Hành trình gian nan trở thành giáo viên của thầy giáo người Rục

Theo dõi VGT trên

Để trở thành một thầy giáo được đứng trên bục giảng như hiện nay, thầy Hồ Tiến Nam đã trải qua những tháng năm phấn đấu học tập đầy khó khăn và vất vả.

Thầy Hồ Tiến Nam, (sinh năm 1998), hiện là giáo viên tiểu học của trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thượng Hóa, (huyện Minh Hóa, Quảng Bình).

Thầy là người dân tộc Rục đầu tiên trở thành giáo viên tại tỉnh Quảng Bình sau những tháng năm phấn đấu học tập không biết mệt mỏi.

Hành trình gian nan trở thành giáo viên của thầy giáo người Rục - Hình 1

Thầy Hồ Tiến Nam là người dân tộc Rục đầu tiên trở thành giáo viên. (Ảnh: NVCC)

Đến tận bây giờ, khi đã có 4 năm đứng trên bục giảng, thầy Hồ Tiến Nam vẫn nhớ như in những năm tháng tuổi thơ đầy cơ cực để theo đuổi con chữ và trở thành thầy giáo.

Hồ Tiến Nam được sinh ra trong một gia đình nghèo, có 8 anh chị em ở xã miền núi Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.

Trước năm 1959, ông bà và bố mẹ Nam vẫn còn ở trong hang đá. Sau đó, được Bộ đội biên phòng phát hiện và đưa về với thế giới văn minh.

Khi Nam ở độ tuổi đến trường, được giáo viên vận động đến lớp, Nam cũng theo lũ bạn đi học cho vui.

Nhưng không ngờ, cậu bé nhỏ con ấy lại thấy rất hứng thú khi tiếp xúc với con chữ. Trong gần 3 năm đầu học tại Trường tiểu học Yên Hợp, Nam luôn dẫn đầu lớp về thành tích học tập.

Học xong kỳ 1 năm lớp 3, anh phải băng rừng vượt suối về Trường dân tộc nội trú huyện Minh Hóa học. Đường đi thời đó rất khó khăn, Hồ Tiến Nam đã phải trải qua những ngày rất vất vả và gian nan.

Hành trình gian nan trở thành giáo viên của thầy giáo người Rục - Hình 2

Thầy Nam cùng các học trò của mình. (Ảnh: NVCC)

Video đang HOT

Những ngày đầu “hạ sơn” về trường mấy người bạn đi cùng. Nhưng rồi, các bạn của Nam bỏ học dần vì đường đi lại quá khó khăn. Có những ngày, Nam phải đi một mình đến trường nhưng anh vẫn quyết tâm không bỏ học.

“Hồi đó nhà mình nghèo lắm, bố mẹ không có tiền nên nhiều lần mình phải gùi theo ít củ sắn ra chợ Trung Hóa bán lấy tiền đi xe ôm. Có khi chẳng có ai mua, nên đành phải đi bộ về xuôi luôn”, Nam kể lại.

Gần 7 năm học, đôi chân của Hồ Tiến Nam vẫn bền bỉ đi trên con đường mòn, xuyên qua những cánh rừng già, những con suối sâu thẳm để đến trường.

Học xong cấp 2, Nam tiếp tục học cấp 3 ở Trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình. Ba năm sau, Nam được tuyển vào Trường Đại học Quảng Bình, chuyên ngành sư phạm tiểu học.

Năm 2013, sau 5 năm “dùi mài kinh sử” Hồ Tiến Nam tốt nghiệp Đại học với tấm bằng loại khá. Sau đó, anh được phân công về công tác tại Trường Tiểu học Yên Hợp (nay là Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thượng Hóa).

Thầy Nam tâm sự: “Là người đầu tiên ở địa phương được làm thầy giáo, mình cảm thấy rất vui và tự hào. Qua mỗi tuổi nghề, mình càng thấy tự tin, chín chắn hơn khi đứng trên bục giảng”.

Khi được hỏi về những lời chúc của phụ huynh, học sinh dịp 20/11, thầy Nam cười và nói rằng, ở vùng miền núi biên giới khó khăn, ngày 20/11 cũng giống bao ngày bình thường khác, vì phụ huynh, học sinh không biết ngày 20/11 là ngày gì.

