Hanoi Telecom “tố” bị VNPT, Viettel chèn ép
Trong công văn vừa gửi lên Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền Thông (TT- TT), Công ty CP Viễn thông Hà Nội ( Hanoi Telecom) báo cáo hiện đang bị hai DN viễn thông là VNPT và Viettel tự ý cắt giảm các kênh kết nối mà không dựa trên bất cứ văn bản đồng thuận nào, gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nhà mạng này.
Cụ thể, từ 10/12/2012, phía VNPT đã tự ý cắt giảm các kênh kết nối của Hanoi Telecom mà không dựa trên bất cứ văn bản đồng thuận nào giữa hai bên. Số lượng kết nối từ 53E1 bị cắt còn 22E1, giảm 60% so với ban đầu. Theo Hanoi Telecom, thỏa thuận kết nối đã ký giữa VNPT và Hanoi Telecom xuất phát từ số liệu thực tế nợ quá hạn giữa Hanoi Telecom và VNPT chỉ là 5,5 tỷ. Tuy nhiên, thời gian quá hạn chỉ 10 ngày. Còn theo thuận giữa hai bên VNPT chỉ được phép cắt kết nối Hanoi Telecom sau 90 ngày kể từ ngày quá hạn thanh toán.Trong khi đó, ngay sau khi nhận được thông báo khóa giảm dung lượng kết nối dịch vụ VoIP của VNPT do quá hạn thanh toán vào Hanoi Telecom đã chi trả ngay trong ngày toàn bộ số nợ quá hạn là 5,5 tỷ đồng.
Ngày 18/1/2013, sau hàng loạt công văn đề nghị không được phản hồi, Hanoi Telecom tiếp tục gửi công văn số 24/CV-HTC đề nghị VNPT mở lại luồng kết nối VoIP đã cắt đồng thời. Tuy nhiên, VNPT vẫn không phản hồi, thậm chí với cả công văn của Vietnamobile đề nghị mở rộng dung lượng kết nối chống nghẽn cho dịp Tết nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối cho người sử dụng, VNPT cũng rơi vào im lặng. Hanoi Telecom cho rằng, động thái của VNPT đã vi phạm các thỏa thuận kết nối hai bên đã ký, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của Hanoi Telecom, Vietnamobile và các đối tác, khách hàng, người sử dụng.
“Hơn một tháng bị cắt giảm, lưu lượng quốc tế chiều về của Hanoi Telecom đã giảm gần một nửa và gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế. Cũng như việc VNPT cắt toàn bộ kết nối ở các POP HTC đã đầu tư là hoàn toàn vi phạm luật viễn thông, ngăn cản không cho doanh nghiệp khác đấu nối vào hệ thống của VNPT. Ngoài vấn đề ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng dịch vụ quốc tế chiều về còn ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng ở Việt Nam muốn sử dụng các dịch vụ giá rẻ gọi liên tỉnh và đi quốc tế (qua mã 172) ” Bà Trịnh Minh Châu, Tổng giám đốc Hanoi Telecom thông tin.
Cùng trong công văn gửi lên Bộ trưởng, Hanoi Telecom cũng “tố” Viettel tiếp tục đơn phương cắt giảm dung lượng đấu nối dịch vụ VoIP chiều về của Hanoi Telecom với lý do tự ý áp đặt phân lại hạn ngạch (quota) cho các doanh nghiệp nhỏ mà không hề có sự đồng thuận, thống nhất của các doanh nghiệp. Hà Nội Telecom còn báo cáo VNPT cũng tiếp tục khóa dịch vụ 1900 của Hanoi Telecom từ ngày 15/1/2013 và thông báo chỉ khi nào hoàn thành ký điều chỉnh mới thỏa thuận kết nối VoIP chiều về với các điều khoản áp đặt thì mới tiếp tục thực hiện đàm phán mở dịch vụ cho Hanoi Telecom.
Video đang HOT
“Trong thời gian qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã chuyển biến từ độc quyền tuyệt đối sang môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, mang lại lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên hiện các mạng nhỏ vẫn đang phải chịu cảnh bị mạng lớn có thị phần khống chế thường xuyên tìm mọi rào cản thương mại, kỹ thuật để chèn ép các doanh nghiệp nhỏ đã tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Đặc biệt gần đây VNPT và Viettel đã công khai hợp tác thống nhất với nhau cắt giảm kênh và áp đặt hạn ngạch (quota) kết cuối VoIP quốc tế chiều về, ngang nhiên vi phạm luật cạnh tranh và bất chấp đạo đức kinh doanh, đã và đang làm cho thị trường viễn thông quay ngược trở lại thuở độc quyền nguy hiểm ban đầu”- Bà Trịnh Minh Châu, Tổng giám đốc Hanoi Telecom bức xúc.
