Hành trình phi thường của bệnh nhân đầu tiên được ghép gan ở Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Ước mơ của Nguyễn Thị Diệp còn dang dở nhưng hành trình chiến đấu chống lại bệnh tật đã truyền cảm hứng và gây xúc động với nhiều người.

Sáng 29/11, tài khoản Facebook Nguyễn Diệp – bệnh nhân đầu tiên được ghép gan tại Việt Nam – phủ một màu đen. Tên thay thế của tài khoản này cũng được ghi “tưởng nhớ”, khiến không ít người bàng hoàng vì sự ra đi của cô gái 25 tuổi ở Nam Định.

Người thân và bạn bè của Diệp gửi lời chia buồn, tạm biệt tới chiến binh dũng cảm. “Vậy là kỳ tích đã không đến với gia đình mình một lần nữa! Em yên nghỉ nhé!”, một người thân viết trên trang cá nhân.

Sau 17 năm sống cùng lá gan của người cha, phép màu đã không tới với Nguyễn Thị Diệp. Cô ra đi vào rạng sáng 29/11, ít ngày trước khi bước vào đợt điều trị tiếp theo, chờ được ghép tạng lần hai.

Hành trình phi thường của bệnh nhân đầu tiên được ghép gan ở Việt Nam - Hình 1

Một trong những hình ảnh cuối cùng của Nguyễn Thị Diệp. Ảnh: Facebook nhân vật.

16 giờ cân não cho ca phẫu thuật lịch sử

Vừa chào đời, Diệp đã bị teo đường mật bẩm sinh. Cô bé phải trải qua ca phẫu thuật nối đường mật với ruột (Kazai) vào năm 3 tuổi. Lên 9 tuổi, bệnh tình của em chuyển biến xấu. Diệp buộc phải dừng việc học, lên Hà Nội điều trị. Cha mẹ Diệp không có thu nhập ổn định, khó khăn chồng chất. Họ làm mọi việc để kiếm tiền trang trải và lo viện phí cho con gái.

Ban đầu, em được nhận gan từ một trong hai người cho là ông nội hoặc cha. Cuối cùng, lá gan phù hợp là của cha. Để tiến hành ca phẫu thuật, các y bác sĩ của Học viện Quân y 103 đã phải chuẩn bị trong 5 năm. Nhiều chuyên gia được cử đi nước ngoài học về kỹ thuật ghép gan, miễn dịch, huyết học… Nhiều bệnh viện trong nước cử y, bác sĩ ra nước ngoài học hỏi, theo dõi, quan sát ca ghép gan lịch sử.

Sáng 31/1/2004, ca ghép gan đầu tiên của Việt Nam cho bệnh nhi Nguyễn Thị Diệp được tiến hành tại khoa Phẫu thuật tạo hình, Học viện Quân y 103. Ca phẫu thuật được sự giúp đỡ của bác sĩ người Nhật Masatoshi Makuuchi cùng ê-kíp 12-14 chuyên gia đầu ngành của Việt Nam tại Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai.

Sau 16 giờ cân não, Nguyễn Thị Diệp đã được hồi sinh. Chi phí của ca ghép gan này là 2,6 tỷ đồng. Người chỉ huy kíp mổ lịch sử năm đó là GS.TS Lê Thế Trung.

Nhiều năm đã qua, giáo sư, tiến sĩ thầy thuốc nhân dân Đỗ Tất Cường – nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 – vẫn không quên giây phút bước vào ca phẫu thuật lịch sử. Để chuẩn bị cho ngày mổ, toàn bộ ê-kíp đã sẵn sàng từ 5h. Các y, bác sĩ thức trọn 24 giờ, đến sáng hôm sau mới hoàn thành ca ghép tạng. Không ngơi nghỉ dù chỉ một phút, họ lại tiếp tục túc trực suốt đêm như vậy vào ngày hôm sau.

“Nếu mệt quá, chúng tôi chia nhau tựa lưng vào ghế tranh thủ chợp mắt một lúc. Ghép gan không giống thận. Chúng tôi không được sử dụng máy hỗ trợ. Vì vậy, chúng tôi liên tục túc trực để đảm bảo ổn định cho người cho – nhận. Gần như không ai dám ngủ và đều bị áp lực tâm lý cực kỳ lớn”, GS.TS Đỗ Tất Cường nhớ lại.

