Hầu hết các trường ĐH đã công bố học phí tăng!
Đến thời điểm này, trong đề án tuyển sinh, hầu hết các trường ĐH đã công bố mức thu học phí mới tăng so với năm trước.
Sinh viên đóng học phí tại một trường ĐH ở TP.HCM – HÀ ÁNH
Trong đó, học phí đặc biệt tăng mạnh ở những trường bắt đầu thực hiện đề án tự chủ tài chính, dao động trong khoảng 2 – 2,5 lần so với năm ngoái.
Trước thông tin Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ xem xét giữ nguyên mức học phí năm học 2021 – 2022 ổn định không tăng so với năm học 2020 – 2021, đại diện một số trường có những chia sẻ khác nhau.
Video đang HOT
Tại TP.HCM nhiều trường ĐH công lập công bố về việc chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính và tăng học phí từ năm học tới. Trưởng phòng Đào tạo một trường ĐH công lập, cho biết theo luật Giáo dục mới thì Hội đồng trường đã thông qua đề án tự chủ với mức học phí mới cho sinh viên khóa trúng tuyển 2021 trên tinh thần định mức kinh tế – kỹ thuật theo quy định. Nếu Chính phủ quyết định các trường phải giữ nguyên học phí như năm học 2020 – 2021, việc thực hiện đề án tự chủ trong đó có tăng học phí cũng sẽ được Hội đồng trường xem xét quyết định.
Lộ trình tăng học phí là điều không thể tránh khỏi khi các trường đại học tự chủ
Trong kỳ tuyển sinh năm học 2020-2021, lộ trình tăng học phí của một số trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản đều đã được công bố
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đặt vấn đề với Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng do việc thực hiện tự chủ ở các trường đại học nên học phí tại một số trường đại học hiện nay quá cao, gây nhiều khó khăn cho gia đình có con em học đại học.
Nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, thực hiện hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học làm căn cứ pháp lý để các trường đại học mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học, gắn chặt giữa quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, trong đó có trách nhiệm giải trình về chi phí đào tạo và mức thu học phí.
Ảnh minh họa: Kim Chi
Theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học được thực hiện tự chủ khi đáp ứng các điều kiện sau:
(i) đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học - đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
(ii) đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
(iii) thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
(iv) công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Trong kỳ tuyển sinh năm học 2020-2021, lộ trình tăng học phí của một số trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản đều đã được công bố, thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng trước kỳ tuyển sinh để xã hội, phụ huynh và thí sinh biết khi đăng ký xét tuyển.
Mặc dù vậy, việc tăng học phí cao hơn so với các năm học trước cũng đã làm cho một số gia đình có con em có nguyện vọng học đại học tại các trường này gặp khó khăn. Tuy nhiên lộ trình tăng học phí là điều không thể tránh khỏi khi các trường đại học áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính để nâng cao chất lượng đào tạo.
Thực tế, cùng với việc tăng học phí, kỳ tuyển sinh năm nay, các trường tự chủ cũng đã sử dụng nhiều chính sách hỗ trợ học bổng, chính sách học phí, chính sách tín dụng để hỗ trợ cho sinh viên. Ví dụ: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã dành 08% học phí hỗ trợ sinh viên nghèo học giỏi, ngoài ra nhà trường cũng có các giải pháp hỗ trợ sinh viên như học bổng cho sinh viên giỏi, miễn giảm học phí cho sinh viên khó khăn.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Nghị định quy định khung giá dịch vụ giáo dục đào tạo của cơ sở giáo dục công lập; cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021-2022 (thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ).
Theo đó, mặc dù các cơ sở giáo dục đại học tự chủ tài chính, có lộ trình tăng học phí nhưng vẫn phải bảo đảm mức học phí trong khung giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo quy định của Chính phủ hoặc phương án tự chủ tài chính phải được cơ quan chủ quản phê duyệt.
Sinh viên dân tộc hộ khẩu tại vùng 135 có được giảm học phí? Sinh viên Nguyễn Lan Anh (Hà Nội) học đại học công lập, là người dân tộc Tày. Tháng 8/2020, sinh viên nhập hộ khẩu vào nhà người chú ở vùng 135. Sinh viên Lan Anh hỏi, sinh viên có được hưởng chế độ giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP không? Ảnh minh họa Về vấn đề này, Bộ...