Hành trình xâm nhập nước Mỹ của tử thần Ebola
Người đàn ông mang virus Ebola về nước Mỹ đang có nguy cơ bị truy tố vì tội khai man.
Ngày 3/10, các quan chức Liberia cho hay họ đang chuẩn bị các thủ tục để truy tố Thomas Duncan, người đầu tiên bị phát hiện nhiễm Ebola ở Mỹ, với tội danh khai man về việc tiếp xúc với bệnh nhân Ebola với nhà chức trách sân bay.
Duncan, bệnh nhân đầu tiên bị phát hiện nhiễm Ebola ở Mỹ
Ông Duncan bay từ Liberia, một quốc gia đang hứng chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch Ebola, tới Mỹ vào giữa tháng 9, tuy nhiên ông đã không khai báo với các nhân viên kiểm dịch và hải quan tại sân bay rằng mình đã tiếp xúc trực tiếp với người thân mới qua đời vì Ebola.
Nhà chức trách nghi ngờ ông Duncan bị nhiễm Ebola vào ngày 15/9 khi đưa một phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị Ebola vào bệnh viện ở thủ đô Monrovia của Liberia.
Anh Jiminez Grugbaye, một tài xế taxi ở Monrovia cho biết hôm đó chính anh là người đã chở thai phụ 19 tuổi có tên là Nathaline Williams cùng ông Duncan tới bệnh viện để chữa trị, khi cô này có các dấu hiệu sốt và nôn mửa.
Tài xế Grugbaye kể rằng lúc lên xe, cô gái này đang bị chảy máu ở miệng, nhưng Duncan bảo với anh rằng đó là do cô cắn vào lưỡi khi bị sẩy thai, và đảm bảo với người tài xế rằng cô gái không hề bị Ebola.
Nhìn thấy tình cảnh cô gái quá đáng thương, Grugbaye đã đồng ý chở cô vào bệnh viện với sự trợ giúp của Duncan. Tuy nhiên cả 3 bệnh viện ở Monrovia đều từ chối chữa trị cho cô gái này và trả cô về nhà.
Video đang HOT
Một bệnh nhân Ebola được chăm sóc tại Liberia
Sau khi đưa cô gái và Duncan về nhà, Grugbaye biết được rằng cô đã qua đời vài giờ sau đó, và vài ngày sau, người anh trai của cô cũng chết, bố mẹ cô phải nhập viện với các triệu chứng nhiễm Ebola.
Trong khi đó, Duncan trở về Mỹ mà không hề nói với nhà chức trách rằng mình vừa tiếp xúc với người bệnh đã chết vì Ebola. Đến hôm 28/9, Duncan được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện ở Dallas với các triệu chứng sốt, nôn mửa, và ngay lập tức người đàn ông này bị cách ly nghiêm ngặt để kiểm tra.
Kết quả xét nghiệm cho thấy Duncan dương tính với virus Ebola, và đây là trường hợp nhiễm Ebola được phát hiện đầu tiên trên đất Mỹ. Tuy nhiên các nhà chức trách Mỹ lo ngại rằng trong mấy ngày phát bệnh, Duncan có thể đã gieo rắc virus Ebola cho những người thân mà anh ta tiếp xúc ở Mỹ.
Hiện gia đình của Duncan ở Texas vẫn đang bị cách ly và theo dõi nghiêm ngặt để ngăn chặn nguy cơ đại dịch Ebola bùng phát ở nước Mỹ. Lousie, người vợ của Duncan cho hay suốt mấy ngày nay, gia đình cô như sống trong ác mộng vì bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài.
Gia đình cô Lousie bị cách ly trong căn hộ của mình ở Texas
Người phụ nữ này cho biết cô cùng đứa con và 2 đứa cháu ngoài 20 tuổi vẫn đang bị nhà chức trách yêu cầu ở yên trong căn hộ của mình, với những chiếc áo và khăn tắm nhiễm mồ hôi của Duncan vẫn đang ở trong nhà.
Lousie cho biết cô và các thành viên trong gia đình được yêu cầu không ra khỏi nhà cho đến ngày 19/10, mặc dù cô và người thân không hề có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Hôm thứ Năm, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện cho Thị trưởng Dallas Mike Rawlings để đề nghị giúp đỡ từ hệ thống y tế liên bang để đối phó với nguy cơ xảy ra dịch Ebola tại Dallas.
Hiện nhà chức trách Dallas đang có kế hoạch chuyển Louise và người thân của Duncan tới một địa điểm khác đảm bảo hơn về điều kiện vệ sinh và phòng dịch, ngoài ra, họ cũng đang nỗ lực xác định khoảng 100 người đã tiếp xúc với Duncan trước khi ông này nhập viện.