Video đang HOT

Từ sau ca ghép gan thành công năm 2004, sức khỏe của Diệp dần ổn định. Tuy nhiên, nữ bệnh nhân phải sử dụng thuốc chống thải ghép. Cô tốt nghiệp Trung cấp Quân y và được chính nơi đã hồi sinh mình nhận vào làm việc. Hàng ngày, cô phụ trách bốc, cân và phân loại thuốc. Vì sức khỏe, Diệp được ưu tiên không phải trực đêm. Bệnh viện Quân y 103 trở thành ngôi nhà thứ hai. Cô gái nhỏ năm nào dần chững chạc trong chiếc áo blouse trắng.

Hành trình phi thường của bệnh nhân đầu tiên được ghép gan ở Việt Nam - Hình 2

Nguyễn Thị Diệp và bố sau ca ghép gan cách đây gần 17 năm .

Từng hy vọng phép màu đến lần nữa

Một năm trở lại đây, sức khỏe của Nguyễn Thị Diệp có chuyển biến xấu. Ban đầu, cơ thể Diệp mệt mỏi kèm đi ngoài nhiều nhưng cô không nghĩ bệnh trở nặng. Chỉ đến khi bụng chướng to, không ăn uống được, cô mới đi kiểm tra và kết quả chẩn đoán bị men gan tăng cao, xơ gan.

Cô phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 103 vì xơ hóa toàn bộ gan. Diệp gầy rộc, chỉ nặng 38 kg. Ở trên giường bệnh, toàn thân cô gái nhuốm màu vàng, xanh xao, tay chi chít gạc và kim tiêm. Thời điểm đó, Diệp bộc bạch: “Sinh mạng mình phụ thuộc hoàn toàn vào đợt ghép tạng chưa có ngày cụ thể”.

Nữ bệnh nhân đã được điều trị nhưng dấu hiệu không thuyên giảm. Để đảm bảo sức khỏe, cô gái 25 tuổi phải truyền huyết tương, đạm 2 lọ/ngày và một chai Abumin cách ngày. Cấu trúc giải phẫu phần gan lấy để ghép của Diệp đã có những biến đổi về mạch máu, tổ chức nên chức năng tạng bước vào giai đoạn xấu. Các bác sĩ đã tính đến chuyện ghép gan, hy vọng một lần nữa hồi sinh bệnh nhân này.

Bà Phạm Thị Thoa, mẹ của bệnh nhân, bỏ hết công việc để chăm sóc con. Để tiết kiệm tiền, bà ngủ ngoài hành lang. Bố của Diệp – ông Nguyễn Văn Phòng – từng đề nghị hai vợ chồng thuê nhà tại Hà Nội để cùng chăm con. Tuy nhiên, ở quê, họ còn một mẹ già 74 tuổi bị liệt.

Hành trình phi thường của bệnh nhân đầu tiên được ghép gan ở Việt Nam - Hình 3

Bệnh nhân Nguyễn Thị Diệp khi chờ ghép tạng lần hai. Ảnh: Báo Lao động.

Cuộc sống của cô gái lại một lần nữa gắn với chiếc giường bệnh và hàng chục vết kim tiêm, truyền thuốc. Bà Thoa kể gần đây con gái thường xuyên lên cơn động kinh. Người mẹ không dám rời con nửa bước. “Ước nguyện lớn nhất của tôi là có thể hiến gan cứu con thêm lần nữa”, bà Thoa nói, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt chực chờ rơi.

Năm 2004, lá gan hồi sinh Diệp là do cha hiến tặng. Tuy nhiên, theo lời Diệp kể, sau đó, sức khỏe của ông, nay đã bước sang tuổi 48, yếu đi nhiều. Bà Thoa trở thành trụ cột chính trong gia đình. “Nếu mẹ hiến gan nữa, cả nhà chẳng còn nổi một người khỏe mạnh”, Diệp rơi nước mắt.

Theo Phó giáo sư Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Hồi sức cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Quân y 103, Nguyễn Thị Diệp là trường hợp ghép gan có thể sống lâu nhất tại Việt Nam từ trước đến nay. “Bệnh nhân đã sống với lá gan ghép trong 17 năm. Song, gan ghép cũng có tuổi thọ, tình trạng của Diệp cũng là điều tất yếu”, ông nói.

