyết định xem có muốn rời khỏi nhà thờ hay không.
Hầu hết người Ukraine đều theo Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, một giáo hội riêng biệt được thành lập vào năm 2019 để độc lập với Moscow và được công nhận bởi Thượng phụ Đại kết Constantinople, người được thừa nhận là nhà lãnh đạo tinh thần của Chính thống giáo.
Trong suốt cuộc xung đột, Kiev đã cảnh báo những rủi ro an ninh quốc gia mà họ cho là do Giáo hội Chính thống giáo Ukraine gây ra. Hàng chục giáo sĩ UOC đã bị bắt và xét xử với các cáo buộc bao gồm phản quốc và hợp tác với Nga.
Tổng thống Ukraine hy vọng xung đột sẽ kết thúc vào năm tới
Ngày 11/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ hy vọng cuộc xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới.
Quân nhân Ukraine trong cuộc xung đột với lực lượng Nga ở vùng Lugansk, ngày 25/2/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tại cuộc gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Berlin, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh: "Hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới, Ukraine mong muốn nhanh chóng kết thúc cuộc xung đột này". Ông Zelensky cũng bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Berlin đối với Kiev.
Về phần mình, ông Scholz cam kết Đức và các đối tác Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuyển thêm thiết bị quốc phòng trong năm nay và cung cấp gói viện trợ trị giá 4 tỷ euro của Berlin cho Ukraine vào năm 2025. Ông Scholz cho biết thêm, ông và nhà lãnh đạo Ukraine đã nhất trí về sự cần thiết của việc tổ chức một hội nghị hòa bình có sự tham gia của Nga, nhưng khẳng định hòa bình "chỉ có thể đạt được trên cơ sở luật pháp quốc tế".
Đức là nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine sau Mỹ. Tuy nhiên, Thủ tướng Scholz đã từ chối chuyển cho Kiev hệ thống tên lửa tầm xa Taurus của Đức, vì lo ngại leo thang căng thẳng giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga.
Trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga bước vào mùa Đông khắc nghiệt lần thứ 3, ông Zelensky đang tìm kiếm sự hỗ trợ trong chuyến công du chớp nhoáng kéo dài 2 ngày tới thủ đô một số nước châu Âu.
Trước Berlin, ông đã đến London (Anh), Paris (Pháp) và Rome (Italy).
Những điểm yếu trong 'kế hoạch chiến thắng' của Tổng thống Ukraine Cây bút Rebekah Koffler của hãng Fox News đã chỉ ra các điểm yếu trong "kế hoạch chiến thắng" của Tổng thống Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu họp báo tại thủ đô Kiev ngày 29/4. Ảnh: AFP/TTXVN Thứ nhất là kế hoạch này thiếu định nghĩa thực tế về chiến thắng và chiến lược khả thi để đạt được chiến...