Hành trình xin sách ấm áp tình người

Theo dõi VGT trên

Hành trình đi “xin sách” chưa bao giờ dễ dàng, nhưng đó luôn là niềm vui, hạnh phúc của các thầy cô giáo vùng cao.

Đầu năm học mới, xôn xao khắp nơi những câu chuyện nội dung sách giáo khoa lớp 1 đổi mới, giá t.iền sách giáo khoa đi kèm giá sách tham khảo ở miền xuôi mà dường như người ta quên mất những bộ sách mới về miền ngược vất vả như thế nào?

Đổi sách mới, không xin được sách cũ

Năm nào cũng vậy, cứ đến đầu tháng 8, thầy cô giáo ở Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lũng Hồ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang lại chạy ngược, chạy xuôi để xin sách cũ cho học trò.

Đó không phải công việc bắt buộc, nhưng nhiều năm gắn bó với sự nghiệp trồng người ở vùng đất nghèo khó này, chứng kiến những cảnh sống vất vả lúc nào cũng thiếu trước hụt sau nên các thầy cô luôn cố gắng sẻ chia với bà con dân bản nhiều hơn.

Năm nay, các thầy cô vẫn đi xin sách, riêng lớp 1 thì phải vận động tài trợ xin sách mới vì cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và sử dụng bộ sách giáo khoa mới.

Từ nhiều năm trước, những cuốn sách dù đã cũ, mỗi lần xin về được các thầy cô bọc lại gọn gàng, chia theo từng bộ, từng lớp, cố gắng giữ gìn cẩn thận nhất để nếu sau khi hoàn thành năm học khóa trước, khóa sau vẫn có thể tiếp tục sử dụng được.

Hành trình đi “xin sách” chưa bao giờ dễ dàng, dù đi lại rất vất vả, nhưng cứ điểm nào có sách cũ quyên góp là các thầy cô lại lên đường.

Thầy Vũ Đức Thân, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lũng Hồ: “Lũng Hồ là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Yên Minh, cũng như cả nước. Việc đi xin sách vở cho học sinh ở đây cũng trở thành thông lệ bao nhiêu năm qua.

Mình không xin thì phụ huynh sẽ phải tự đi xin. Nhưng ý thức về việc học đối với bà con dân tộc ở địa phương học tập không phải là điều họ quan tâm nhất, thế nên thầy cô giáo trên này không sợ vất vả mà chỉ sợ học sinh đến trường mà không có sách”.

Trong những chuyến xe lăn bánh đi xin sách, đồ dùng học tập, quần áo để học sinh bắt đầu năm học mới của các thầy cô bám bản có cả mồ hôi, nước mắt thậm chí là m.áu.

“Địa hình vùng núi cao, hiểm trở. Có những điểm trường xa xôi và xe máy cũng rất khó khăn mới vào được tận nơi như Ngài Trồ 2. Đi xe không khéo có thể người, sách nhào với bùn làm một.

Năm nay, Ngài Trồ 2 đã xây thành điểm trường mới, có phòng học sạch nhưng đường đi đến điểm trường vẫn là đường nhỏ, dốc và mỗi trận mưa xuống thì lầy lội vì trên này toàn đất bùn.

Đường đi vào tận điểm trường chỉ có xe máy, vận chuyển nhẹ nhàng, thường là dắt bộ đẩy xe nhiều hơn di chuyển mới vào được tận bản.

Vì thế sách xin được sẽ tập trung ở điểm trường trung tâm. Để sách cũ nhà trường xin được về các điểm trường lẻ còn vất vả thêm bội phần”, thầy Thân tâm sự.

Hành trình xin sách ấm áp tình người - Hình 1

Nhờ sự nỗ lực của các thầy cô nên luôn có đủ sách cho học sinh ở những điểm trường xa xôi tại Hà Giang. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Thầy Thân tâm sự, xin sách không phải nhiệm vụ của các thầy cô giáo bám bản được giao mà chính là lương tâm nghề giáo khi thấy khó khăn trong giáo dục, nếu không bắt tay vào làm thì sẽ khó có kết quả tốt.