Ghép gan là thủ thuật phức tạp. Tại Việt Nam, chỉ một số cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) từng thực hiện. Bác sĩ sẽ phải cắt bỏ lá gan bệnh, thay toàn bộ hoặc một phần từ tạng mới từ người hiến chết não hoặc tình nguyện viên còn sống.

Trong lần tái ghép, bệnh nhân sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề phức tạp, nguy hiểm hơn so với ca phẫu thuật đầu tiên. Diệp mắc thêm bệnh động kinh, hệ miễn dịch suy giảm, thách thức với các bác sĩ là quản lý bệnh nhân và phòng tránh các biến chứng. “Tôi hy vọng có đủ tài chính và nguồn gan ghép để tái sinh cho Diệp lần hai”, Phó giáo sư Mạnh nói thêm.

Ngoài thách thức chưa tìm được nguồn ghép gan phù hợp, Diệp và gia đình còn phải đối mặt gánh nặng chi phí cho phẫu thuật. Mỗi ngày, cô gái luôn nung nấu niềm mong mỏi và khao khát sống mãnh liệt.

Theo chia sẻ từ người nhà bệnh nhân, cách đây khoảng một tuần, Diệp được các bác sĩ tại Bệnh viện Quân y 103 chỉ định về nhà nghỉ ngơi để cơ sở y tế này chuẩn bị trang thiết bị máy móc cho đợt điều trị tiếp theo. Tuy nhiên, mong ước của Diệp đã không thành hiện thực.

Ước mơ của cô vẫn dang dở nhưng hành trình mà Diệp, gia đình và các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật lịch sử năm nào là dấu mốc quan trọng của nền y học Việt Nam và khiến nhiều người xúc động.

Cô gái được ghép gan đầu tiên ở Việt Nam mong tái sinh lần 2

Sau gần 17 năm được ghép gan cô gái trẻ Nguyễn Thị Diệp lại đối mặt với nguy cơ tái ghép gan mới giữ được sự sống.

Cô gái được ghép gan đầu tiên ở Việt Nam mong tái sinh lần 2 - Hình 1


Diệp trên giường bệnh với hy vọng được ghép gan lần 2

Mẹ muốn tiếp nối bố hiến gan cho con, nhưng...

Gần 1 năm nay, Nguyễn Thị Diệp (SN 1995 ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), bệnh nhân ghép gan đầu tiên ở Việt Nam, liên tục nhập viện vì dấu hiệu sơ hóa toàn bộ gan. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, sinh mạng của Diệp hoàn toàn phụ thuộc vào lần tái ghép gan.

Cả cơ thể Diệp giờ nhuộm một màu vàng bủng, từ 50kg sau những đợt điều trị giờ em chỉ còn 42kg. Nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, Diệp khe khẽ nói: "Buồn quá chị ạ, em những tưởng mình khỏe rồi, đi làm được rồi, thế mà giờ lại nằm bẹp ở đây và lại chờ ghép tạng".

Xoa nhè nhẹ lên cánh tay con tím bầm những viết lấy ven để truyền thuốc, chị Phạm Thị Thoa miệng cười nhẹ nhưng giọt lệ cứ đong đầy trong mắt: "Có mỗi cô con gái mà từ bé đến lớn cứ lấy bệnh viện làm nhà. Chị muốn hiến một phần gan để ghép cho con trong lần tới nhưng...".

Tiếp lời mẹ, Diệp chia sẻ: "Em không muốn mẹ hiến gan cho em bởi từ ngày bố hiến gan cho em đã yếu hẳn, trăm sự đều đổ lên đầu mẹ. Giờ mẹ lại hiến nữa thì gia đình em biết phải làm sao".

Trước đó, sau ca ghép gan đầu tiên ở Việt Nam (ngày 31/1/2004) và nhiều năm sau, sức khỏe phục hồi, Diệp lại đi theo ngành dược để có thể tự chăm sóc cho bản thân và chăm lo cho mọi người. Tốt nghiệp, Học viện Quân y lại tiếp tục cưu mang khi nhận Diệp về công tác ở khoa Dược với công việc nhẹ nhàng phù hợp sức khỏe.

2 năm công tác tại Bệnh viện Quân y 103 là thời gian sức khỏe của Diệp rất tốt, có lẽ cũng vì thế mà Diệp chủ quan hơn. "Ban đầu em thấy cơ thể mệt mỏi, đi ngoài nhiều nhưng không nghĩ bệnh mình trở nặng.

