Hành trình săn học bổng du học Ý của nữ sinh vùng quê nghèo Quảng Trị
Sinh ra ở huyện nghèo miền núi, sát biên giới Việt- Lào tỉnh Quảng Trị, nữ sinh Nguyễn Thị Hồng Hà quyết tâm thi đỗ đại học và giành học bổng toàn phần du học Ý.
Hành trình chinh phục học bổng
Từ khi học phổ thông, Hồng Hà luôn có thế mạnh và yêu thích môn tiếng Anh. Ứớc mơ của cô là được du học, khám phá nhiều vùng đất mới và các nền văn hoá khác nhau trên thế giới.
Sau nhiều nỗ lực cố gắng của bản thân, trong kỳ thi đại học năm 2017, nữ sinh Nguyễn Thị Hồng Hà (21 tuổi) đỗ vào Học viện Ngoại giao. Ngôi trường là bệ phóng để hơn một năm sau, nữ sinh Quảng Trị quyết tâm tìm kiếm học bổng du học đúng như ước mơ.
Vì điều kiện kinh tế khó khăn, nên Hà đặt mục tiêu phải giành được học bổng toàn phần. Cô tham khảo các điều kiện và học bổng của nhiều trường trên thế giới. Hà đã được học bổng toàn phần tại Đại học Ca’ Foscar, ngôi trường nằm ở thành phố Venice, Ý.
Nữ sinh Nguyễn Thị Hồng Hà tích cực tham gia hoạt động ngoại khoá khi còn là sinh viên ở Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
Hà cho biết, từ lúc xác định được mục tiêu đến khi nộp hồ sơ xin học bổng là 2 tháng. Trong khoảng thời gian đó, cô tập trung toàn lực vào ôn thi IELTS để rèn luyện khả năng tiếng Anh và đáp ứng được yêu cầu của trường. Thời gian này, Hà bảo lưu kết quả học tập tại Học viện Ngoại giao.
“Để có học bổng, ngoài việc sở hữu bảng điểm cao thì phải có nhiều thành tích tham gia các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa ở Việt Nam. Vì thế suốt hơn một năm học, tôi cố gắng tham gia tích cực các hoạt động bề nổi”, nữ sinh bật mí.
Trong hồ sơ xin cấp học bổng, ngoài bảng điểm, chứng chỉ IELTS sẽ đính kèm bài luận và bản CV cá nhân… tất cả đều được dịch sang tiếng Anh, tiếng Ý và nộp trực tiếp lên website của trường.
Sau khi nộp hồ sơ, học sinh phải trải qua vòng phỏng vấn với hội đồng đánh giá của khoa- đây là vòng quyết định việc có được nhận thư mời nhập học hay không, và thứ tự xếp hạng xét chọn học bổng.
Một trong những bí quyết để Hồng Hà chuẩn bị tốt cho vòng phỏng vấn là thấu hiểu sâu sắc về bản thân. Theo cô nhà trường luôn muốn biết những thông tin về thế mạnh, điểm yếu, mục tiêu trong tương lai, hiểu được lý do chọn nước Ý, niềm yêu thích với ngành học.
Sau một năm ôn tập, sự lo lắng, hồi hộp của Hà được giải tỏa khi nhận được email thông báo được 100% học bổng vào ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Ca’ Foscar, Ý. “Tôi vô cùng háo hức, lập tức bắt tay vào chuẩn bị giấy tờ thủ tục nhập học và xin visa. Đây là bước đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng về tài chính để có thể đáp ứng đủ yêu cầu từ phía Đại sứ quán”, nữ sinh chia sẻ.
Suốt quá trình ứng tuyển, ngoài sự nỗ lực của bản thân, Hồng Hà cảm thấy may mắn khi nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đặc biệt thông tin từ các anh chị đã và đang học tập tại Ý chia sẻ.
Video đang HOT
Học ở Ý khác gì ở Việt Nam?
Thời gian đầu khi mới sang Ý, Hồng Hà cảm nhận thấy sự khác biệt lớn giữa hai nền giáo dục Việt – Ý.
Đầu tiên về cơ sở vật chất, thành phố Venice – nơi mang đậm kiến trúc cổ châu Âu. Ở đây, Chính phủ không cho phép xây nhà mới ở trên đảo, nên hầu hết các công trình kiến trúc đều giữ nét đặc trưng, bao gồm cả trường Hà đang học.
Trường như khối lâu đài đồ sộ nổi bồng bềnh trên mặt nước. Dù được xây dựng từ những bức tường gạch cổ kính nhưng cơ sở vật chất bên trong khá hiện đại, phòng học cũng trang bị đầy đủ thiết bị.
