Hậu Covid-19, nhiều người “phát điên” vì mất ngủ, hụt hơi, ho kéo dài, hay quên và sa sút tinh thần: Lời khuyên từ bác sĩ
Nhiều người mắc Covid-19 không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ đều “khỏe re” nhưng khỏi bệnh lại mất ngủ, mệt mỏi, ho kéo dài và sa sút tinh thần.
Minh Nhật, 27 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội dễ dàng “chiến thắng” Covid-19 sau 10 ngày tự cách ly và điều trị tại nhà. Hai ngày đầu, anh sốt, ho nhẹ và đau nhức cơ thể. Từ ngày thứ 3, mọi triệu chứng gần như giảm dần khiến anh nghĩ rằng Covid-19 cũng chỉ như cơn cảm cúm thông thường.
Trong quá trình điều trị, Nhật vẫn làm việc online tại nhà, năng suất thậm chí cao hơn trước lúc mắc bệnh. Ngày thứ 10, anh xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, chính thức tái hòa nhập cộng đồng. Cũng từ đây, cơn ác mộng mang tên “di chứng Covid-19 kéo dài” bắt đầu xuất hiện.
Mất ngủ là tình trạng nghiêm trọng ở người bệnh sau Covid-19 (Ảnh minh họa)
“Hậu Covid-19, tôi như một con người khác”
Nhật cảm nhận rõ rệt “ sức khỏe không được như trước đây”, tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi và không còn sức sống. Tâm lý cũng thay đổi nhiều, đặc biệt hay xuất hiện lo âu và suy nghĩ viển vông.
Nhiều khi ngẫm nghĩ, anh thấy hậu Covid-19, mình như một con người khác.
Đầu tiên, Nhật ho dai dẳng sau khi âm tính. Những cơn ho ngày một dữ dội hơn, cảm tưởng như muốn “bay cả lồng ngực”. Mỗi lần cơn ho chấm dứt khiến đầu óc choáng váng. Dù đã sử dụng thuốc kháng sinh được bác sĩ kê đơn, uống siro hay viên ngậm nhưng tình trạng không cải thiện.
Tiếp đến, anh hụt hơi, hơi thở ngắn. Dù thay quần áo, đi lại hay làm việc nhà, anh đều cảm giác khó thở. Đặc biệt, mỗi lần có việc ra ngoài cần đeo khẩu trang, khó thở tăng như bị ai đó bóp nghẹt cổ họng.
“Nhiều khi trong những cuộc trò chuyện, sau 3-4 câu, tôi lại hết hơi, phải dừng lại tập thở rồi mới tiếp tục. Đáng lo ngại hơn là vào buổi tối, tôi thường xuyên bị nghẹt mũi khiến việc hô hấp rất khó khăn”, anh kể.
Thứ ba, thường xuyên mệt mỏi, uể oải, sa sút tinh thần, hay còn gọi là “tụt mood” theo cách nói của giới trẻ. Mỗi sáng thức dậy, Nhật thường cảm thấy “buồn” không rõ lý do, không muốn làm bất cứ việc gì.
Anh dễ cáu giận, không có hứng thú với những hoạt động từng yêu thích, thậm chí khó đưa ra quyết định. Thỉnh thoảng, anh lo âu quá mức về sức khỏe của bản thân.
“Có những ngày, tôi kiệt sức và suy nghĩ tiêu cực do áp lực cuộc sống”, nam thanh niên nói.
Nhiều người rơi vào mệt mỏi, uể oải sau Covid-19 (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
F0 “khỏe như vâm” nhưng sau lo lắng, mất ngủ triền miên, bác sĩ cảnh báo chứng “sương mù não”, “rối loạn thần kinh thực vật” hậu Covid-19
Thứ tư, mất ngủ, mơ lung tung. Những ngày đầu khỏi Covid-19, Nhật ngủ đủ giấc. Nhưng sau đó, bắt đầu xuất hiện những giấc mơ lung tung, khiến cơ thể mỗi khi thức dậy rất mệt mỏi. Nếu như trước đây anh là “con sâu ngủ”, mỗi ngày ngủ hơn 10 tiếng, bất kể thời điểm, thì hiện nay, rất khó ngủ.
Anh tập thể dục, uống trà, sử dụng thuốc an thần nguồn gốc từ thảo dược, nhưng giấc ngủ không cải thiện. Tình trạng này khiến anh xuất hiện dấu hiệu “sợ đến giờ đi ngủ”.
“Người ta hay nói ăn được ngủ được là tiên, còn tôi gần như phát điên vì sợ mất ngủ. Đồng nghiệp của tôi, sau khỏi Covid-19, đã hơn 10 ngày liên tiếp không thể ngủ ngon khiến tôi rất ám ảnh”.