Học sinh miền núi thuộc hộ nghèo sẽ có hỗ trợ khi đến trường, nhiều hộ khác không còn trong danh sách hộ nghèo nhưng cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn, cộng với thói quen không coi trọng học tập của nhiều phụ huynh nên nhà trường lại phải gánh lấy phần trách nhiệm ấy.

Video đang HOT

Hành trình xin sách ấm áp tình người - Hình 2

Các thầy cô luôn cố gắng xin đủ sách để học trò yên tâm tới trường. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Nhớ đến hình ảnh phụ huynh vùng cao khi nghe tin phải mua sách mới, không học được sách cũ, thầy Thân khẽ thở dài mà tâm sự: “Bảo không phải hộ nghèo nhưng người dân thoát nghèo trên này cũng không khá giả gì hơn. Bởi hộ nghèo trên này là quá nghèo rồi, nên không thuộc hộ nghèo thì người dân vùng cao cũng đã quá thiệt thòi.

Khi nghe chương trình giáo dục phổ thông mới phải học sách lớp 1 mới bà con trên này lo lắng lắm. Như thường lệ, các thầy cô giáo bám bản như mình vẫn có thói quen xin sách cũ cho học sinh vào năm học mới nhưng năm nay không sử dụng được sách cũ.

Bản thân mình lúc đầu cũng lo lắng, trăn trở lắm, từ trước đến nay, các thầy cô giáo chỉ xin những sách vở, quần áo, đồng phục cũ cho con em đồng bào đi học. Nay sách đổi mới, nếu đi xin phải xin sách mới nên thật sự không dễ dàng.

Khó khăn là thế nhưng nghĩ đến những cô bé, cậu bé mới chập chững bước vào ngưỡng cửa đầu đời để biết con chữ không có sách, các thầy cô lại không đành, lại tiếp tục dùng tri thức không chỉ để “gieo chữ” mà còn đi “xin của” để các em được đến trường”.

Những lần đi “xin sách” của thầy cô giáo bám bản là những gửi gắm tình thương, trách nhiệm bình dị nhất cho ngành giáo dục vùng cao, là mở đầu cho tương lai tươi sáng nơi địa đầu tổ quốc.

Hành trình xin sách ấm áp tình người - Hình 3

Học sinh ở Lũng Hồ, xã Yên Minh, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Những chuyến xe thơm mùi sách mới

140 em học sinh Lũng Hồ, Yên Minh, Hà Giang vừa đón được chuyến xe ủng hộ sách mới, là sách giáo khoa lớp 1 trọn bộ mới cứng, thơm phức như mơ ước về một tương lai tươi sáng của các em học sinh miền núi nơi đây khi tới trường.

Chuyến xe chở đầy sách mới lớp 1 lên đến 19 điểm trường lẻ của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lũng Hồ là kết quả của những trăn trở về khó khăn giáo dục miền núi của thầy cô giáo bám bản “gieo chữ”.

“Giáo dục miền núi vốn đã nhiều khó khăn, dù thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hay không thì để những đ.ứa t.rẻ đến trường hôm nay là cả một quá trình địa phương và nhà trường vận động trước đó cả tháng, thậm chí vài ba tháng.

Để một đ.ứa t.rẻ đến trường, ngoài chính sách hỗ trợ của nhà nước, rất nhiều trường hợp nhà trường, thầy cô trực tiếp giảng dạy học sinh phải cam kết với phụ huynh đồng bào rằng con em họ đến trường phải được no cả bụng, “no” cả chữ mà không làm ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình.

Đã quyết tâm bám bản, đã hứa với phụ huynh học sinh để họ yên tâm cho con em đi học, dù khó khăn đến mấy, các thầy cô cũng cố gắng hoàn thành để duy trì sĩ số học sinh đến trường”, thầy Vũ Đức Thân chia sẻ.

