Hành trình thắp sáng ước mơ của cô học trò người dân tộc Sán Dìu
Ngắm nhìn những trang vở được gìn giữ cẩn thận với những hàng chữ thẳng, đẹp, đều tăm tắp, nét thanh, nét đậm chuẩn chỉnh, người không biết ngỡ đây là tác phẩm của một bàn tay có nhiều hoa tay.
Nhưng không, đây lại là những nét chữ được viết ra từ đôi bàn chân kỳ diệu của em Linh Thị Hồng, Trường tiểu học Ngọc Thanh C, TP Phúc Yên ( Vĩnh Phúc).
Học sinh Linh Thị Hồng ngồi viết bài trong giờ học trên lớp.
Ở Trường tiểu học Ngọc Thanh C, Linh Thị Hồng là một học sinh đặc biệt. Sinh non với trọng lượng 1,5 kg lại bị khuyết tật đôi tay, Hồng lớn được như ngày hôm nay là chuỗi ngày vất vả ngược xuôi với bao mồ hôi nước mắt của vợ chồng anh Linh Văn Ba và chị Dương Thị Vui, người dân tộc Sán Dìu ở thôn Lập Đinh, xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên.
Cơ thể yếu ớt khiến Hồng mắc nhiều loại bệnh và có thời gian ở viện nhiều hơn ở nhà. Sức khỏe của em chỉ tương đối ổn định từ năm 2015 trở lại đây, sau bốn cuộc phẫu thuật liên quan đến đại tràng. Không có đôi tay và bàn tay bình thường như bao người khác, hơn 10 năm qua, Hồng đã dùng đôi chân thay thế trong mọi hoạt động hằng ngày.
Khi em trai vào lớp 1, Hồng ngồi bên cạnh “học lỏm” những lúc em ôn bài, đôi khi còn nhắc cả những chữ, những số em quên. Điều đó nhắc cho bố mẹ Hồng rằng, con gái họ cũng muốn đi học, và cần được đi học. Các cô giáo ở Trường tiểu học Ngọc Thanh C đã dang rộng vòng tay đón cô bé Linh Thị Hồng vào lớp 1 khi em tròn chín tuổi. Cô hiệu trưởng Đỗ Thị Thanh Vân nhớ lại, khi đó, ban giám hiệu và cô giáo chủ nhiệm đã phải thử qua rất nhiều cách sao cho Hồng có được một chỗ ngồi tốt nhất, thuận lợi nhất để có thể nghe giảng và viết được chữ. Phương án cuối cùng được “chốt” là Hồng sẽ đem theo chiếc chiếu cá nhân em vẫn ngồi ở nhà đến trải ở vị trí đầu lớp, nơi khoảng trống giữa bục giảng và bàn học sinh. Ở đó, Hồng cặm cụi dùng bàn chân tập viết những chữ cái đầu tiên trong đời.
Bút không rơi bởi bàn chân kẹp các vật nhỏ đã quen. Cô giáo trào dâng niềm xúc động khi bàn chân của cô học trò bé nhỏ viết nên những nét chữ đầu tiên, dù còn nguệch ngoạc. Ban đầu, sự kết hợp đôi chân chưa nhuần nhuyễn, những trang vở bị xoay đi xoay lại có khi nhàu nát nhưng Hồng luôn thể hiện sự bền bỉ, kiên trì đáng kinh ngạc.
Từ phòng làm việc của mình, cô hiệu trưởng thường xuyên theo dõi tình hình từng lớp học qua màn hình. Bốn năm nay, cô có thói quen đặc biệt lưu tâm đến lớp của Hồng: “Không khí ở lớp học này có đôi chút khác biệt. Trong giờ học, bạn nào viết hay làm toán xong trước có thể lên giúp đỡ Hồng. Giờ ra chơi, trên nền gạch sạch mát, các bạn chơi bắn bi, nói chuyện, cười đùa rôm rả.