Chỉ đến khi bụng trướng to, không ăn uống được, lúc đó em mới tìm đến bác sĩ. Kết quả xét nghiệm men gan tăng cao, xơ gan. Được điều trị nhưng các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm", Diệp chia sẻ.

Mỗi ngày, để đảm bảo sức khỏe, Diệp được chỉ định truyền huyết tương, đạm 2 lọ/ngày và cách ngày truyền Abumin... "Diệp ngày càng yếu, chỉ có thể đi lại vệ sinh túc tắc trong phòng còn không thể tự mình đi ra ngoài được.

Hôm trước, bác sĩ điều trị có nói các chỉ số của Diệp rất kém, bệnh viện đã tính đến việc ghép lại gan cho Diệp, đã đưa vào danh sách chờ ghép", chị Thoa cho hay.

Ghép gan lần 2 sẽ phức tạp nhưng cơ hội sống vẫn rộng mở

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Đại tá, PGS. TS. Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Hồi sức cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết: "Gan ghép cũng có tuổi thọ, tuy nhiên chúng tôi đánh giá trường hợp của Diệp là thành công lớn khi gần 17 năm Diệp sống với gan mới của bố. Đây là trường hợp ghép gan có kết quả dài nhất ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, gan là tạng lạ của cơ thể nên khi vào cơ thể luôn luôn có xu hướng đẩy tạng ghép ra ngoài (quá trình thải ghép)".

Nhắc đến Diệp, ông Mạnh nhận định: "Quá trình thải ghép âm thầm diễn ra nhiều năm, tuy nhiên gần đây Diệp có những đợt thải ghép mãn tính mạnh khiến chức năng gan bị ảnh hưởng, tăng men gan, ăn uống kém, mệt mỏi hơn.

Do cấu trúc giải phẫu phần gan lấy để ghép cho cháu có những biến đổi về mạch máu, về tổ chức, nên chức năng tạng của cháu đã bắt đầu vào giai đoạn xấu, cần phải tính đến chuyện ghép gan. Thời gian ghép lúc nào còn phụ thuộc vào sức khỏe của cháu".

Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn tạng và kinh phí để thực hiện ca ghép gan lần 2 cho Diệp. "Cháu có 2 em trai (một đã trưởng thành) và mẹ. Nguồn gan từ huyết thống thân thuộc là tốt nhất. Nếu không có thì cơ hội vẫn còn rộng, từ người chết não hoặc người khác hiến một phần gan cho cháu", ông Mạnh cho hay.

Theo ông Mạnh, so với ghép gan lần 1, nếu Diệp ghép gan lần 2 sẽ phải đối mặt với những vấn đề phức tạp hơn, vì cơ thể sinh ra các kháng thể để chống lại mảnh ghép và tình hình miễn dịch của bệnh nhân sẽ càng khó khăn hơn. Việc quản lý bệnh nhân sử dụng thuốc và phòng tránh các biến chứng cũng khó khăn hơn lần đầu.

"Nhưng như vậy không có nghĩa là không thực hiện được. Tôi hy vọng có đủ tài chính và nguồn gan ghép, cháu Diệp hoàn toàn có thể ghép gan", PGS. TS. Mạnh nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tham gia giải chạy ở Huế, người phụ nữ tử vongTham gia giải chạy ở Huế, người phụ nữ tử vong
13:50:50 07/04/2025
Bài kiểm tra 30 giây tại nhà giúp đánh giá nguy cơ ung thưBài kiểm tra 30 giây tại nhà giúp đánh giá nguy cơ ung thư
11:14:40 08/04/2025
Dùng thuốc chống đông máu, những lưu ý người bệnh cần biếtDùng thuốc chống đông máu, những lưu ý người bệnh cần biết
14:22:36 07/04/2025
Rau mồng tơi tốt nhưng những người này không nên ănRau mồng tơi tốt nhưng những người này không nên ăn
16:56:00 07/04/2025
Hội chứng đau nhức vùng sọ mặt: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhHội chứng đau nhức vùng sọ mặt: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
05:48:54 08/04/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
16:52:58 07/04/2025
8 kiểu giấc mơ nhắc bạn chú ý vấn đề sức khỏe8 kiểu giấc mơ nhắc bạn chú ý vấn đề sức khỏe
17:12:34 07/04/2025
4 cảnh báo nguy hiểm cần nội soi dạ dày càng sớm càng tốt4 cảnh báo nguy hiểm cần nội soi dạ dày càng sớm càng tốt
06:52:59 07/04/2025

