Hành trình viết lại giấc mơ bác sĩ của anh chàng tuổi 32
Trần Văn Vũ (Thanh Hà, Hải Dương) vừa trở thành tân sinh viên Trường Đại học Y dược Hải Phòng ở tuổi 32.
Trần Văn Vũ trở thành sinh viên năm nhất ở tuổi 32. Ảnh: NVCC
Từ “những cây bút màu” tô điểm cuộc sống
Ngay từ năm 16 tuổi Vũ đã có ước mơ trở thành bác sĩ. Chưa đủ tự tin và hy vọng sớm có công việc ổn định phụ giúp bố mẹ và 2 em, năm 2007, Vũ tạm gác ước mơ để theo học ngành ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Hải Phòng.
Sau 4 năm, Vũ hoàn thành chương trình học của một cử nhân ngành ngôn ngữ. Các bạn đồng trang lứa hầu hết đều quyết định đi làm, riêng Vũ tiếp tục vừa làm vừa học thêm tấm bằng cử nhân Kinh doanh quốc tế của trường Đại học Ngoại thương.
Sau khi ra trường, Vũ bắt đầu đi làm ở các công ty để lấy kinh nghiệm, sau đó anh thành lập công ty riêng. Tuy nhiên, sau một quá trình học tập và làm việc, bản thân Vũ cảm thấy vẫn chưa hài lòng và hứng thú với công việc đó của mình.
“Đi làm ở công ty, thành lập công ty có sự nhàm chán, thiếu sự sáng tạo của bản thân nên tôi đã quyết định bỏ những công việc. Tôi cần thay đổi môi trường để hy vọng có cơ hội học hỏi, mở mang vốn kiến thức ít ỏi của mình” – Vũ chia sẻ.
Năm 2014, Vũ quyết định sang Trung Quốc với công việc freelancer (công việc tự do bán thời gian) cho một số công ty bên Trung Quốc giao thương với Châu Âu, Châu Mỹ. “Đây cũng là quãng thời gian tôi đi nhiều nhất, gặp nhiều người nhất, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn. Những trải nghiệm này giống như những cây bút màu cho cuộc sống tẻ nhạt trước đây của mình”.
Trở về vẽ lại giấc mơ
Video đang HOT
Vũ kể: “Năm 2016, tôi nhận lời mời của Viettel qua Haiti (Quốc gia nghèo ở vùng Caribe) làm việc. Mục đích ban đầu của tôi là có cơ hội tiếp cận visa Mỹ. Tuy nhiên, khi sang Haiti, khác với những hình ảnh tuyệt đẹp của vùng Caribe. Tôi lại chứng kiến sự cùng khổ của người nghèo khi họ không được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản nhất”.
Có nhiều người họ khổ, ốm đau không có tiền đi khám. Những số phận lang thang, bụi đời phải sống trong khổ đau, bệnh tật vì thiếu chăm sóc y tế. “Những thứ đó cứ ám ảnh tôi mãi. Đến năm 2017, tôi xin được Visa Mỹ rồi thì tôi đã dành ra 2 tuần suy nghĩ là sang Mỹ làm gì? Cuối cùng, tôi thấy nó không còn ý nghĩa với tôi”, Vũ kể.
Trong lúc đang mông lung không biết mình nên làm gì, tôi tình cờ gặp một đoàn bác sĩ tình nguyện người mỹ ở Haiti. Trong đoàn bác sĩ ấy, có một nữ bác sĩ người Châu Á đã thu hút sự chú ý của tôi. Sau khi nói chuyện với chị về ước mơ của mình, chị đã cho tôi những lời khuyên hữu ích. Chị kể chị lập gia đình từ rất sớm, sau khi có 3 con chị mới bắt đầu theo học ngành y, với chị việc bắt đầu học một ngành mới, nhất là ngành y ở độ tuổi của tôi chưa hẳn là quá muộn. Quan trọng là quyết tâm của mình đến đâu và mình kiên trì với quyết tâm đó như thế nào. Chia sẻ của chị đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, cuối năm 2017, Trần Văn Vũ quyết định quay về Việt Nam để thực hiện lại ước mơ của mình.
Tại kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021, Vũ đã dự thi khối B00 và đạt 25,5 điểm, với số điểm này Vũ trúng tuyển Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Từ đây, cuộc đời Vũ đã rẽ sang một hướng khác. Anh sẽ đi theo con đường trở thành bác sĩ y học cổ truyền.
Cùng cô học trò nghèo Hà Tĩnh viết tiếp giấc mơ "blouse trắng"
Cổng trường Đại học Y Hà Nội đang rộng mở với cô học trò nhỏ ở miền đất học Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Thế nhưng, gia đình em lại đang bộn bề lo lắng khi không biết rồi đây, bố mẹ già sẽ xoay sở thế nào để cùng con thực hiện giấc mơ.
Ngôi nhà cấp 4 xuống cấp của gia đình em Đinh Thị Tình.
Ngôi nhà cấp 4 xuống cấp, rộng chỉ hơn 50 m 2 của gia đình ông Đinh Ngọc Hợi (thôn Trung Tiến, xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ) những ngày này ngập tràn tiếng cười và niềm tự hào khi con gái ông là Đinh Thị Tình (Lớp 12A1, Trường THPT Trần Phú, huyện Đức Thọ) vừa có kết quả của Kỳ thi THPT 2021.