Mùa đông, mỗi khi ra vào, các bạn luôn có ý thức cài then cửa lớp để tránh gió lạnh lùa vào đúng chỗ Hồng ngồi. Tuy ngồi riêng một vị trí, Hồng chưa khi nào bị lạc lõng mà luôn được hòa mình giữa đám bạn hồn nhiên, nghịch ngợm nhưng cũng rất biết quan tâm” – cô giáo Vân kể. Với nhận thức nhanh và sự cần cù, nhẫn nại, Hồng được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học, đặc biệt, chữ viết mỗi ngày một hoàn thiện hơn.
Video đang HOT
Năm 2020, Linh Thị Hồng được nhà trường chọn tham gia giao lưu Tiếng Việt của chúng em (hoạt động giao lưu dành cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh) và giành Giải nhất hạng mục viết chữ đẹp cấp thành phố, Giải ba cấp tỉnh. Cuối năm 2020, Hồng có tên trong danh sách 130 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương, khen thưởng. Con đường phía trước, với bố mẹ Hồng, có niềm vui xen lẫn những âu lo. Còn với cô bé 13 tuổi đang học lớp 4, chỉ có niềm tin và quyết tâm vượt lên hoàn cảnh.
Đôi chân diệu kỳ của cô học trò người dân tộc Sán Dìu
Nhìn những nét chữ đẹp đẽ, ngay ngắn trên những trang vở sạch sẽ, thỉnh thoảng lại có dòng bút đỏ "Cô khen", ít ai có thể tưởng tượng được, chúng được viết ra từ đôi chân của cô bé khuyết tật Linh Thị Hồng.
Nét chữ được viết bằng chân của em Linh Thị Hồng
Quan sát một giờ học thông qua camera tại lớp, không khỏi xúc động khi chứng kiến tư thế ngồi học đầy vất vả của Linh Thị Hồng - lớp 3A2 Trường Tiểu học Ngọc Thanh C (Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Do viết bằng chân nên trong lớp, Hồng được bố trí ngồi chiếu, gần bục giảng.
Em rất chăm chú nghe cô hướng dẫn, miệt mài ghi chép bài vào vở. Chân phải luôn kẹp chiếc bút máy, khi viết, em phải cúi khom lưng, rạp người về phía trước, mặt chỉ cách trang vở khoảng 30cm, chân cẩn thận đưa từng nét chữ tròn trịa.
Tư thế ấy, cộng với thời tiết nắng nóng cao điểm của tháng 6, lớp học tầng 2 không có điều hòa, gương mặt lấm tấm mồ hôi nhưng dường như, khó khăn từ ngoại cảnh không làm lay động tâm trí em.
Các thao tác như viết, đặt thước kẻ bài, thay mực cho bút máy, lấy và mở sách vở... được em thực hiện bằng hai chân hết sức nhẹ nhàng, thuần thục. Cô bé thực hiện mọi yêu cầu của cô giáo với sự nhẫn nại và hiệu suất cao nhất.
Linh Thị Hồng ngồi chiếu nghe cô giảng bài
Kiên trì, bền bỉ
Linh Thị Hồng là người dân tộc Sán Dìu. Ngôi trường em học nằm trên địa bàn xã miền núi duy nhất của thành phố Phúc Yên với gần nửa (147/312) học sinh là người dân tộc thiểu số.
Theo cô giáo Đỗ Thị Thanh Vân - Hiệu trưởng, Hồng là học sinh khó khăn nhất trong sinh hoạt và học tập, vì từ khi sinh ra, em đã dị tật 2 cánh tay. Ẩn sau vẻ ngoài ít nói, là một cô bé đầy nghị lực, thông minh, hiếu học.
Hồng cặm cụi bên trang viết
Sinh năm 2007, đáng lẽ Hồng đã học lớp 7, nhưng do bệnh tật, sức khỏe yếu nên 10 tuổi, em mới bắt đầu học lớp 1.