Điều Hà thích nhất là trường có thư viện lớn. Sinh viên được phép tự do sử dụng máy tính, máy in, máy photo trong thư viện. Không gian học tập nghiêm túc khiến mọi người có thêm hứng thú. Bản thân Hà thường xuyên học đến khi mặt trời lặn (khoảng 8h tối) mới về nhà.
Nữ sinh Nguyễn Thị Hồng Hà. (Ảnh: NVCC)
Hồng Hà cảm nhận các thầy cô giáo vừa “đáng yêu”, vừa đáng kính, thân thuộc như thầy cô ở Việt Nam. Mỗi người có phương pháp riêng, quan trọng là cách sinh viên tiếp thu và tương tác. Hằng ngày, các thầy cô có một giờ hành chính nhất định, sinh viên có thể đặt lịch hẹn trước và đến trao đổi về những vấn đề chưa rõ của bài học.
Vốn là một người khá thích môi trường quốc tế nên khi được học trong lớp đông sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau, nữ sinh Việt thấy rất hào hứng và thích thú. Ngoài những trao đổi về học tập, đời sống, sinh viên quốc tế còn giúp nhau luyện thêm tiếng Ý để dễ dàng hòa nhập với cuộc sống ở Venice hơn.
Điều khác biệt lớn ở Ý so với Việt Nam là sinh viên chỉ học 2 – 3 môn/ kỳ, mỗi môn học lại kéo dài suốt tuần. Lượng kiến thức vô cùng khổng lồ khiến nữ sinh áp lực trước mỗi kỳ thi.
“Dẫu vất vả nhưng tôi tin quyết định chọn nước Ý để học tập và trải nghiệm là đúng đắn, Hà chia sẻ và cho biết sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn muốn du học ở Ý.
4 nam sinh lọt vào chung kết 'Đường lên đỉnh Olympia' đến từ quê hương Hải Lăng, Quảng Trị
4 nam sinh gồm: Văn Ngọc Tuấn Kiệt, Văn Viết Đức, Phan Đăng Nhật Minh và Lê Thanh Tân Nhật đều là những chàng trai đến từ huyện Hải Lăng - Quảng Trị.
Cả 4 nam sinh này cũng là những gương mặt xuất sắc góp mặt tại Chung kết "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 20, năm thứ 18, năm thứ 17 và năm thứ 15.
Văn Ngọc Tuấn Kiệt
Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia quý III phát sóng trưa ngày 14/6 được nhiều khán giả chờ đợi bởi ngoài cuộc cạnh tranh đến từ các thí sinh giỏi nhất của các tháng, đây sẽ là nơi xác định được cầu truyền hình tiếp theo góp mặt tại trận chung kết của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20.
Theo đó, cuộc thi quý lần này có sự góp mặt của 4 cái tên xuất sắc, đó chính là Nguyễn Như Đức Minh (THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội), Văn Ngọc Tuấn Kiệt (THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị), Ngô Phương Nam (THPT chuyên Lê Thánh Tông - Hội An, Quảng Nam) và Hồ Lê Minh Quân (THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa). Cả 4 thí sinh với những thế mạnh khác nhau cùng bản lĩnh thi đấu vững vàng đã cống hiến cho người xem cuộc cạnh tranh khốc liệt đến tận câu hỏi cuối cùng.
Văn Ngọc Tuấn Kiệt quê Hải Phú - Hải Lăng - Quảng Trị. Với 300 điểm chung cuộc, Văn Ngọc Tuấn Kiệt đã chính thức trở thành người chiến thắng của cuộc thi quý III. Lần lượt xếp sau Tuấn Kiệt là Ngô Phương Nam với 285 điểm; Hồ Lê Minh Quân với 250 điểm và Nguyễn Như Đức Minh với 150 điểm.
Như vậy, Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 đã xác định được 3 thí sinh góp mặt ở trận chung kết năm cũng như các cầu truyền hình trực tiếp cho trận chung kết sắp tới. Ngoài Văn Ngọc Tuấn Kiệt, 2 thí sinh còn lại là Vũ Quốc Anh (THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk) - nhất quý II với 300 điểm; Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) - nhất quý I với 175 điểm.
Văn Viết Đức
Năm 2015, Văn Viết Đức ghi tên mình vào lịch sử Olympia khi trở thành quán quân đầu tiên của tỉnh Quảng Trị.
Giống với đàn em Tuấn Kiệt, Văn Viết Đức cũng sinh ra, lớn lên ở làng Long Hưng, xã Hải Phú và học tập tại THPT Thị xã Quảng Trị.