Tin đang nóng

Quỳnh Lương lên tiếng tin bị chồng bỏ, phải về nhà ngoại gấp sau 3 tuần làm đám hỏiQuỳnh Lương lên tiếng tin bị chồng bỏ, phải về nhà ngoại gấp sau 3 tuần làm đám hỏi
17:06:28 08/04/2025
Chồng thiếu gia của Midu không để ý có camera lia trúng, liên tục làm 1 hành động lạ giữa sự kiệnChồng thiếu gia của Midu không để ý có camera lia trúng, liên tục làm 1 hành động lạ giữa sự kiện
18:15:34 08/04/2025
Đề nghị xử phạt công ty sản xuất kẹo rau Kera cho Quang Linh VlogsĐề nghị xử phạt công ty sản xuất kẹo rau Kera cho Quang Linh Vlogs
20:01:54 08/04/2025
Mẹ đi chợ về thấy con gái 2 tuổi tử vong dưới mươngMẹ đi chợ về thấy con gái 2 tuổi tử vong dưới mương
20:19:40 08/04/2025
Phu nhân hào môn Lê Tư khoe ảnh mặt mộc ở tuổi 53: Nhan sắc sau phẫu thuật thẩm mỹ gây chú ýPhu nhân hào môn Lê Tư khoe ảnh mặt mộc ở tuổi 53: Nhan sắc sau phẫu thuật thẩm mỹ gây chú ý
19:53:18 08/04/2025
Báo chí Hàn Quốc chỉ trích Garo Sero: Bịa đặt, xâm phạm đời tư nghệ sĩBáo chí Hàn Quốc chỉ trích Garo Sero: Bịa đặt, xâm phạm đời tư nghệ sĩ
17:03:25 08/04/2025
Ô tô rú ga nhưng không chạy, chồng đến hỗ trợ vợ không may tông chết ngườiÔ tô rú ga nhưng không chạy, chồng đến hỗ trợ vợ không may tông chết người
21:04:08 08/04/2025
Cuộc sống của người phụ nữ gần 10 năm nay không tiêu tiềnCuộc sống của người phụ nữ gần 10 năm nay không tiêu tiền
17:03:47 08/04/2025

Tin mới nhất

Suýt mù lòa, để lại di chứng suốt đời vì... "bụi bay vào mắt"

Suýt mù lòa, để lại di chứng suốt đời vì... "bụi bay vào mắt"

11:05:20 08/04/2025
Nhiều trường hợp gặp tai nạn tưởng chừng rất bình thường, thậm chí chỉ bị hạt bụi bay vào mắt nhưng không xử trí đúng cách và kịp thời, phải đi cấp cứu trong tình trạng tổn thương nặng nề.
3 món khoái khẩu của nhiều người nhưng gây hại cho não

3 món khoái khẩu của nhiều người nhưng gây hại cho não

08:57:15 08/04/2025
Lượng đường tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).
Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị huyết áp cao

Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị huyết áp cao

08:50:00 08/04/2025
Các bà mẹ mới sinh thường bị căng thẳng và thiếu ngủ, tình trạng này có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, hãy đảm bảo thực hiện những việc giúp giảm căng thẳng, đơn giản như nghe nhạc êm dịu hoặc thiền hoặc viết ra suy nghĩ của mình trong ...
Chế độ ăn tham khảo khi mắc bệnh Babesia

Chế độ ăn tham khảo khi mắc bệnh Babesia

08:39:02 08/04/2025
Nếu không có đường ruột khỏe mạnh, rất khó để ngăn ngừa và phục hồi sau bất kỳ bệnh nhiễm trùng mạn tính nào. Vì thực phẩm và lối sống là những yếu tố chính thúc đẩy chức năng đường ruột, nên việc đưa chúng vào kế hoạch điều trị là điều...
Chủ động phòng chống dịch cúm A (H5N1) trên người

Chủ động phòng chống dịch cúm A (H5N1) trên người

06:30:54 08/04/2025
Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Thú y và Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương cả nước.
Việc cắt giảm viện trợ đang đe dọa cam kết chấm dứt tử vong khi sinh

Việc cắt giảm viện trợ đang đe dọa cam kết chấm dứt tử vong khi sinh

06:16:29 08/04/2025
Tất cả các quốc gia cần tăng cường đầu tư khẩn cấp vào các nữ hộ sinh, y tá và nhân viên y tế cộng đồng để đảm bảo mỗi bà mẹ và đứa trẻ đều có cơ hội sống sót và phát triển.
Lá bưởi có tác dụng gì?