“Chỉ có một số học sinh cấp 2 biết đến ngày này, còn học sinh cấp 1 thì không biết. Nhân dịp này, nhận được từ các em học sinh những con điểm 9, điểm 10 là mình thấy vui lắm rồi. Đó là món quà lớn nhất mà học sinh tặng thầy giáo đó”, thầy Nam nói.

Thầy Cao Tiến Thông, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thượng Hóa cho biết, thầy Hồ Tiến Nam là người đồng bào dân tộc Rục đầu tiên trở thành giáo viên.

Bản thân thầy Nam trước đây cũng là học sinh trường này, em ấy đã chịu khó học tập và thi đỗ vào khoa sư phạm tiểu học, trường Đại học Quảng Bình.

“Khi về công tác tại trường, thầy Nam là người địa phương nên rất am hiểu tập quán, cách sống, đặc thù của học sinh ở đây.

Hơn nữa, thầy luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình giảng dạy, cũng như trong việc phối hợp với nhà trường, bộ đội biên phòng vận động học sinh đến lớp. Vì vậy, việc đảm bảo sỉ số của trường lớp, thầy Nam là người có rất nhiều đóng góp”, thầy Thông nói thêm.

Khoảng những năm 1958-1959, công an vũ trang (nay là biên phòng) phát hiện nhóm người nguyên thủy sống giữa rừng ở khu vực biên giới Quảng Bình. Đầu năm 1960, người Rục được vận động ra sinh sống tập trung, lúc ấy chỉ có 34 người.

Đến năm 2012, lần đầu tiên, Đồn biên phòng Cà Xèng giúp người Rục làm lúa nước, tự đảm bảo được một phần lương thực.

Theo GDVN

Ngày 20.11 của những cô giáo đặc biệt: Dạy con mà trào nước mắt

Có những trẻ ngày đầu đến lớp chỉ nhìn lên trần và cười hềnh hệch, có trẻ thì gào thét cả ngày không ngớt, có trẻ tự dưng xông vào cô cào cấu, dứt tóc, đấm thùm thụp... cô đau đớn nhưng chỉ dám gạt nước mắt để rồi lại ân cần, nhẹ nhàng với các con.

Mừng rơi nước mắt khi trò đòi... đi tè

Trong tiếng nhạc rộn ràng, giờ học vận động của học sinh tại lớp học Tương Lai Mới (Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội) diễn ra khá vất. Tiết học chỉ với 7 - 8 bạn nhỏ có đến 3 cô giáo quay như chong chóng vừa hướng dẫn con múa, vừa xếp lại hàng ngũ, vừa dỗ dành, thay quần áo cho các con.

Có bạn đứng đung đưa theo nhạc được vài giây thì lại quay ra chạy quanh lớp 1 vòng, có bé chừng 6 - 7 tuổi rất cao lớn, bụ hẫm nhưng chỉ đứng im cười ngô nghê, cô phải đến cầm tay đưa theo điệu nhạc. Bé khác vác ghế ngồi quay ngược lại với lớp nhìn ra ngoài đường, có bạn đang múa bất thình lình khóc ré lên không ngớt, một bạn nữ chừng 5 tuổi đang lắc lư theo nhạc tự dưng đứng khựng lại mặt đần ra ngơ ngác vì vừa ị đùn...

Ngày 20.11 của những cô giáo đặc biệt: Dạy con mà trào nước mắt - Hình 1

Một tiết học vận động tại Lớp học Tương Lai Mới (ảnh: Tùng Anh)

Đó là những cung bậc cảm xúc diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại lớp học can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ của cô giáo Lương Thị Bích Hạnh.

Lớp có hơn chục bé nhưng đủ các độ tuổi, mỗi bé một cá tính, một biểu hiện đặc biệt, trẻ thì tăng động nói cười không ngớt, trẻ thì thờ ơ, vô cảm không thèm để ý đến bất kỳ điều gì. Đối với mỗi trẻ, cô Hạnh lại phải có một bộ giáo án riêng cùng một sổ theo dõi dày cộp được ghi chép tỉ mỉ mỗi ngày. Cô Hạnh thường đùa, mỗi bạn sau khi "tốt nghiệp" thì hồ sơ dày như... đề án nghiên cứu của giáo sư, tiến sĩ.