Thứ năm, tôi nghe được tiếng tim đập mạnh, đập nhanh, theo tìm hiểu đây là cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
Thứ sáu, lơ đãng và suy giảm trí nhớ. Nếu trước đây, Nhật rất tự tin về trí nhớ của bản thân, có thể ghi nhớ và thu nạp nhanh thông tin, thì sau khỏi Covid-19, anh suy nghĩ và xử lý thông tin chậm hơn. Nhiều lúc, anh khó tập trung và kèm biểu hiện hay quên.
Hướng dẫn một số biện pháp cải thiện sức khỏe và tinh thần sau Covid-19
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin, với bệnh nhân khỏi Covid-19, giới khoa học đang phân ra 2 giai đoạn gồm:
- “Covid-19 kéo dài”, từ sau 4 tuần đến 12 tuần.
- “Hậu Covid-19″, sau 12 tuần mà các triệu chứng cũ vẫn tồn tại hoặc xuất hiện thêm triệu chứng mới mà không lý giải được bằng các bệnh lý khác.
Theo bác sĩ Cấp, hậu Covid-19 là gánh nặng đối với chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Do đó, dù là “Covid-19 kéo dài” hay “hậu Covid-19″ thì đều cần giải quyết.
Một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 70-80% các bệnh nhân khỏi bệnh phải đối mặt với hậu Covid-19. Một trong những triệu chứng khá trầm trọng là lo lắng, rối loạn tâm thần, rối loạn giấc ngủ. Các bệnh nhân quá lo lắng sẽ dẫn đến mất ngủ, lo âu kéo dài.
Tuy nhiên, những triệu chứng này không gây nguy hiểm chết người mà chỉ gây rối loạn về nhịp sống, sinh hoạt, khả năng lao động. Do đó, mỗi người bệnh cần tự khắc phục tình trạng của bản thân kết hợp với tư vấn của bác sĩ.
Tập thể dục, chế độ làm việc nghỉ ngơi thích hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, mất ngủ hậu Covid-19 (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 ( TP.HCM) hướng dẫn, với người bệnh hậu Covid-19 bị “tụt mood” cần cố gắng tuân thủ những thói quen tốt, có chế độ sinh hoạt hợp lý. Người bệnh nên đặt mục tiêu hàng ngày trong công việc dù có những việc chưa thích. Ngoài ra, nên giữ kết nối với bạn bè và người thân để chia sẻ, sẽ mau phục hồi hơn. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, duy trì vận động, thể dục,… cũng giúp cải thiện tinh thần.
Theo bác sĩ Khanh, sau khi khỏi Covid-19, nhiều người mệt mỏi kéo dài vài ngày, vài tuần, có khi vài tháng. Ông phân tích, những nguyên nhân khiến người bệnh mệt mỏi có thể do thiếu ngủ, ham việc và muốn chứng minh mình đã khỏe bệnh, lo lắng, căng thẳng, stress, tinh thần càng chán nản càng mệt mỏi.
“Người bệnh nên nghỉ ngơi mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, không cần gắng sức. Họ cần cố gắng ngủ đủ giấc và điều độ, thư giãn bằng cách thiền hay tập yoga. Đồng thời, tiết kiệm năng lượng càng nhiều càng tốt, tẩm bổ điều độ. Nếu mệt mỏi kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám”, bác sĩ khuyến cáo.
Với những người ho kéo dài sau Covid-19, bác sĩ Khanh phân tích ho có thể xuất hiện khi cười, nói, hít không khí lạnh, hít phải mùi lạnh, nhiều khi khiến thức giấc ban đêm. Nhiều người bị ho sặc sụa, thường là ho khan, ít khi ho có đờm.
Để giảm cơn ho, người bệnh nên tập thở, hít vào thở ra bằng mũi cho đến khi hết ho, kết hợp uống từng ngụm nước ấm, ngậm kẹo, tránh để khô họng.
Bên cạnh đó, trong sổ tay phục hồi hậu Covid-19 của Đại học Y dược TP.HCM, các bác sĩ đưa ra những hướng dẫn để người bệnh sau Covid-19 cải thiện giấc ngủ.