Lá bưởi có tác dụng gì?

05:45:25 08/04/2025
Không nên lạm dụng quá nhiều hoặc dùng liên tục trong thời gian dài mà không có chỉ định từ thầy thuốc. Người bị dị ứng với tinh dầu hoặc có cơ địa nhạy cảm nên thử lượng nhỏ trước khi sử dụng toàn thân.
Bạn có đang uống nước sai cách?

Bạn có đang uống nước sai cách?

05:39:19 08/04/2025
Ngộ độc nước có thể xảy ra khi uống hơn 1 lít nước mỗi giờ, nhưng nó cũng thường xuyên xảy ra ở các vận động viên cường độ cao, những người cuối cùng uống nhiều nước trong quá trình tập luyện, nhưng không thay thế lượng khoáng chất đang...
Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể

Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể

23:07:14 07/04/2025
Nhiều gia đình sử dụng màng bọc thực phẩm như một công cụ tiện lợi để bảo quản bữa ăn. Nhưng chỉ một vài sai sót nhỏ trong thói quen sử dụng cũng có thể gây ra hậu quả.
Chó nghi dại cắn liên tiếp 5 người cùng xã ở Vũng Tàu

Chó nghi dại cắn liên tiếp 5 người cùng xã ở Vũng Tàu

22:31:22 07/04/2025
Trong số này, 3 người đã được tiêm đầy đủ huyết thanh kháng dại (SAR) và vaccine phòng dại, trong khi 2 người còn lại đã tiêm vaccine, đang được tiếp tục theo dõi và tư vấn tiêm bổ sung.
Nghỉ hưu đem lại thay đổi lớn cho sức khỏe não bộ

Nghỉ hưu đem lại thay đổi lớn cho sức khỏe não bộ

17:06:01 07/04/2025
Giáo sư Chen cho rằng công việc tình nguyện sẽ giúp ích trong việc này. Nghiên cứu ghi nhận người thường xuyên làm tình nguyện khi nghỉ hưu thì tình trạng lão hóa sinh học chậm hơn, ngăn chặn được sự suy giảm nhận thức bằng cách duy trì...
Loét thực quản: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Loét thực quản: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

15:42:59 07/04/2025
Loét thực quản xảy ra khi lớp niêm mạc của thực quản bị ăn mòn. Lớp nhầy bảo vệ mất đi tạo điều kiện cho acid dạ dày và những dịch vị khác kích thích thành thực quản, gây viêm hoặc thậm chí hình thành vết loét ở thực quản.

Có thể bạn quan tâm

Tưởng trúng số vì lấy được chồng giàu, 1 lần lén chuyển cho bố 50 triệu chữa bệnh, tôi phải trả giá đắt đau thấu xương

Tưởng trúng số vì lấy được chồng giàu, 1 lần lén chuyển cho bố 50 triệu chữa bệnh, tôi phải trả giá đắt đau thấu xương

Góc tâm tình

22:53:17 08/04/2025
Tôi từng nghĩ, phụ nữ lấy được chồng giàu là xem như trúng số. Ít ra, cũng không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền. Nhưng làm dâu nhà giàu, không phải là sướng mà là nghệ thuật sống sót
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz Hàn sinh con trai đầu lòng cho người tình hơn tuổi

"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz Hàn sinh con trai đầu lòng cho người tình hơn tuổi

Sao châu á

22:53:02 08/04/2025
Ngày 8/4, nữ diễn viên Kim Min Hee (43 tuổi) đã hạ sinh con trai tại một trung tâm chăm sóc sau sinh ở thành phố Hanam, Hàn Quốc.
Dàn nghệ sĩ thăm Bảo tàng đạo Mẫu, tổ chức sinh nhật cho Xuân Hinh

