Hành trình tìm đến ánh sáng tri thức của “anh hùng thầm lặng”
Vượt qua số phận, hoàn cảnh, SV khiếm thị Đào Thu Hương, người được tập đoàn phần mềm hàng đầu thế giới Microsoft vinh danh là “ Anh hùng thầm lặng” vì sự phấn đấu không ngừng nghỉ; Hương cũng là một trong 10 gương mặt trẻ được vinh danh tại “Lễ tuyên dương 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2010″ do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức ngày 20/3 vừa qua.
Có người đã từng nói: Mỗi con người đều có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng quan trọng là chúng ta biết vượt qua hoàn cảnh ấy như thế nào. Với một SV khiếm thị như Đào Thu Hương (ở ngõ Thiên Hùng (Khâm Thiên- TP.Hà Nội) thì sự vượt khó ấy chính là kết quả tốt nghiệp thủ khoa khoa Tiếng Anh, Đại học sư phạm 1 Hà Nội năm 2010.
“Anh hùng thầm lặng” không ngừng nghỉ phấn đấu vươn lên
Suốt gần hai mươi năm qua, từ khi biết mình bị bệnh khuyết tật ở mắt, Hương đã tự tìm cho mình cách học riêng để không bỏ dở con đường học tập. Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của bố mẹ và các bạn, trong năm 2010 vừa qua, Hương hoàn thành chương trình đại học tại khoa Tiếng Anh, Đại học sư phạm Hà Nội 1 với tổng điểm cao nhất 8,75.
Cũng từ đó, câu chuyện về cô gái khiếm thị với sức học phi thường trở thành câu chuyện về nghị lực sống mạnh mẽ được truyền tai nhau trong giới SV Hà Nội.
Nhớ lại những khó khăn ban đầu khi bước vào trường đại học, Hương cho biết: “Suốt những năm học đại học thì khó khăn lớn nhất của mình là không có tài liệu, không có sách vở. Do vậy học ở trên lớp phải tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài. Dựa vào sự giúp đỡ rất nhiệt tình, kịp thời của các bạn ở trong lớp. “
“Ngoài ra bố mẹ cũng hỗ trợ mình trong việc quét sách lên máy tính. Các bạn sinh viên tình nguyện đọc sách ghi âm lên vào băng, đĩa. Như vậy mình mới có sách để học. Tuy nhiên sách quét lên máy hoặc là băng ghi âm như thế thì đến với mình tương đối muộn so với giáo trình in của các bạn. Cho nên đến cuối kì phải học dồn tương đối nhiều”, Hương chia sẻ.
Tiếp sức mạnh cho “Anh hùng” là người mẹ và người thầy
Sau những bước đi và thành công của Hương luôn có dáng hình của mẹ. Hương chia sẻ: khi vào cấp 3 mẹ đã bán xe máy để mua cho Hương chiếc laptop. Chiếc laptop ấy chính là bạn đồng hành của Hương trong suốt chặng đường học tập. Người mẹ ấy không quản ngại vất vả, ngày ngày đưa con đi làm, đón con về.
Video đang HOT
Năm ngoái, Hương là một trong những thủ khoa được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội tặng bằng khen.
Cũng chính người mẹ ấy đã động viên Hương vượt qua mặc cảm, khó khăn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con gái tiếp cận với tri thức. Đến hôm nay, dù khó khăn đã vơi bớt một phần, người mẹ ấy đã có thể mỉm cười hạnh phúc về những gì con gái mình làm được.
Một thầy giáo đã tình nguyện hiến giác mạc nhưng Hương không thể nhận được tấm lòng cao thượng đó bởi lẽ Hương bị bệnh bẩm sinh, không thể lấy giác mạc của người khác thay thế được. Thầy giáo ấy tuy mắc bệnh nặng nhưng tẫn tận dụng từng giờ phút để sống và làm việc. Chính nhờ tấm lòng của thầy, của cha mẹ và người thân mà Hương như càng có thêm nghị lực. Hương luôn quan niệm: Dù cơ thể có khiếm khuyết nhưng trí tuệ và tâm hồn vẫn luôn lành lặn, nguyên vẹn bởi ánh sáng có thể chiếu rọi từ trái tim và nghị lực của mỗi người.