Thầy Thân là người đích thân đứng ra kết nối giữa các nhóm thiện nguyện để có được những bộ sách giáo khoa lớp 1 mới theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Những học sinh thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ 100 nghìn đồng/tháng nhà trường đặt mua sách đầy đủ cho các em. Ngoài ra, trường có 140 học sinh là con em đồng bào dân tộc, thuộc vùng 3 nhưng không thuộc diện hộ nghèo, không được hỗ trợ sách vở nên các thầy cô giáo vận động, kết nối các nhóm thiện nguyện giúp đỡ để không một học sinh nào đến trường mà không có sách mới.

Thầy Thân kêu gọi sự ủng hộ đến từ nhiều nơi thì mới có đủ 140 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới. Dù vất vả nhưng 100% số học sinh đến trường đều được sử dụng sách mới vào đầu năm học đó cũng là niềm hạnh phúc mộc mạc, giản dị của thầy cô giáo vùng cao.

Những chuyến xe chở đầy sách mới là chở hi vọng của cả một vùng cao của tổ quốc đang được thắp sáng. Còn có những địa phương cái khổ, cái nghèo đeo bám hàng ngày thì sẽ còn có những thầy cô giáo tiếp tục bám bản, những đoàn thiện nguyện quyết tâm “đi tận nơi, làm tận chốn” để “gieo mầm” tri thức.

Đó không chỉ là giá trị của đồng t.iền, vật chất mà cao hơn cả là giá trị của tình người.

Gian nan gieo chữ nơi đầu nguồn sông Bến Hải

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô là một trường chuyên biệt thuộc vùng khó khăn nhất của huyện Vĩnh Linh.

Năm học mới đã bắt đầu, các thầy cô giáo tại trường Phổ thông dân tộc Bán trú Vĩnh Ô (Vĩnh Linh, Quảng Trị) lại khoác ba lô ngược dòng Bến Hải, đi về phía đầu nguồn, nơi học sinh ở các bản sâu trong dãy Trường Sơn đang đợi.

Thăm thẳm con đường vào đến những điểm trường của Vĩnh Ô đều nằm trong vực biệt lập, những cung đường thăm thẳm, những thác, ghềnh nước chảy cuồn cuộn....qua những dãy rừng già của Trường Sơn.

Tuy vậy, với quyết tâm bám bản, giữ học sinh trên lớp, duy trì sĩ số, duy trì chất lượng giáo dục, thầy và trò trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô đã và đang giúp miền đất gian khó này có những đổi thay tích cực.

Gian nan gieo chữ nơi đầu nguồn sông Bến Hải - Hình 1

Ngày khai giảng đón chào các em học sinh năm học mới ở điểm trường chính trường Phổ thông dân tộc bán trú Vĩnh Ô. Ảnh tư liệu nhà trường.

Nói về khó khăn của trường, thầy giáo Nguyễn Văn Thông - Hiệu trưởng trường Vĩnh Ô cho biết: "Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng từ những năm 1985 - 1987 nên đã xuống cấp và còn rất thiếu thốn, học sinh 99% là người dân tộc thiểu số.

Trường có 3 điểm trường cách nhau 12km với nhiều khúc sông, con suối.

Hiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn rất nhiều, tại điểm trường trung tâm cũng chỉ có 6 phòng học, nhưng đã bị xuống cấp nặng. Về mùa mưa, mái của các phòng bị dột nát, ẩm ướt nên phải bố trí cho các em học dạt sang hai bên. Nhiều phòng học chưa đủ trang thiết bị để phục vụ dạy học.

Ngay như sách giáo khoa và các dụng cụ học tập cho các em cũng chưa đáp ứng đủ, hàng năm trường phải vận động từ các nhà tài trợ để xin thêm sách giáo khoa cũ cho các em học sinh. Nhiều bàn ghế đã bị xuống cấp, hư hỏng nhiều nhưng chưa được trang bị lại.