Viết Đức sở hữu những thành tích xuất sắc trong học tập như: 11 năm liền là học sinh giỏi, 2 lần đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh. Các thầy cô luôn dành cho Đức những lời khen cho sự chăm ngoan, lễ phép và ham học hỏi của mình.
Trước khi trở thành thí sinh đầu tiên có tên trong trận chung kết năm, Đức đã xuất sắc vượt qua 3 đối thủ khác và giành giải Nhất quý I với 225 điểm, sau đó là thành tích 360 điểm tại cuộc thi tuần và 210 điểm tại cuộc thi tháng.
Trong phóng sự của Olympia vào tháng 3 vừa qua, Viết Đức tiết lộ cậu hiện đi thực tập 1 năm tại một công ty xây dựng ở Melbourne. Năm tới, 9X Quảng Trị sẽ trở lại trường để hoàn thành nốt khóa học.
Phan Đăng Nhật Minh
Phan Đăng Nhật Minh (sinh năm 2000) chính là Quán quân "Đường lên Olympia năm 2017". Trước khi đến với Olympia, cựu học sinh THPT Hải Lăng đã gắn với các biệt danh "thần đồng", "cậu bé Google" nhờ vốn kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực.
Đến hiện tại, Nhật Minh cũng là thí sinh có điểm số cao nhất trong lịch sử 20 năm phát sóng Olympia (460 điểm).
Tham dự hành trình leo núi và xuất sắc trở thành quán quân trong trận chung kết năm của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" lần thứ 17, chàng trai đến từ Quảng Trị - Phan Đăng Nhật Minh quyết định tiếp tục hành trình chinh phục giấc mơ tri thức tại Đại học Swinburne, Australia, chuyên ngành Hoá học.
Theo đó, Phan Đăng Nhật Minh sẽ được nhận học bổng toàn phần dành cho bậc đại học tại trường Đại học Kỹ thuật Swinburne (Úc) và giải thưởng tiền mặt 35.000 USD do ban tổ chức trao tặng.
Tại đại học Swinburne, Nhật Minh sẽ theo học chuyên ngành Hoá học bởi niềm đam mê và yêu thích môn Hoá, chính vì vậy việc theo đuổi ngành Hoá học ở bậc đại học từ lâu đã là định hướng của Nhật Minh.
Lê Thanh Tân Nhật
Lê Thanh Tân Nhật ra và lớn lên ở xóm 5 (thôn Quy Thiện, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) và là anh cả trong gia đình có 2 anh em trai, bố làm nghề thợ mộc, mẹ làm nông.
Cuộc thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18 diễn ra đúng vào ngày Quốc khánh 2/9/2018, với sự góp mặt của 4 thí sinh xuất sắc: Lê Thanh Tân Nhật (THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị), Nguyễn Hữu Quang Nhật (THPT Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng), Chu Quang Trường (THPT Nguyễn Chí Thanh, TP HCM) và Nguyễn Hoàng Cường (THPT Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh).
Mặc dù không mang được vòng nguyệt quế chung kết Đường lên đỉnh Olympia về Quảng Trị như 2 đàn anh Văn Viết Đức (quán quân Olympia năm thứ 15) và "Cậu bé Google" Phan Đăng Nhật Minh (quán quân Olympia năm thứ 17). Tuy nhiên, với 120 điểm, cậu học trò nghèo Lê Thanh Tân Nhật cũng đã xuất sắc giành ngôi á quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18.
Nhắc đến Tân Nhật, nhiều người cũng không khỏi ngưỡng mộ bởi thành tích học tập xuất sắc khi 11 năm liên tục là học sinh giỏi. Bên cạnh đó, Tân Nhật còn sở hữu hàng loạt những thành tích học tập nổi bật: Năm cấp 1 đoạt giải Toán trên internet cấp tỉnh, năm cấp 2 đoạt giải 3 môn Hóa cấp huyện. Năm 2017, Tân Nhật đoạt giải Nhất cấp tỉnh cuộc thi "Tự hào Việt Nam" và lọt vào tốp 30 thí sinh xuất sắc của toàn quốc. Tham gia và đạt giải Nhất cuộc thi Chinh Phục do Sở GD&ĐT Quảng Trị phối hợp với Đài truyền hình Quảng Trị tổ chức...
Đại học Huế miễn phí toàn bộ lệ phí xét tuyển học bạ Thời gian công bố kết quả xét tuyển, dự kiến trước 17 giờ ngày 20-7-2020 và thời gian xác nhận nhập học của thí sinh từ ngày 21-7 đến trước 17 giờ ngày 27-7-2020. Đại học Huế sẽ miễn toàn bộ lệ phí đăng ký xét tuyển cho thí sinh. Ngày 19-5, Đại học Huế cho biết, đơn vị tiếp nhận hồ sơ...