Tiếp thêm nghị lực sống từ các hoạt động cộng động
Với khả năng tiếng Anh lưu loát và nghị lực vượt lên số phận của mình, ngay từ khi chưa ra trường, Thu Hương đã được tổ chức phi chính phủ Samaritan’s Purse nhận làm biên dịch và phiên dịch viên. Tối về, Hương còn tranh thủ dạy thêm tiếng Anh cho các em nhỏ.
Lịch dạy thêm kín tuần vào các buổi tối, bên cạnh đó còn tranh thủ dịch thêm tài liệu khiến cho Hương cảm thấy luôn thiếu thời gian. Cũng chính vì muốn chia sẻ với những người bị khiếm thị như mình, Hương đã thiết kế CD dạy nói tiếng Anh cho các em khiếm thị và giành giải 3 Cuộc thi chế tạo đồ dùng học tập của trường Đại học sư phạm 1 Hà Nội. Hương còn tham gia dẫn chương trình bằng song ngữ cho các buổi hòa nhạc từ thiện và các phong trào do hội người mù tổ chức.
Chính những việc làm như thế đã tạo thêm động lực cho Hương để cảm thấy cuộc sống của mình có nhiều điều đáng làm. Nhớ về cô SV đầy nghị lực Đào Thu Hương, TS Trần Xuân Điệp- Trưởng khoa ngoại ngữ Đại học sư phạm 1 Hà Nội cho biết: SV khiếm thị Đào Thu Hương đã để lại cho chúng tôi ấn tượng rất sâu sắc. Vì em đã không may về mặt thể xác nhưng quyết tâm rất lớn, đạt kết quả cao. Cụ thể là trong kì thi tốt nghiệp đại học vừa rồi em đỗ không những loại giỏi mà còn thủ khoa, cao hơn cả những người bình thường. Và nỗ lực như thế được rất nhiều giáo viên công nhận và các bạn công nhận.
Một nhà giáo dục đã nói: con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác. Tấm gương vươn lên hoàn cảnh để trở thành người có ích của Hương là minh chứng cho sự ghi dấu ấy.
VGT(Theo Giáo dục & Thời đại)
Các loại hình tiêu biểu của cái chết trong game
"Chết" chỉ là sự mở đầu cho một quá trình tiếp tục chơi trong game.
Sự ra đời của màn hình "chết"
Mở đầu cho loại hình "chết" này có lẽ là các game trên hệ máy Arcade hoặc các game đơn giản trên hệ NES (4 nút như chúng ta thường gọi). Nếu bạn mắc sai lầm khiến cho nhân vật của mình mắc bẫy và "hy sinh", màn hình "chết" sẽ hiện ra. Bạn sẽ chẳng thể làm gì được trừ phi nạp thêm cho máy một đồng "xèng" nữa hay phải chơi lại từ đầu nếu như chơi trên NES.
Các game như Donkey Kong, Space Invaders... trên hệ Arcade là những ví dụ tiêu biểu. Với các game trên hệ NES thì đôi lúc, mọi chuyện sẽ khác đi một chút. Bạn được cung cấp một số mạng ban đầu và nếu dùng hết số đó, vẫn chưa thể "phá đảo", bạn sẽ phải đi lại từ đầu. Từ Contra, Mario, Island... đến các game thường dành cho trẻ em sau này, người ta vẫn thích ứng dụng phương pháp này với người chơi.
Và đến kỷ nguyên "chết và tái xuất hiện"
Từ Half Life, Call of Duty, Bioshock, Crysis... và rất nhiều game FPS khác nữa, hay thậm chí là các game hành động đánh đấm như God of War, Onimusha... cái chết chỉ là sự mở màn. Người chơi sẽ càng ngày càng được thử thách và kỹ năng của họ, tự khắc sẽ lên theo tiến trình game và cái chết ở đây, chỉ là sự trừng phạt mỗi khi họ thực hiện không đúng một điều gì đó.
Sau khi gục ngã, bạn sẽ xuất hiện ở một điểm save trước đó (thường gọi là checkpoint) và trở lại tiến trình của mình, gặp lại đúng chướng ngại vật vừa khiến mình "hy sinh" và đánh lại từ điểm đó. Điều này được coi là một sự cải tiến so với thời đại NES hay Arcade vì bạn không phải tốn công chơi lại từ đầu nữa và thay vì phải nhớ lại cả mạch game, bạn chỉ cần nhớ lại những chi tiết quan trọng vừa xảy ra cách đây vài phút.
