Hạt vừng đen: loại hạt bé xíu nhưng “có võ” mà nhà nào cũng có hóa ra lại bổ dưỡng hơn cả một thang thuốc bổ
Ở nhiều gia đình, hạt vừng đen rất quen thuộc và nó bình thường đến nỗi mà ít ai biết được những lợi ích tuyệt vời của nó mang lại cho sức khỏe, thậm chí còn bổ hơn cả 1 thang thuốc bổ.
Hạt vừng có hai loại là hạt vừng trắng và hạt vừng đen. Hạt vừng trắng có hàm lượng chất béo cao, thường được sử dụng để chiết xuất làm dầu mè. Ngoài ra, khi được rang lên, vừng trắng có màu vàng nâu đẹp mắt, thường được dùng để trang trí và tăng thêm hương vị cho những món ăn có hương vị đậm đà.
Trong khi đó, hạt vừng đen mà hầu như gia đình nào cũng có lại không được coi trọng như vừng trắng bởi kích thước nhỏ, màu sắc không bắt mắt và cũng không thay đổi màu sắc khi chế biến. Tuy nhiên, bạn đừng xem nhẹ những giá trị dinh dưỡng mà hạt vừng “xấu xí” này mang lại.
Vừng đen vừa bé vừa đen nhưng “có võ”
Hạt vừng đen chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, chất xơ, canxi và sắt. Nó không chỉ giàu axit béo không bão hòa mà còn chứa cả vitamin E, niacin, axit folic, lecithin… là những thành phần rất tốt cho não bộ.
Theo y học Trung Quốc, vừng có vị ngọt nhẹ, có tác dụng làm bổ huyết, làm ấm ruột, tăng tiết sữa (cho phụ nữ mang thai) và nuôi dưỡng tóc. Đặc biệt, từ thời xưa, Đông y đã coi hạt vừng đen là một phương thuốc giúp kéo dài tuổi thọ.
Không chỉ là một loại gia vị thơm ngon, hạt vừng đen được cho là một phương thuốc tốt có thể nuôi dưỡng thận, bảo vệ gan, tăng cường sức khỏe của đường ruột và bổ sung tinh chất của máu, đặc biệt có tác dụng dưỡng ẩm, giữ ẩm.
Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng vừng đen có đặc tính chống oxy hóa mạnh, có thể điều chỉnh sự chuyển hóa lipid, làm giảm cholesterol trong cơ thể và bảo vệ gan cực tốt.
Đặc biệt, vừng đen còn rất tốt sau khi bạn uống rượu, không chỉ làm giảm tổn thương gan cấp tính, bảo vệ, chống lại tổn thương gan mãn tính mà còn ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Điều này được lý giải là bởi vừng đen có thể điều chỉnh hoạt động của các enzyme chuyển hóa ethanol và chất béo, thúc đẩy quá trình chuyển hóa ethanol, cải thiện quá trình oxy hóa chất béo, từ đó làm giảm ảnh hưởng xấu của ethanol đối với gan và tích tụ mỡ trong gan.
Do đó, khi phải uống chất có cồn, bạn nên ăn một ít hạt vừng đen trước và sau khi uống để bảo vệ gan tốt hơn.
Tuy nhiên, do kích thước của hạt vừng rất nhỏ nên việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ vừng đen thường ít hiệu quả.
Ăn hạt vừng đen thế nào để không lãng phí những chất dinh dưỡng?
Video đang HOT
1. Cách dễ nhất để ăn: bột vừng đen
Hạt vừng có vỏ cứng, khi được nuốt vào khá khó tiêu trong đường tiêu hóa. Vừng được nghiền nát hoặc nghiền thành bột sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn. Bạn có thể nghiền nát vừng đen rồi ăn trực tiếp, ăn cùng cháo hoặc các món ăn khác.
Ngoài ra, bạn có thể pha một thìa bột vừng đen vào nước ép rau củ vừa ngon miệng, vừa ngăn ngừa táo bón hoặc rắc một thìa hạt vừng đen đã rang lên trên sữa chua để tạo mùi thơm và chống lão hóa.
