Hấp dẫn bánh “ka-tom” Nam bộ – An Giang
Trong các loại bánh làm từ nếp của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ, đặc biệt ở An Giang, có bánh “ ka-tom”. Bánh “ka-tom”, còn gọi bánh “kà-tum”, tiếng Khmer có nghĩa là gói kín trong lá thốt nốt.
Đây là loại bánh chỉ hiện diện trong những dịp lễ hội lớn, ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, Ok-Om-Bok, Dolta…
Để chuẩn bị làm bánh, người ta trèo lên ngọn cây thốt nốt lựa những tàu lá hơi già chặt đem xuống, rửa sạch, phơi khô, rọc từng mảnh rồi đan thành hình vuông và chóp nón tam giác. Vỏ bánh phải là nếp rặt (nếp “chon-hô” của đồng bào Khmer), loại ngon, trắng, dẻo, ngâm qua một đêm, gút sạch, để ráo. Người ta ngâm đậu trắng một đêm rồi đãi vỏ, vo sạch, gút ráo nước. Sau đó cho nếp để ráo, đậu trắng, nước cốt dừa cùng chút muối hột và một ít đường thốt nốt vào, xào sơ cho nếp rút hết gia vị. Bánh có hai loại nhưn: nhưn đậu xanh và nhưn chuối. Để làm nhưn đậu, đậu xanh được nấu mềm với chút muối đường rồi tán mịn, vo viên. Để làm nhưn chuối, người ta dùng chuối xiêm chín lột bỏ vỏ, cắt thành ba khúc, ướp muối, đường thốt nốt vừa ăn.
Video đang HOT
Tất cả đã sẵn sàng, nếp đã xào được xếp vào lòng lá, đặt viên nhưn đậu xanh hoặc một khúc chuối xiêm chín vào giữa, phủ kín lớp nếp lên trên, ấn cho dẽ dặt và kết chặt nắp lại (nếu bánh gói hình vuông) hoặc gói kín (nếu bánh hình chóp nón tam giác). Bánh hình vuông kết sao cho bốn góc vuông vắn. Rồi cột bánh lại bằng dây thốt nốt, dây lác hoặc dây ni-lông. Sau cùng, bánh được buộc thành chùm 10 cái, cho vô xửng hấp khoảng 2 giờ đồng hồ thì chín.
Nhìn bề ngoài bánh “ka-tom” có màu vàng nhạt, hình dáng lạ mắt, hao hao giống bánh dừa của người Việt, nhất là phần nhưn bánh. Khi lột bỏ lá, không dính vào vỏ bánh, vỏ bánh sáng bóng, lấm chấm những hột đậu trắng. Nếu là nhưn chuối thì khi cắn ta sẽ thấy một màu đỏ ửng đậm của chuối nấu chín. Nhai chầm chậm từng miếng bánh nhưn đậu, ta sẽ nghe những hột nếp mềm mịn, dẻo thơm, những hột đậu trắng và nhưn đậu xanh đậm đà vị mặn dịu, ngọt thanh lan tỏa. Bánh còn có mùi vị đặc trưng của lá thốt nốt sau hai giờ chìm trong nồi nước trên ngọn lửa đỏ.
Theo baocantho
Dẻo thơm bánh áp chảo Cao Bằng
Đến với Cao Bằng ngày lạnh và thưởng thức món bánh áp chao nóng hổi, hương thơm quyến rũ cùng vị đậm đà, béo bùi của thịt vịt lẫn trong vị nếp dẻo quạnh là cả một sự khám phá thú vị.
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao.
Nguyên liệu nào để làm nên bánh áp chao không quá cầu kì, chỉ bao gồm bột gạo nếp, bột gạo tẻ và nhân thịt vịt nhưng đó lại là một nét ẩm thực đặc trưng rất riêng của vùng Đông Bắc.
Vỏ bánh là hỗn hợp của gạo nếp, gạo tẻ và đỗ tương. Loại gạo được chọn là loại gạo mới thu hoạch, hạt mẩy, được trộn lẫn cùng nhau, ngâm kỹ trong khoảng nửa ngày cho gạo nở mềm mới đem xay thành bột. Người ta cũng chọn đỗ tương Quảng Uyên hạt vừa phải, lòng vàng trộn cùng bột gạo để tạo ra hỗn hợp bột đặc sánh, đảm bảo độ mềm dẻo và thơm ngon.
Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu, người làm lấy một lượng bột vừa đủ, nhồi nhân vịt vào giữa, ép bánh lại rồi thả từ từ vào chảo dầu sôi, chao qua lại tới khi bánh chín vàng rộm hai mặt, tỏa hương thơm quyến rũ, vớt ra để ráo mỡ là có thể đem ra dùng nóng.
Nếu lần đầu thưởng thức, không ít người phải ngỡ ngàng vì độ ngon lạ, đặc biệt, khó quên của chiếc bánh đậm hồn quê này. Ở thành phố Cao Bằng mùa lạnh, bạn có thể dừng chân ở bất kỳ một quán ven đường nào để thưởng thức vài đĩa áp chao nóng hổi, thơm ngào ngạt để quên nhanh cái lạnh của mùa với giá chỉ vài nghìn đồng một chiếc.
Món bánh chao thường được ưa chuộng vào mùa lạnh, người Cao Bằng còn gọi những tháng cuối năm từ 11 đến tháng 2 hằng năm là "mùa bánh áp chao" bởi cứ vào độ này là hương thơm của bánh áp chao lại lan tỏa khắp nơi.
Với riêng người dân Cao Bằng, bánh áp chao từ lâu đã là món ăn chơi, ăn vặt gắn liền với quê hương bình dị, để rồi, những người con xa quê khi vô tình bắt gặp cái lạnh đầu mùa nơi xứ người lại nôn nao nhớ về
Theo VnE
Gà hấp lá trúc hương vị mộc mạc quê nhà An Giang Miền đất An Giang không chỉ gợi du khách nhớ đến các đặc sản lạ tai như gỏi sầu đâu, tung lò mò... mà còn làm xao xuyến bao thực khách bởi món ăn đậm chất thôn quê như "gà hấp lá trúc". Một lần về với An Giang, du khách không chỉ được thưởng ngoạn danh thắng núi non hùng vĩ mà...