Xu hướng xây dựng các tựa game giúp người chơi tái xuất hiện lại ngay sau khi chết tại điểm checkpoint gần đó nhất đang được ứng dụng ngày càng nhiều vào các game có xu thế hành động nhanh ngày nay. Sở dĩ như vậy vì các game thủ của thể loại này thường hứng thú với những màn chơi ngắn, giải quyết gọn hơn là kéo dài lê thê.
Cái chết mà không phải là chết
Nhắc đến cái chết kiểu này phải kể đến dòng game Grand Theft Auto. Game đã chỉ định rằng bạn không bao giờ chết cả. Kể cả khi lao đầu vào ô tô tải hay bị súng cối bắn thẳng vào mặt đi chăng nữa thì nhân vật trong game cũng chỉ ở mức "tai nạn vào viện" để rồi sau đó vài giờ (tính bằng giờ trong game) bạn lại xuất viện. Quả là thần kỳ! Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể load lại phần đã save trước đó để tránh mất đi một khoản phí đáng kể khi nằm viện, đồng thời lại được chơi lại nhiệm vụ vừa xong nhanh hơn, không phải tốn công đi lại.
Chết hóa thành hồn ma chạy lại... nhặt xác
Các game nhập vai trực tuyến, mở đầu là EverQuest và sau này đượcWorld of WarCraft học hỏi thành công đã thêm vào chế độ Raid (nhiều người tham gia vào một khu vực biệt lập (instance) để đánh trùm, chỉ những ai trong tổ đội mới có thể nhìn thấy nhau, những nhóm khác nhau không thể nhìn thấy nhau và tiến trình đánh trùm của họ cũng là tách biệt.) thường xây dựng cái chết trong game theo kiểu này.
Mỗi khi một raid (thường từ 20 đến 40 người) bị con trùm đánh bại họ sẽ chỉ còn lại những hồn ma và phải quay trở lại instance để lấy lại xác mới có thể trở thành như cũ. Mỗi lần như vậy tư trang vật phẩm sẽ bị hỏng đi một chút. Từ thời sơ khai, những game như EverQuest có thể khiến người chơi phải bán nhà bán cửa ngoài đời thực để trả tiền sữa chữa cho vũ khí.
Các game offline ví dụ như Prey cũng áp dụng chế độ này nhưng dưới một dạng khác. Khi Tommy Tawodi hy sinh anh ta sẽ được chuyển về thế giới của linh hồn. Nếu thu thập đủ các loại năng lượng hồn ma thì Tommy sẽ lại tỉnh dậy, tiếp tục cuộc hành trình của mình. Nhóm phát triển Prey đã tỏ ra cao tay hơn các nhà làm game MMO khi đưa vào mini game theo kiểu bắn vịt như thế này để tránh sự nhàm chán mỗi khi chết.
Bất tử
Khái niệm này có lẽ chỉ có ở Fable. Peter Moore đã xóa bỏ hoàn toàn cái chết trong Fable 2. Người chơi chỉ có thể bị đánh ngất đi, từ đó để lại những vết thương không thể xóa bỏ trên cơ thể. Nếu bạn muốn trở thành một gã sứt sẹo đầy mình lúc cuối game thì thật đơn giản, chỉ cần không load lại game một chút nào và lao vào để yên cho những gã côn đồ "hành hạ" đến mức bầm dập. Nhìn chung, đây là một yếu tố "độc" mà thành công của dòng game Fable đã đủ minh chứng cho sức hút của nó. Nhưng nếu học hỏi theo thì chưa chắc các game đã có thể thành công.
Theo PLXH
Đỉnh cao của cuộc CM thông tin-công nghệ và giáo dục Từ ngày 8/12 đến ngày 10/12/2010, tại Ki-ép (U-crai-na) đã diễn ra Diễn đàn các phương tiện truyền thông của các nước châu Á và châu Âu do Hãng thông tấn Nga RIA Novosti tổ chức, với sự tham gia của 300 nhà báo, lãnh đạo các hãng thông tấn và báo chí đến từ các nước Á-Âu. Một trong những chủ đề...