Tại các điểm trường lẻ cũng không có phòng học và phải mượn tạm nhà sinh hoạt cộng đồng, hoặc nhà nội trú của giáo viên để làm nơi giảng dạy cho các em. Các trang thiết bị bên trong như bảng viết, bàn ghế và nhiều dụng cụ thiết yếu vẫn chưa có...

Hàng năm vào mùa khô các thầy cô đỡ vất vả nhưng vào mùa mưa thì việc đến trường là cả một hành trình đầy gian nan của các thầy cô".

Gian nan gieo chữ nơi đầu nguồn sông Bến Hải - Hình 2

Các thầy cô giáo "khởi động" năm học mới bằng những chuyến đi rừng tìm học sinh. Ảnh: Vĩnh Nguyễn.

Nói về học sinh của mình, thầy Thông cho biết: "Trong khi các em học sinh miền xuôi hàng ngày được ba, mẹ đưa đón thì những học sinh Vân Kiều ở vùng núi phía Tây Quảng Trị, người "nhỏ thó như chú mèo con" phải tự mình lội qua hàng chục con suối, nhiều đèo cao mới đến được trường, lớp. Địa hình cách trở, nhiều sông suối cũng là một nguyên nhân khiến cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng người dân Vân Kiều vùng phía Tây Quảng Trị".

Thế nhưng, dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng thầy và trò trường Phổ thông bán trú Tiểu học Vĩnh Ô vẫn vượt qua những khó khăn, tổ chức tốt công tác bán trú tại cả 3 điểm trường để học sinh được học tập tại trường và duy trì sĩ số với tỉ lệ chuyên cần 100%, từ đó đã nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.

Theo thông tin từ phía nhà Trường, trong 3 năm qua nhà trường đều có học sinh đạt giải ở các sân chơi và Hội thi.

Dù là trường vùng khó nhưng, Vĩnh Ô cũng có học sinh tham gia đội tuyển U11 bóng đá mini huyện Vĩnh Linh đạt huy chương vàng toàn tỉnh Quảng Trị, phong trào thể dục thể thao các em học sinh tham gia đều đạt giải.

Các g.iải t.hưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam đạt giải Nhì, ba, khuyến khích, hội thi viết chữ đẹp đạt giải khuyến khích.

Đặc biệt trong 3 năm gần đây, các em học sinh là người dân tộc thiểu số Pa kô - Vân Kiều đều đạt giải với tất cả các hội thi và sân chơi dành cho học sinh Tiểu học của huyện, tỉnh.

Gian nan gieo chữ nơi đầu nguồn sông Bến Hải - Hình 3

Món quà đầu năm học mới ở điểm thôn 8 Vĩnh Ô. Ảnh: Vĩnh Nguyễn

Nhờ những cố gắng ấy mà nhà trường trong 3 năm qua đều đạt Tập thể lao động tiên tiến.

Trường Vĩnh Ô hiện nay có 6 giáo viên đạt được thành tích cao như giáo viên giỏi cấp huyện, giáo viên chủ nhiệm giỏi, Đội giỏi....

Song song với công tác nâng cao chất lượng dạy học thì nhà trường rất chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức và rèn Kỹ năng sống cho học sinh như tổ chức các Hội thi Em yêu Tiếng Việt, Ngày Hội đọc sách....phối hợp với cá tổ chức tổ chức các hoạt động như Xuân yêu thương, Nâng bước em đến trường, Thắp sáng ước mơ....

Công tác trong vùng xa, vùng khó, các thầy cô giáo ở trường Vĩnh Ô xem trường là nhà, học sinh là các con nên cùng nhau phấn đấu, trao dồi chuyên môn cùng nhau góp sức nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó.

Nói về nơi mình công tác, thầy giáo Hồ Văn Ninh tâm sự: "Vì thương học trò ở các bản xa đi học trong điều kiện cách trở, rồi đ.âm ra chán nản, bỏ học, mình phải vào tận bản để dạy chữ cho các em.