2. Cách ăn vừng đen giàu canxi nhất: nước sốt vừng đen
Cứ 100 bột vừng đen chứa tới 1170mg canxi. Ăn sốt vừng đen có thể ngăn ngừa loãng xương, sâu răng. Phụ nữ mang thai ăn sốt vừng đen có thể ngăn ngừa bệnh còi xương bẩm sinh cho trẻ trong bụng mẹ.
Hàm lượng sắt trong vừng cũng rất cao, có tác dụng bổ máu, thường xuyên ăn có thể khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ, ngăn ngừa thiếu sắt, thiếu máu.
Ngoài ra, vừng đen rất giàu axit linoleic và lecithin chiếm hơn 50% chất dinh dưỡng có trong vừng đen, giúp bảo vệ tim, làm mềm mạch máu, giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa huyết áp cao, rụng tóc và ngăn ngừa tóc bạc sớm.
Mặc dù sốt dầu mè (sốt vừng đen) rất ngon và bổ dưỡng nhưng vì chứa hàm lượng chất béo rất cao nên bạn không nên ăn nhiều, chỉ khoảng 20g (1-2 thìa sốt) cho một ngày.
3. Cách ăn để cho dạ dày ấm nhất: bột vừng làm bánh
Bột vừng làm bánh có thể sử dụng cho bữa sáng hoặc bữa trà chiều.
4. Cách ăn ngon miệng nhất: dầu mè
Dầu mè giàu hương vị, có thể được sử dụng để nấu súp, trộn lạnh, nhồi và làm đồ ăn nhẹ giúp tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Dầu mè giàu vitamin E cũng giúp dưỡng tóc khi tóc bị chẻ.
Nói chung, tuy có vẻ ngoài xấu xí nhưng hạt vừng đen có thể ăn được trong tất cả các mùa, mùa thu và đông nên ăn mỗi ngày một thìa lớn, mùa xuân và hè nên ăn mỗi ngày nửa thìa.
Lưu ý, bạn không nên ăn quá nhiều vừng đen, bởi nó cũng có thể gây rối loạn nội tiết khiến da đầu nhờn, rụng tóc…
Nguồn: QQ
Theo Helino
4 việc cần làm sau bữa ăn giúp bạn cả đời sống khỏe, trường thọ
Ngoài việc ăn uống tốt, chuyên gia tiết lộ những việc làm sau bữa ăn cũng rất quan trọng đối với sức khỏe.
Theo y học Trung Quốc, sau bữa ăn khoảng nửa tiếng là "thời kỳ vàng để chăm sóc sức khỏe", muốn sống thọ, sống khỏe mạnh cần phải thực hiện một số thói quen tốt cho tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày.
Làm 4 việc sau bữa ăn để giúp bạn sống thọ hơn:
1. Súc miệng
Trương Trọng Cảnh, một nhà y học nổi tiếng vào cuối triều đại Đông Hán nói: "Ăn xong súc miệng, răng không hỏng, miệng còn thơm". Thói quen súc miệng sau khi ăn có lợi cho sức khỏe răng miệng, bởi vì sau khi ăn, ngay cả khi cảm thấy khoang miệng sạch sẽ, nhưng trong miệng vẫn còn lưu lại thực phẩm chúng ta không nhìn thấy. Khi những thực phẩm này tồn tại trong khoang miệng khoảng 3 tiếng sẽ hình thành cao răng, sản sinh vi khuẩn, và gây ra các bệnh về răng miệng.
Kiến nghị mọi người thể dùng trà hoặc nước muối nhẹ để sức miệng, không nên sử dụng loại nước súc miệng bán trên thị trường, bởi trong khoang miệng có cả vi khuẩn có lợi và có hại, nước súc miệng sẽ tiêu diệt tất cả.