Dàn nghệ sĩ thăm Bảo tàng đạo Mẫu, tổ chức sinh nhật cho Xuân Hinh

Sao việt

22:49:27 08/04/2025
Các nghệ sĩ: Thu Trang, Tiến Luật, rapper Đinh Tiến Đạt... vừa có chuyến thăm Bảo tàng đạo Mẫu của nghệ sĩ Xuân Hinh tại Hà Nội.
Cứu người nhảy sông, phát hiện thêm thi thể dưới cầu ở TPHCM

Cứu người nhảy sông, phát hiện thêm thi thể dưới cầu ở TPHCM

Tin nổi bật

22:44:36 08/04/2025
Trong lúc tìm cách cứu thanh niên nhảy từ cầu Bình Lợi (TP Thủ Đức, TPHCM) xuống sông Sài Gòn, người đàn ông đã phát hiện thêm một thi thể trong tư thế treo cổ dưới gầm cầu.
Tranh cãi cảnh "nóng" ở phim Địa đạo: Chân thực hay thi vị hóa chiến tranh?

Tranh cãi cảnh "nóng" ở phim Địa đạo: Chân thực hay thi vị hóa chiến tranh?

Hậu trường phim

22:40:21 08/04/2025
Các chuyên gia, nhà làm phim đã chia sẻ những góc nhìn về cảnh nóng trong phim chiến tranh Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối .
Uống hết 7749 sạp dừa Bến Tre, đang hí hửng mong con da trắng nõn nà, mẹ bỉm xém xỉu khi thấy cảnh này

Uống hết 7749 sạp dừa Bến Tre, đang hí hửng mong con da trắng nõn nà, mẹ bỉm xém xỉu khi thấy cảnh này

Netizen

22:31:23 08/04/2025
Cứ mẹ bầu nào mang bầu đều sẽ được nghe một truyền thuyết, đó là cứ uống nước dừa thì con sinh ra sẽ trắng trẻo, hồng hào. Thế nên, không biết từ bao giờ, thức uống này được xem như thần dược bởi cứ như uống vào là con sẽ trở thành mẫu ...
Tiết lộ về kiệt tác phim Việt được thực hiện với kinh phí chưa tới 300.000 đồng

Tiết lộ về kiệt tác phim Việt được thực hiện với kinh phí chưa tới 300.000 đồng

Tv show

22:29:22 08/04/2025
Cánh đồng hoang là tác phẩm tiêu biểu của cố đạo diễn - NSND Nguyễn Hồng Sến, dựa trên kịch bản của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và phần nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Sự hết thời của một ngôi sao: "Center quốc dân" bị ghẻ lạnh vì scandal tình ái, danh tiếng lao dốc không phanh

Sự hết thời của một ngôi sao: "Center quốc dân" bị ghẻ lạnh vì scandal tình ái, danh tiếng lao dốc không phanh

Nhạc quốc tế

21:54:42 08/04/2025
Làng giải trí Hoa Ngữ từng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của những ngôi sao trẻ, nhưng không phải ai cũng có thể giữ vững vị trí đỉnh cao mãi mãi.
Phim Hàn hay điên đảo đang viral khắp MXH: Kịch bản được khen logic đến tận cùng, nói không với tình tiết "mất não"

Phim Hàn hay điên đảo đang viral khắp MXH: Kịch bản được khen logic đến tận cùng, nói không với tình tiết "mất não"

Phim châu á

21:05:39 08/04/2025
Bộ phim hiện đang gây sốt nhờ kịch bản chặt chẽ, cực kỳ logic và khắc họa một cách sâu sắc những mặt trái của con người thông qua việc xây dựng các nhân vật.
Đập ổ khóa, dựng hiện trường giả bị trộm để gia đình cho tiền

Đập ổ khóa, dựng hiện trường giả bị trộm để gia đình cho tiền

Pháp luật

20:59:21 08/04/2025
Người đàn ông ở Đà Nẵng bị tội phạm lừa đảo qua mạng chiếm đoạt 70 triệu đồng nên nảy sinh ý định báo tin giả phòng trọ bị trộm đột nhập, để gia đình cho tiền lấy vốn làm ăn và trả nợ.
Casemiro bỗng hay trở lại khiến MU khó xử

Casemiro bỗng hay trở lại khiến MU khó xử

Sao thể thao

20:54:59 08/04/2025
Tiền vệ người Brazil đã lấy lại tầm ảnh hưởng ở hàng tiền vệ MU. Tuy nhiên nếu Casemiro cứ đá hay thế này thì Quỷ đỏ sẽ càng thêm phần... đau đầu.