Theo Khampha
Liberia: Dân hối hả bắt taxi chạy trốn dịch Ebola
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/9 cho biết, số ca nhiễm virus Ebola mới tại Tây Phi đang gia tăng nhanh hơn so với khả năng đối phó của các cán bộ y tế. Tại thủ đô Liberia, những chiếc taxi hối hả chở các gia đình đi di tản nhằm tìm một nơi nào đó an toàn, có thể giúp họ chữa trị căn bệnh đang tràn ngập khắp thành phố.
Trong tuyên bố ngày 12/9, bà Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: "Tại 3 quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Ebola là Guinea, Liberia và Siera Leone, số ca nhiễm bệnh mới đang gia tăng một cách nhanh chóng đã khiến các trung tâm chữa trị quá tải. Chỉ tính riêng tại Liberia, trong ngày hôm nay, đã không còn một giường nào còn trống tại các trung tâm điều trị Ebola."
Tính tới thời điểm hiện tại đã có ít nhất 2.400 ca tử vong tại Guinea, Liberia và Sierra Leone, nơi được coi là "tâm bão" của Ebola. Số còn lại rải rác tại các quốc gia láng giềng như Nigeria và Senegal.
Các nhân viên y tế đang di chuyển một thi thể vì nhiễm Ebola tại Liberia
Trước sự bùng phát của dịch Ebola, trong tuần này, quỹ "Bill and Melinda Gates" đã tuyên bố sẽ hỗ trợ 50 triệu USD trong chiến dịch chống lại dịch bệnh Ebola tại Tây Phi. Theo đó, số tiền này sẽ được sử dụng để giúp các tổ chức viện trợ quốc tế và các chính phủ "mua vật tư cần thiết và mở rộng quy mô hoạt động khẩn cấp tại các quốc gia bị ảnh hưởng."
Đây được xem là đợt bùng phát mạnh mẽ nhất của dịch Ebola trong lịch sử. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu tuần này cho biết tốc độ lây lan của loại virus này không có dấu hiệu chậm lại.
Theo WHO: "Số lượng ca nhiễm mới tăng theo cấp số nhân". WHO đã gọi tình trạng hiện giờ là "khẩn cấp nghiêm trọng với sức ảnh hưởng tới loài ngoài lớn chưa từng có."
Tại thủ đô Liberia, những chiếc taxi hối hả chở các gia đình đi di tản nhằm tìm một nơi nào đó an toàn, có thể giúp họ chữa trị căn bệnh đang tràn ngập khắp thành phố.
Một nhóm Liên Hợp Quốc cho biết: "Ngay sau khi một cơ sở điều trị Ebola mới được mở, lập tức nơi này sẽ tràn ngập các bệnh nhân."
Các trung tâm chữa trị Ebola rơi vào tình trạng quá tải
Nhằm giảm gánh nặng cho hệ thống y tế vốn đã quá tải tại Tây Phi, Mỹ mới đây tuyên bố sẽ gửi thêm 10 triệu USD vào các quỹ bổ sung, ngoài khoản 100 triệu USD mà Washington đã hỗ trợ nhằm đối phó với đại dịch này. Trong khi đó USAID cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ thêm 75 triệu USD trong các quỹ phụ.
Các quỹ mới bổ sung nay sẽ thanh toán tiền vận chuyển và cung cấp thêm 100 nhân viên y tế tới các khu vực đang bị dịch bệnh hoành hành. Bên cạnh đó, WHO và các tổ chức phi lợi nhuận hiện đang kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ trong trận chiến chống lại Ebola.
Các trang thiết bị y tế được USAID gửi tới nhằm hỗ trợ các quốc gia Tây Phi đang bị dịch bệnh Ebola hoành hành
Trước đó, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã cung cấp thêm 130.000 trang thiết bị bảo vệ các nhân, 50.000 bộ dụng cụ vệ sinh và 1.000 giường bệnh. Cơ quan này cũng lập một trang web mà tại đây các y tá, bác sĩ có thể đăng ký để tham gia vào việc giúp đỡ các quốc gia Tây Phi.
Vào cuối tuần trước, trong phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định việc ngăn chặn dịch bệnh Ebola là "ưu tiên hàng đầu của an ninh quốc gia". Ông Obama nhấn mạnh: "Nếu chúng ta không ngăn chặn ngay từ bây giờ, dịch bệnh này sẽ không chỉ lây lan nhanh chóng ở châu Phi mà còn ở những nơi khác trên thế giới. Loại virus này có thể biến đổi và trở nên dễ dàng lây lan hơn. Nó có thể trở thành một mối nguy hiểm nghiêm trọng với nước Mỹ."
Theo Khampha
Liberia: 17 bệnh nhân Ebola trốn khỏi trung tâm cách ly Tối 17/8, các phần tử vũ trang tại Liberia đã tấn công một trung tâm cách ly bệnh nhân Ebola ở thủ đô Monrovia và kích động 17 bệnh nhân nhiễm loại virus nguy hiểm này bỏ trốn. Cảnh báo ở Liberia về dịch Ebola. Ảnh: Tiền Phong Một nhân chứng cho biết, những kẻ tấn công, phần lớn là thanh niên được...