Học sinh miền núi bị thiệt thòi so với miền xuôi nhiều lắm.

Ngoài việc phải băng rừng, lội suối đến trường thì các điều kiện thiết yếu phục vụ cho việc học tập như sách vở, bút mực... cũng thiếu thốn rất nhiều.

Đến được trường thì quần áo, sách vở các em ướt sũng hết cả, ngồi co lại với nhau, thấy tội nghiệp lắm.

Ngay cả trường học cũng hết sức chật chội, bị xuống cấp, có nơi phải mượn tạm nhà công vụ của giáo viên, nhà sinh hoạt cộng đồng để dạy học.

Mình là giáo viên, bổn phận của mình là dạy học, cũng mong muốn không để các em phải thất học nên chịu khó một chút thôi chứ biết sao giờ".

Gian nan gieo chữ nơi đầu nguồn sông Bến Hải - Hình 4

Cô trò ở Vĩnh Ô trong một buổi học ngoài trời. Ảnh: tư liệu nhà trường

Còn cô giáo Hồ Thị Liên nói về hành trình đến với bục giảng ở Vĩnh Ô: "Về mùa hè, nước suối cạn còn đỡ chứ về mùa mưa, nước chảy xiết nhưng cũng cố mà lội qua.

Đến nơi thì người lạnh tím, vội vàng thay quần áo để kịp lên lớp giảng bài.

Mình có sức khỏe mà cũng như thế thì huống chi các em học sinh người nhỏ thó mà phải hàng ngày lội suối đến trường.

Có lúc cả người lẫn cặp sách bị trôi tuột cũng phải cố vùng vẫy mà bơi qua".

Thế nhưng, gác lại những khó khăn đó, thầy cô giáo vùng cao Vĩnh Ô, nơi đầu nguồn sông Bến Hải vẫn ngày ngày gieo chữ cho vùng gian khó, góp phần đổi thay cho quê hương Anh hùng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người tố Nam Thư giật chồng đăng clip 6 phút: Run rẩy khi đọc tin nhắn, con trai kể 1 chi tiết g.ây s.ốc
07:02:53 07/07/2024
Nam Thư để lộ bằng chứng liên quan đến người đàn ông trong drama giật chồng?
06:35:55 07/07/2024
Xôn xao loạt tin nhắn mẹ chồng hăm dọa con dâu vì "bóc phốt" chồng ngoại tình trên MXH
06:24:31 07/07/2024
Thúy Ngân kể hậu trường cảnh gào khóc gây chú ý trên màn ảnh Việt
06:15:22 07/07/2024
Clip hot: Son Ye Jin lần đầu tiết lộ lý do phải lòng Hyun Bin
06:19:21 07/07/2024
Ly hôn nửa năm, tôi c.hết sững thấy vợ cũ đẫy đà trong chiếc váy ngắn, nghe em nói một câu mà tôi cả đêm thức trắng
09:35:29 07/07/2024
Mỹ nam là "báu vật của showbiz" về quê chăn vịt
06:31:37 07/07/2024
Loạt khoảnh khắc Hiền Hồ trên sân pickleball: Visual nổi bật nhưng không thấy nụ cười, thi đấu quyết tâm nhưng thành tích "sấp mặt"!
07:45:43 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ninh Bình lọt top 10 trải nghiệm cuốn hút nhất thế giới

Du lịch

11:19:44 07/07/2024
Nền tảng hướng dẫn du lịch TripAdvisor (Mỹ) vừa công bố danh sách những điểm đến, dịch vụ, sản phẩm du lịch giành chiến thắng ở hạng mục Tốt nhất trong số những điều nên làm nhất năm 2024 do du khách bình chọn.

Rộ clip Nam Thư giật chồng, bị "bắt ghen" giữa phố đến "ăn" 50 cái tát bầm dập

Sao việt

11:10:28 07/07/2024
Giữa lúc tin đồn giật chồng còn đang lan truyền rần rần những ngày qua thì trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện đoạn clip Nam Thư bị chính thất tát 50 cái gây xôn xao và được dân tình chú ý.