Ngày 20.11 của những cô giáo đặc biệt: Dạy con mà trào nước mắt - Hình 2

Cô Bích Hạnh trong một tiết học giúp trẻ cầm bút đúng cách (ảnh: Tùng Anh)

Cô Hạnh cho biết, dạy trẻ độ tuổi mầm non bình thường đã vất vả, dạy trẻ đặc biệt vất vả và áp lực gấp trăm, gấp nghìn lần. Không chỉ chăm sóc các con từng bữa ăn, giấc ngủ, việc vệ sinh cá nhân của nhiều bé cũng không tự ý thức được mặc dù tuổi đã lớn. "Có bạn 5 - 6 tuổi mà một ngày đẹp trời bỗng dưng gọi cô đòi đi tè, đi ị là cô đã mừng rơi nước mắt rồi" - cô Hạnh chia sẻ.

Theo cô Hạnh, chỉ một động tác nhỏ như dạy cho con biết đây là quyển sách, con lấy cho cô quyển sách có khi các cô cũng mất cả tuần hay dạy các con biết rửa tay cũng phải mất cả tháng, mà bắt đầu từ việc nhỏ nhất là biết... vặn vòi nước.

"Các con không chỉ có biểu hiện đặc biệt về mặt nhận thức, hành vi cũng thường rất nhạy cảm với thời tiết (cô Hạnh rất ít sử dụng từ tự kỷ - PV). Chỉ cần chuyển mùa, thay đổi thời tiết là các con khó ăn, khó ngủ, quấy khóc, có bé bứt rứt cứ đập đầu vào tường. Các cô thường phải xoa lưng, vỗ về và chiều chuộng hơn để các con bớt căng thẳng" - cô Hạnh chia sẻ.

"Tự kỷ không phải là chấm hết"Đồ ăn của học sinh cũng được cô Hạnh tự tay đi chợ và lựa chọn mỗi ngày. Những bé có biểu hiện tăng động thì hạn chế cho con ăn các chất có nhiều đường, mỡ và những thực phẩm dễ gây thừa năng lượng. Có bé tiêu hóa kém thì tăng khẩu phần rau xanh cho các con.

Đó là suy nghĩ và cũng là động lực thôi thúc cô Bích Hạnh thành lập lớp học Tương Lai Mới ở huyện ngoại thành xa trung tâm và gắn bó với công việc can thiệp cho trẻ tự kỷ hơn 10 năm nay ở đây.

Chỉ cách nội thành Hà Nội có... một cây cầu nhưng phần nhiều phụ huynh trong lớp học Tương Lai Mới đều có hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ các con thường là công nhân trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long, họ phải làm tăng ca ngày đêm với mức lương ba cọc ba đồng, hoặc chạy chợ buôn bán, hoặc làm thuê bữa đực bữa cái...

Cô Hạnh nhớ mãi trường hợp của bé N. ở Từ Sơn (Bắc Ninh), gia đình bé N rất khó khăn, khi biết cháu mắc bệnh, ông bà nội lại thờ ơ ruồng rẫy, bố mẹ N. phải bỏ sang ở nhờ bà ngoại ở Đông Anh để xin làm công nhân trong khu công nghiệp.

Khi bố mẹ đưa N. đến lớp, con không có bất kỳ một phản ứng gì, nghe không nói, gọi không thưa. Sau một thời gian được can thiệp con tiến bộ rất nhanh. Mặc dù được hỗ trợ giảm học phí nhưng do công việc không ổn định, bố mẹ N. buộc phải nghỉ việc về quê, việc học của con bị gián đoạn rất đáng tiếc.

Cô Hạnh cho biết, đối với những gia đình giàu có, có con mang biểu hiện bất thường đã là bi kịch, với gia đình nghèo thì càng khó khăn hơn. Chi phí đi học của trẻ ở các trường chuyên biệt trong nội thành phải từ 7 đến hơn 10 triệu đồng/ tháng, thuê cô dạy tại nhà mức tiền cũng phải từ 170.000 - 250.000 đồng/ giờ. Trong nhiều năm, với mức chi phí như vậy nhiều phụ huynh không thể theo được.