Tổng 28,2 điểm của 3 môn khối B00 (Toán 9,2; Sinh 10; Hóa 9) là kết quả xứng đáng mà con gái ông Hợi đã nỗ lực, cố gắng trong suốt 12 năm đèn sách.
Góc học tập của Tình là một chiếc bàn cũ kỹ, không máy tính, không mạng iternet.
Tình là con út trong gia đình có 3 chị em gái. Bố mẹ già yếu (bố 70 tuổi, mẹ 65 tuổi), các chị đã lập gia đình. Cuộc sống của gia đình em chỉ trông chờ vào 6 sào ruộng và vài con lợn thịt mỗi năm nên gặp rất nhiều khó khăn.
Góc học tập của Tình không có gì đáng giá ngoài các tấm giấy khen treo trên tường.
Ông Đinh Ngọc Hợi chia sẻ: "Vợ chồng tôi đều là nông dân, công việc đồng áng quẩn quanh và cũng không có khả năng để bày cho cháu học. Nhà không có nổi cái bàn học tử tế nhưng không khi nào cháu phàn nàn, nản chí mà luôn nỗ lực, cố gắng trong học tập và cuộc sống. Vui mừng khôn xiết khi con đậu đại học nhưng vợ chồng tôi không khỏi lo lắng khi gia đình thuộc diện cận nghèo, không biết xoay sở thế nào để cùng con đến giảng đường".
Tình và bố mẹ sống trong ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp, trong nhà không có vật dụng nào giá trị.
Hành trang trong suốt 12 năm học của cô học trò nhỏ Đinh Thị Tình là tinh thần vượt khó, nỗ lực không ngừng; là những tấm giấy khen về thành tích học tập và ước mơ trở thành bác sỹ. Kết quả trong kỳ thi vừa qua đang giúp em đến gần hơn với giấc mơ "blouse trắng" ở ngôi trường Đại học Y Hà Nội.
Kỳ thi năm nay, 41 học sinh của lớp 12A1 đều đạt 23 điểm trở lên.
Tận mắt chứng kiến điều kiện sống của gia đình em, chúng tôi không khỏi thương cảm và càng nể phục hơn ý chí vượt khó của Tình. Trong ngôi nhà cấp 4 nhỏ hẹp không có tài sản gì giá trị. Chiếc bàn nhỏ làm nơi học tập cũ kỹ, giá sách xiêu vẹo, không có máy vi tính, không mạng internet...
Cô học trò miền đất học Đức Thọ Đinh Thị Tình chia sẻ: "Em luôn nghĩ rằng, cuộc sống càng khó khăn, mình càng phải vươn lên vượt khó để tạo niềm vui cho bố mẹ và bản thân. Vậy nên, dù không có điều kiện để sắm sửa các đồ dùng học tập cần thiết nhưng em đã cố gắng khắc phục để việc học được thuận lợi hơn.
Ngoài tiếp thu và vận dụng tốt chương trình học trong sách giáo khoa, bài giảng của thầy cô, em đã góp tiền cùng bạn bè mua các gói học online qua mạng, nhờ hàng xóm để kết nối internet bằng điện thoại để cập nhật, mở rộng được kiến thức".
Thầy giáo chủ nhiệm đến chúc mừng cô học trò giàu nghị lực Đinh Thị Tình.
Niềm vui khi biết điểm thi của các cô cậu học trò cũng là niềm hạnh phúc của thầy giáo Trần Duy Điệp - chủ nhiệm lớp 12A1, Trường THPT Trần Phú (Đức Thọ).
Được biết, Kỳ thi THPT năm 2021 vừa qua thực sự là năm được mùa của lớp 12A1. Cả 41/41 em đều đạt điểm cao, ngoại trừ 2 em đạt điểm 23, còn lại đều 26 điểm trở lên, trong đó 13 em trên 27 điểm.
Đến chia vui với em Tình và gia đình, thầy Điệp không dấu nổi niềm tự hào: "Tình là một học trò ngoan, được thầy cô, bạn bè quý mến và nể phục. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn nỗ lực vươn lên để học tập tốt. Trong suốt quá trình học tập, Tình luôn đạt học sinh giỏi và đạt giải trong các cuộc thi chọn học sinh giỏi các cấp.
Khâm phục tấm gương vượt khó vươn lên, quyết tâm chinh phục đỉnh cao tri thức của cô học trò nhỏ Đinh Thị Tình. Thế nhưng, chúng tôi cũng không khỏi băn khoăn, liệu em ấy có vững vàng vươn tới ước mơ hay không khi bố mẹ già yếu, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ bề...
Học phí các trường Y, Dược phía bắc tăng cao nhất 71% Trong khi đa số trường giữ nguyên hoặc tăng 10% học phí so với năm ngoái, hai đại học Y Dược Thái Bình, Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng tăng 29-71%. 1. Đại học Y Hà Nội Năm 2021, Đại học Y Hà Nội tuyển 1.150 sinh viên, tăng 30 so với năm ngoái. Trường tuyển sinh 12 ngành tại cơ sở Hà...