Trước thông tin phản ứng từ Hà Nội Telecom cả hai nhà mạng lớn là VNPT và Viettel vẫn chưa đưa ra trả lời chính thức.
Theo Dân Trí
Viettel: 50% doanh thu tới từ 3G
Sau gần ba năm thương mại hóa dịch vụ 3G, đến nay dịch vụ này đã trở thành "nồi cơm" của các nhà mạng.
Không tiết lộ con số thuê bao cụ thể, ông Tống Việt Trung, phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, cho biết kinh tế gặp nhiều khó khăn đã tác động đến việc tăng trưởng của dịch vụ di động thế nhưng dịch vụ 3G của nhà mạng Viettel vẫn phát triển tốt trong năm vừa qua. Các dịch vụ 3G đang đóng góp trên 50% doanh thu cho nhà mạng này.
Hiện tại, Viettel vẫn là mạng viễn thông có hạ tầng lớn nhất Việt Nam với khoảng 55.000 trạm phát sóng, trong đó có 25.000 trạm 3G.
Theo ông Trung, thuê bao 3G phát triển nhanh nhờ vào các chính sách kích thích tiêu dùng của các doanh nghiệp đã đẩy giá cước 3G xuống thấp và cạnh tranh so với dịch vụ ADSL. Thêm vào đó, giá của thiết bị đầu cuối 3G cũng ngày càng rẻ đi sẽ là yếu tố giúp thúc đẩy dịch vụ 3G tăng trưởng.
Trong khi đó, VinaPhone là nhà mạng cung cấp dịch vụ 3G đầu tiên từ tháng 10 năm 2009 cũng cho hay các dịch vụ 3G đang đóng góp phần lớn doanh thu cho VinaPhone.
Ông Lâm Hoàng Vinh, Phó tổng giám đốc VNPT kiêm Giám đốc VinaPhone, cho biết dịch vụ 3G của VinaPhone đạt tốc độ tăng trưởng hơn 60% về doanh thu, với gần 6 triệu thuê bao 3G đang hoạt động trên toàn mạng trong năm 2012.
Cũng theo ông Vinh, hiện VinaPhone đang cung cấp hơn 80 dịch vụ giá trị gia tăng trên công nghệ 3G tới khách hàng. Doanh thu các dịch vụ phi thoại của VinaPhone đã đạt hơn 52% trên tổng số doanh thu cước của VinaPhone.
Vinaphone cũng thu lãi lớn từ 3G.
Tính đến hết năm 2012, VinaPhone đã xây dựng hơn 10.000 trạm 3G và nâng tổng số trạm BTS 2G/3G trên toàn mạng VinaPhone lên tới 28.456 trạm nhằm bảo đảm vùng phủ sóng rộng khắp trên toàn quốc.
Với sự tăng trưởng nhanh của các dịch vụ 3G trong năm 2012, các chuyên gia viễn thông cho rằng 3G sẽ là nồi cơm mà các nhà mạng đẩy mạnh khai thác trong những năm tới.
Ông Trung cho rằng sau giai đoạn đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng thì đây là thời điểm các nhà mạng bắt đầu tập trung khai thác được dịch vụ 3G.
"Thị trường viễn thông Việt Nam đã hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi như hạ tầng mạng hoàn thiện, thiết bị đầu cuối rẻ, dịch vụ nội dung phong phú cùng giá cước hợp lý sẽ giúp dịch vụ 3G phát triển nhanh hơn nữa trong những năm tới," ông nói.
Một thống kê sơ bộ từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay trong 3 năm qua (kể từ 2009), tổng vốn đầu tư của các mạng di động vào mạng lưới 3G đã đạt 27.779 tỉ đồng. Đến nay, các nhà mạng đã triển khai vùng phủ sóng 3G theo dân số và diện tích lãnh thổ đạt bình quân tới trên 90%.
Mạng 3G tại Việt Nam đã được thương mại hóa từ tháng 10 năm 2009. Các mạng đã cung cấp dịch vụ 3G gồm có Viettel, MobiFone, VinaPhone và Vietnamobile.
Theo Genk
Vinaphone sẽ cho phép Gmobile dùng chung sóng từ 1/3 Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho biết, sau khi đã ký thỏa thuận nguyên tắc về roaming giữa VinaPhone và Gmobile, 2 bên đã có buổi làm việc chi tiết hơn vào ngày 30/1. Sau cuộc họp này, VinaPhone dự kiến sẽ roaming với Gmobile kể từ 1/3/2013. Theo...