2. Dùng 2 tay massage bụng
Sau khi ăn, dạ dày của chúng ta bắt đầu tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, khối lượng công việc này rất lớn. Tôn Tư Mạc, nhà y học nổi tiếng thời Đường có nói: "Ăn xong xoa bụng, có thể chữa bách bệnh", sau khi ăn dùng 2 tay massage bụng theo hướng kim đồng hồ, có thể giúp nhu động dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, còn có thể tăng cường tuần hoàn máu ở đường tiêu hóa, thông qua massage phần dạ dày khiến các dây thần kinh trong đại não được kích thích, thúc đẩy sự điều tiết của não, rất có lợi cho sức khỏe.
3. Xoa mặt bằng tay
Y học Trung Quốc cổ đại cũng cho biết: Sau khi ăn xoa mặt khô bằng tay có thể thúc đẩy sự tiết nước bọt trong miệng, làm dịu cơ mặt, thúc đẩy quá trình tiêu hóa của dạ dày và có lợi cho sức khỏe.
Cách làm: Dùng 2 tay áp vào nhau xoa đến khi 2 bàn tay đều nóng lên, sau đó lại xoa lên mặt, trán, má và cằm. Người ta bị huyết áp cao xoa từ trên xuống dưới và những người bị huyết áp thấp nên xoa từ dưới lên trên.
4. Đi bộ một trăm bước
Theo y học Trung Quốc: Sau bữa ăn, đi bộ một trăm bước, có lợi rất lớn đối với sức khỏe con người. Có rất nhiều người sau khi ăn cơm thích ngồi hoặc nằm, điều này không có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe. Sau bữa ăn đi chậm trăm bước có thể thúc đẩy tiêu hóa, tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, còn có thể cải thiện giấc ngủ, giảm tích tụ độc tố. Tuy nhiên phải nhớ rằng sau bữa ăn ít nhất nửa tiếng hoặc 1 tiếng mới được đi bộ, không đi quá nhanh hay tập thể dục quá mạnh.
Sau bữa ăn không làm 4 việc sau:
1. Tức giận sau bữa ăn
Cảm xúc có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Sau bữa ăn, sự tức giận có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và chuyển hóa protein và chất béo. Sự tức giận cũng có thể làm giảm lượng máu đi vào dạ dày để giúp tiêu hóa, ngoài việc ảnh hưởng đến tiêu hóa, nó cũng có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Do đó, sau bữa ăn bạn nên nghe một bản nhạc nhẹ để làm dịu cảm xúc đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc.
2. Uống nước lạnh sau bữa ăn
Uống nhiều đồ uống lạnh sau bữa ăn sẽ khiến dạ dày nhu động chậm, dễ dẫn đến khó tiêu, kích thích dạ dày, gây tiêu chảy, thậm chí gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa.
3. Uống trà đặc sau bữa ăn
Trà là một sản phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng chất tannin có trong trà có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein trong thực phẩm, không lành mạnh. Vì vậy không nên uống trà sau mỗi bữa ăn, càng không nên uống trà đặc.
4. Hút thuốc ngay sau bữa ăn
Nghiên cứu cho thấy hút thuốc sau bữa ăn có hại cho cơ thể gấp năm lần so với hút thuốc bình thường. Sau khi ăn, nhu động của đường tiêu hóa được tăng tốc và khả năng hấp thụ được tăng cao. Nếu hút thuốc, chất độc trong thuốc lá dễ dàng được cơ thể con người hấp thụ nhiều hơn, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên rất nhiều.
Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)
Theo vietnamnet
Chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản chỉ cách nấu loại nước ngừa ung thư, chống đột quỵ Nước đậu đen rất giàu chất dinh dưỡng như anthocyanin, có thể giúp chống ung thư, ngăn ngừa đột quỵ và nhiều bệnh khác. Trong y học Trung Quốc cổ đại cho rằng, nước đậu đen có thể nuôi dưỡng thận, làm giảm phù nề. Nghiên cứu hiện đại phát hiện ra rằng nước đậu đen có tác dụng chống oxy hóa và...