Mặc quần áo cao cấp vào mùa hè thế nào?

Thời trang

11:10:00 07/07/2024
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bạn diện những trang phục cao cấp, thể hiện phong cách thời trang sành điệu và cá tính. Tuy nhiên, để mặc đồ cao cấp vào mùa hè một cách thanh lịch, thoải mái và tỏa sáng, bạn cần lưu ý một số điều sau đâ...

'Hệ tư tưởng' Bích Phương chỉ thích nằm dạo này sắc vóc 'slay' hết chỗ chê

Làm đẹp

11:09:56 07/07/2024
Bích Phương nhiều lần tự nhận mình là người lười nhất Việt Nam, chỉ thích nằm và ít khi ra ngoài. Vậy làm thế nào để cô giữ được vóc dáng chuẩn nét khiến vạn người mê như vậy?

Chủ trương chính của Tổng thống đắc cử Iran

Thế giới

11:05:23 07/07/2024
Ông cũng chỉ trích các yêu cầu nghiêm ngặt về khăn trùm đầu đối với phụ nữ và vận động bỏ phiếu cho các vị trí thuộc tầng lớp trung lưu. Ông Pezeshkian nói rằng ông phản đối việc kiểm duyệt internet.

T.rúng s.ố độc đắc đúng ngày 7/7/2024, 3 con giáp phát tài rực rỡ, t.iền bạc không lúc nào cạn

Trắc nghiệm

10:58:52 07/07/2024
3 con giáp rũ bùn đứng dậy sáng loà , sự nghiệp phát tài rực rỡ, t.iền bạc không lúc nào cạn. Người t.uổi Dần sẽ có vận may bùng nổ, buôn may bán đắt và cầu được ước thấy

Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai

Netizen

10:44:18 07/07/2024
Drama Nam Thư bị tố giật chồng đang là đề tài nóng được cư dân mạng vô cùng quan tâm. Dù chính chủ đã lên tiếng phủ nhận, tuyên bố đang bị vu khống, nhưng bên phía người phốt, cụ thể là chị vợ vẫn chưa chịu ngưng, cô đăng clip vạch trần...

Trước lúc qua đời, em dâu để lại cho tôi nửa tỷ và dặn dò một việc khiến vợ chồng tôi rơi vào tình cảnh bị quấy rối liên tục

Góc tâm tình

10:42:03 07/07/2024
Ngày em gọi điện về thông báo kết quả, cả nhà tôi ai nấy đều bàng hoàng và thương em lắm. Tôi lấy chồng được 8 năm nay. Gia đình chồng có hai anh em, chồng tôi là cả.

Diva Hồng Nhung khoe cách giấu ổ điện trong penthouse 450m2, gợi nhớ cách giấu đồ trong nhà tài tình của một MC VTV

Sáng tạo

10:42:00 07/07/2024
Kể từ khi có cơ ngơi mới là penthouse tại TP.HCM, Hồng Nhung liên tục chia sẻ đầy hào hứng về những cách chăm sóc, trang hoàng nhà cửa. Cô Bống còn khoe bí kíp che giấu ổ điện tài tình

Vụ tai nạn lao động ở Bình Dương: Xác định nguyên nhân ban đầu

Tin nổi bật

10:31:19 07/07/2024
Bồn phía trên có chiều ngang 3m, dài 6m, cao 5m. Nóc bồn chứa bột gỗ có 1 đường ống dẫn dùng để chứa bụi gỗ, thông từ phía trong nhà xưởng sản xuất ra bên ngoài và đưa lên hệ thống xử lý trên bồn.

Giả danh Công an chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Pháp luật

10:23:45 07/07/2024
Ngày 7/7, thông tin từ VKSND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho hay, đơn vị vừa phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Vũ Văn Khởi (SN 1993)