Hành trình trở thành tiến sĩ của nông dân chăn vịt ở Trung Quốc
Từng làm thợ xây, nông dân chăn vịt và bảo vệ ở trường đại học, Li Mingyong quyết tâm quay trở lại học tập, đặt nhiều mục tiêu lớn.
Li Mingyong, người đàn ông bỏ học cấp ba và làm lụng cực nhọc để trả nợ cho gia đình đang được truyền thông Trung Quốc ca ngợi như tấm gương về lòng hiếu học, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ và trở thành giảng viên tại một trường đại học ở miền nam. Theo SCMP ngày 25/12, ông xem thành công của mình chỉ đơn giản là nhờ không sợ thua cuộc và quyết tâm đạt mục tiêu.
Người đàn ông 41 tuổi sinh ra trong ngôi làng hẻo lánh ở huyện Mi Đàm, tỉnh Quý Châu. Năm 16 tuổi, do người thân bị ốm và gánh nặng tiền bạc, ông buộc phải bỏ dở việc học dù luôn nằm trong top 3 của lớp.
“Đầu tiên tôi làm thợ xây, sau đó trở về nhà nuôi vịt và trồng thuốc lá. Tôi đã làm việc trong gần 5 năm để trả hết các khoản nợ của gia đình”, Li trả lời Beijing Youth Daily.
Li Mingyong đã tốt nghiệp tiến sĩ mùa hè năm nay. Ảnh: SCMP
Năm 1999, Li làm bảo vệ tại Đại học Giáo dục Quý Châu (GZEU). Chịu ảnh hưởng của bầu không khí trong khuôn viên trường, ông quyết định tiếp tục học.
Trong khoảng hai năm, ông tận dụng thời gian sinh viên vào học để tự nghiên cứu kiến thức, rồi tiếp tục sau khi nghỉ làm vào 11h30 đêm. Li được chấp nhận theo học một khóa liên kết không đòi hỏi toàn thời gian tại khoa tiếng Trung của trường, sau đó tham gia kỳ thi đại học dành riêng cho những người lớn tự học. Hai năm sau, ông trúng tuyển một khóa đào tạo cử nhân.
Video đang HOT
Tuy vậy, bằng cấp từ khóa học nói trên không giúp Li tìm được công việc tốt. Khao khát được đứng trên bục giảng, ông đặt mục tiêu mới là lấy bằng thạc sĩ.
“Kiến thức tiếng Anh của tôi gần như là con số 0. Tôi đã học thuộc lòng cuốn từ điển khoảng 8.000 từ và đọc một số sách tiếng Anh để mở rộng vốn từ vựng”, Li kể về những khó khăn khi ôn thi.
Dù thi trượt hai lần, Li không nản chí. Mặc bạn bè khuyên nhủ, ông quyết tâm thi lại lần ba. Sự chăm chỉ của ông cuối cùng cũng được đền đáp. Năm 2007, Li trúng tuyển chương trình thạc sĩ về mỹ học ở Đại học Quý Châu (GZU), vừa học vừa đi làm gia sư để trang trải chi phí.
Li làm gia sư trong thời gian học thạc sĩ. Ảnh: SCMP
Li thường lên thư viện học lúc 7h sáng, tập thể dục một tiếng vào buổi chiều và tiếp tục học cho đến nửa đêm. Đó là thói quen ông duy trì trong suốt những ngày học thạc sĩ.
Luo Yuehong, người từng được Li dạy kèm chia sẻ: “Là một sinh viên, tôi hiểu được những khó khăn của thầy Li. Ông hỗ trợ sinh viên rất nhiệt tình, trong khi vẫn miệt mài ôn thi để theo đuổi bằng cấp tiến sĩ và chăm sóc cha”.
Năm 2015, Li được chấp nhận vào một chương trình tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Hoa Trung sau hai lần thất bại. Tốt nghiệp vào mùa hè vừa rồi, ông quyết định trở về Đại học Giáo dục Quý Châu, nơi số mệnh đã hoàn toàn thay đổi, để giảng dạy về văn hóa và truyền thông.
Khi được hỏi về những điều ông coi trọng nhất trong những năm tháng qua, Li cho biết đó là sự tự tin, kỷ luật và tính kiên trì.
“Mọi người đều có thể đặt mục tiêu và phấn đấu vì nó. Ai đó có thể thất bại và buông xuôi, nhưng sự kiên trì sẽ đưa bạn đến gần mục tiêu hơn, ngay cả khi bạn không đạt được mục tiêu cuối cùng”, ông nói.
Thùy Linh
Theo VNE
Lồng ghép nội dung kiểm tra về đạo đức nhà giáo ít nhất 2 lần/năm học
Sở GD&ĐT An Giang vừa có văn bản gửi các đơn vị yêu cầu tăng cường thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
Ảnh minh họa/internet
Theo văn bản này, thời gian qua, cùng với nhiều hoạt động giáo dục tích cực, ngành GD&ĐT đã triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn, nhiều tấm gương sáng trong đội ngũ thầy cô giáo tận tụy với nghề nghiệp, vượt lên những khó khăn, hết lòng vì học sinh.
Dù ngành đã có quy định, có nhiều văn bản nhắc nhở triển khai tổ chức thực hiện, tuy nhiên, ở một vài nơi vẫn còn hiện tượng cán bộ, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Trước tình hình trên, cần phải tăng cường công tác quản lý và giáo dục không để việc vi phạm đạo đức nhà giáo xảy ra trong ngành GDĐT.
Sở GD&ĐT An Giang yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; giúp đỡ kịp thời các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và công tác; cam kết trong nhà trường, trong cơ quan quản lý giáo dục không có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm đạo đức nhà giáo.
Chú trọng việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhà giáo; hỗ trợ tư vấn về tâm lý có liên quan đến hoạt động sư phạm của nhà giáo.
Nêu cao tính gương mẫu trong đội ngũ nhà giáo về lối sống, đạo đức trong mọi sinh hoạt, mọi lúc, mọi nơi; chú ý về hành vi ứng xử, lời nói, hành động đúng. Giữ vững kỷ cương trường học. Tuyên dương các gương điển hình, gương sáng về đạo đức nhà giáo, định kỳ tổ chức các hoạt động tôn vinh các nhà giáo và các điển hình tiên tiến.
Tăng cường công tác kiểm tra và lồng ghép nội dung kiểm tra về đạo đức nhà giáo đối với cơ sở (ít nhất 02 lần/năm học/đơn vị trực thuộc).
Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra thường xuyên tại đơn vị; trao đổi thông tin, kịp thời về việc vi phạm đạo đức nhà giáo, đồng thời giải quyết nhanh các phản ảnh, khiếu nại, tố cáo các vi phạm về đạo đức nhà giáo theo thẩm quyền;
Các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo, có biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời, theo đúng quy định của nội quy, quy chế, pháp luật và nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm đối với lãnh đạo đơn vị, các tổ chức liên quan có nhà giáo, cán bộ quản lý vi phạm đạo đức nhà giáo.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai
Trao 30 suất học bổng Nghị lực đến các HSSV vượt khó Sáng 23/12, tại Khu đô thị Đại học Quốc gia TPHCM, Ban cán sự Đoàn Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức chương trình Đường chạy nghị lực VNU Will Run 2018. VNU Will Run là dự án do Ban cán sự Đoàn ĐHQG TPHCM tổ chức với mục đích gây quỹ Học bổng Nghị lực (Will Foundation) để hỗ trợ cho các...