Theo các bác sĩ, khi trằn trọc mãi không ngủ được, đừng ép mình đi vào giấc ngủ, hãy ngủ khi sẵn sàng. Một vài “mẹo” để có một giấc ngủ ngon hơn, như thư giãn tinh thần trước khi ngủ 1-2 giờ như thiền, đọc sách, tránh rượu, cà phê, thuốc lá. Hạn chế thiết bị điện từ 1-2 giờ trước ngủ vì ánh sáng xanh sẽ gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
Người bệnh cần tránh thức khuya, tránh ngủ bù, thay vào đó tăng cường tập thể dục. Mỗi khi thức dậy, hãy tìm đến ánh sáng, bởi đây là yếu tố giúp điều hòa nhịp thức giấc mạnh nhất.
Nếu người bệnh mất ngủ một thời gian dài, ảnh hưởng công việc hoặc khiến lo lắng, có thể gặp bác sĩ và chuyên gia để được chăm sóc giấc ngủ tốt nhất.
Bạn có nhớ uống nước vào những thời điểm này không?
Hầu hết mọi người đều biết rằng cần uống nước hằng ngày để duy trì sức khỏe và tinh thần.
Tuy nhiên, bạn có biết rằng thời điểm bạn uống nước có thể mang lại lợi ích khác nhau đối với cơ thể?
Sau đây là 9 thời điểm uống nước để đạt được lợi ích cao nhất, theo trang web y tế của Mỹ WebMD.
Có 9 thời điểm uống nước tốt nhất để đạt được lợi ích cao nhất. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi cảm thấy đói bụng
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng cơn đói bụng của họ thực sự là khát nước. Bộ não nhận biết những tác nhân này giống nhau. Vì vậy, trước khi ăn thứ gì đó, hãy uống một chút nước trước. Sau đó, chờ vài phút để xem có hết đói hay không.
Khi thức dậy
Sáng sớm là thời điểm tốt nhất để cung cấp nước cho cơ thể. Cơ thể đã trải qua một thời gian dài qua đêm thiếu nước. Để có một khởi đầu tràn đầy năng lượng, hãy vắt nửa quả chanh vào ly nước để tăng cường chất chống oxy hóa, vitamin C và kali.
Bất cứ khi nào đổ mồ hôi
Bất cứ điều gì khiến bạn đổ mồ hôi đều khiến cơ thể mất nước. Cơ thể sẽ đổ mồ hôi để thải nhiệt. Bạn sẽ cần hạ nhiệt bằng nhiều nước.
Trước, trong và sau khi tập thể dục
Trước khi tập thể dục, hãy uống 500 - 600 ml nước. Sau đó, trong khi tập thể dục, uống từ 180 - 350 ml khoảng 10-15 phút một lần. Sau khi tập, uống tiếp thêm 500 - 700 ml.
Một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra chứng đau nửa đầu là mất nước. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khi bị bệnh
Uống nước là chìa khóa để chữa bệnh. Các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa và sốt có thể gây mất nước nhiều. Khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh, hãy uống nhiều nước.
Khi buồn ngủ buổi trưa
Khi cảm thấy buồn ngủ vào giờ trưa, hãy uống một ly nước to - có thể có ga cho thêm phần hấp dẫn - với chanh hoặc hương liệu khác để cải thiện tâm trạng.
Khi bị đau đầu
Một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra chứng đau nửa đầu là mất nước. Một số người chỉ cần uống ít nước hơn một chút cũng có thể bị đau đầu dữ dội. Vì vậy, đặc biệt người bị chứng đau nửa đầu nên thủ sẵn một chai nước và chú ý việc uống nước mỗi ngày.
Trước bữa ăn
Uống nước trước bữa ăn có thể giúp giảm cân. Một nghiên cứu nhỏ đã phát hiện những người uống 500 ml nước khoảng 30 phút trước giờ ăn trong 12 tuần, đã giảm gần 1,5 kg, theo WebMD.
Khi bạn cần hoàn thành một nhiệm vụ
Gần 3/4 não là nước. Nếu lượng nước giảm xuống quá thấp, các mạch máu trong não sẽ co lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phối hợp, trí nhớ ngắn hạn, khả năng chú ý và sức chịu đựng. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải, hãy bỏ qua thức uống năng lượng có chứa caffeine. Chỉ cần uống nước là có thể hồi phục sự tập trung và mức năng lượng, theo WebMD.
Nữ bác sĩ giao việc gia đình cho chồng, đi chống dịch Covid-19 hơn 100 ngày Nữ bác sĩ ở Vĩnh Long bàn giao công việc gia đình và chăm sóc mẹ già lại cho chồng để tham gia chống dịch Covid-19 hơn 100 ngày liên tục.Mọi việc gia đình giao lại cho chồng để đi chống dịch Đó là nữ bác sĩ (BS) Huỳnh Thị Mỹ Tiên (53 tuổi, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính - Chỉ...