Nhớ lại quãng thời gian đồng hành cùng con gái đầu lòng ở viện nhiều hơn ở nhà, anh Linh Văn Ba - bố của Hồng cho biết, em bị bệnh về tiêu hóa, có năm phải mổ 4 lần.
Năm 2015, khi ấy Hồng 8 tuổi, "địa chỉ thường trú" của 2 bố con là Bệnh viện Nhi trung ương. Nằm viện lâu, các bác sĩ động viên bố đưa em xuống lớp trẻ của bệnh viện để chơi cho "đỡ chán". Ở đó có nhiều đồ chơi, sách truyện, cô bé khuyết tật đã tỏ ra rất thích thú.
Khi đỡ bệnh, trở về nhà, Hồng được đi học mẫu giáo. Đến khi em trai thứ hai của Hồng chuẩn bị vào lớp 1, thấy bố mẹ kèm em tập tô chữ, Hồng đòi bố mẹ cho học cùng.
"Con thích viết và tự rèn luyện, tự học. Nét nào viết sai hay chưa đẹp, con tự sửa lại ngay. Trải qua thời gian, dưới sự chỉ bảo của các cô giáo, con đã có được nét chữ sạch đẹp như ngày hôm nay" - anh Linh Văn Ba chia sẻ.
Không chỉ viết chữ đẹp, vẽ đẹp, Hồng còn yêu thích làm đồ thủ công, may vá.
Thời gian rảnh, Hồng tự cắt may quần áo búp bê - Ảnh: Gia đình cung cấp
Cô giáo Hiệu trưởng cho biết, nhà trường sẽ giúp Hồng tăng khả năng giao tiếp, tự tin để năm học tới đưa em tham dự giao lưu "Tiếng Việt của chúng em" dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Cô tin tưởng, Hồng sẽ tỏa sáng.
Lớp học của tình yêu thương
Gây ấn tượng bằng nét chữ, nhưng theo cô giáo chủ nhiệm Hoàng Thị Nhàn, Toán là môn học nổi bật nhất của Linh Thị Hồng. Có lẽ, là học sinh lớn tuổi nhất lớp nên em có sự tập trung, tiếp thu và tính toán rất nhanh, luôn nằm trong nhóm học tốt của lớp.
Bạn Lã Thị Thanh Thúy cùng lớp cho biết, do Hồng học tốt nên vài lần chưa hiểu bài Toán, em thường đem hỏi Hồng.
Các bạn học sinh còn vui vẻ khoe, cô giáo chủ nhiệm rất quan tâm đến Hồng, thường gọi bạn trả lời câu hỏi hay đọc bài. Theo phân công của cô, hàng ngày, các bạn trong lớp trải và cất chiếu cho Hồng trước và sau mỗi buổi học; giúp đeo khăn quàng và dẫn bạn đi vệ sinh.
Bạn Hồ Ngọc Phương Trinh kể, giờ ra chơi, các bạn thường rủ Hồng xuống sân, lúc thì chơi nhảy dây, lúc thì lên thư viện đọc sách, truyện. "Em luôn kể chuyện về Hồng cho bố mẹ nghe khi về nhà".
Được biết, vài năm trước, gia đình Hồng thuộc diện hộ nghèo (nhà có 3 con nhỏ, riêng Hồng thường xuyên ở viện). Hiện nay, do mẹ em đi làm công nhân, thu nhập bình quân của gia đình đã thoát mức nghèo. Hồng được hưởng trợ cấp khuyết tật hơn 900.000 đồng/tháng, đồng thời, được miễn giảm các khoản đóng góp khi học tập.
Những gương mặt trẻ tô thắm truyền thống đất học Hà Tĩnh Gặt hái thành công đáng nể trong năm học 2020-2021, những học sinh xuất sắc của Hà Tĩnh đang tiếp tục hành trình làm chủ tri thức ở những ngôi trường mới. Thử thách đang thôi thúc các em nỗ lực, quyết tâm hơn để khẳng định mình và góp phần tô đậm truyền thống vùng đất học. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Học...