Ngày 20.11 của những cô giáo đặc biệt: Dạy con mà trào nước mắt - Hình 3

Không chỉ can thiệp về hành vi, những buổi tập yoga giúp các con tăng cường thể chất (ảnh: Tùng Anh)

Đó cũng là lý do, mặc dù như cô Hạnh nói "mở trường không có lãi" chỉ đủ trả lương giáo viên và mua dụng cụ học tập. Hiện học phí của lớp chỉ duy trì ở mức tối thiểu, chưa bằng 1/3 các trường trong nội thành để tạo cơ hội nhiều hơn cho những gia đình nghèo không may mắn được đưa con đến can thiệp sớm.

Mặc dù công việc mệt mỏi, căng thẳng, áp lực và mức lương thấp nhưng với cô Hạnh và những giáo viên tại lớp học Tương Lai Mới vẫn có rất nhiều niềm vui không cứ phải vào những ngày kỷ niệm như 20.11.

Điều trăn trở nhất của cô Hạnh là hiện nay việc tạo điều kiện cho trẻ tự kỷ hòa nhập tại các trường bình thường rất khó khăn. Nhiều bé đã được can thiệp, cơ bản bình thường rồi nhưng vẫn bị các trường từ chối, bị bạn bè xa lánh, phụ huynh khác dè chừng.Theo cô Hạnh, mỗi ngày được thấy các con một tiến bộ dù... những biểu hiện chỉ rất nhỏ, được phụ huynh tin tưởng, đồng hành cùng trong việc dạy dỗ các con, thấy danh sách các bạn được hòa nhập ngày một nhiều như bạn Hưng vừa vào lớp 1, bạn Thành đã lên lớp 3, bạn Quang đã học lớp 4...

"Mong rằng xã hội sẽ có những cái nhìn thân thiện và bớt kỳ thị đối với những trẻ đặc biệt. Tự kỷ không phải là chấm hết, nếu các con có môi trường, được chăm sóc, được hỗ trợ thì vẫn có rất nhiều cơ hội trong tương lai" - cô Hạnh nói.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCMThanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCM
11:57:46 21/12/2024
CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệcHà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc
12:44:17 21/12/2024
Nữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷNữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷ
11:23:32 21/12/2024
Vụ Mr Pips Phó Đức Nam: Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảoVụ Mr Pips Phó Đức Nam: Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo
12:24:11 21/12/2024
Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone RingsNụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings
13:13:07 21/12/2024
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợClip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ
14:25:41 21/12/2024
Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"
13:20:01 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Quốc bảo nhan sắc" thua vụ kiện 4,4 tỷ đồng vì lí do không ngờ

"Quốc bảo nhan sắc" thua vụ kiện 4,4 tỷ đồng vì lí do không ngờ

Sao châu á

17:05:21 21/12/2024
Nữ diễn viên Lee Young Ae theo đuổi vụ kiện chống lại CEO kênh YouTube Open Sympathy TV Jung Cheon Soo từ tháng 10 năm ngoái.
Khởi tố, tạm giam đối tượng hất chất bẩn vào tổ công tác CSGT

Khởi tố, tạm giam đối tượng hất chất bẩn vào tổ công tác CSGT

Pháp luật

16:41:25 21/12/2024
Toàn ngay sau đó đã bị khống chế, bắt giữ bàn giao cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lộc. Kiểm tra nồng độ cồn đối với Toàn cho kết quả 0,185 miligam/1 lít khí thở.
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024

Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024

Sao việt

16:37:38 21/12/2024
Năm 2024, nhiều sao Việt như Phương Lan, Xoài Non, Thảo Nhi Lê, Mai Ngọc, Thanh Hương xác nhận đổ vỡ hôn nhân hoặc chia tay người yêu.
10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

Phim âu mỹ

16:35:04 21/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến một loạt các bộ phim đạt doanh thu cao tại phòng vé toàn cầu, khẳng định sức hút không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh trong việc thu hút khán giả đến rạp.
Cảnh một cô bé đầu tóc bù xù, quần áo xộc xệch đứng trước cổng trường lúc 8h sáng khiến cả cõi mạng phì cười

Cảnh một cô bé đầu tóc bù xù, quần áo xộc xệch đứng trước cổng trường lúc 8h sáng khiến cả cõi mạng phì cười

Netizen

15:04:05 21/12/2024
Mỗi sáng, khi đồng hồ báo thức vừa kêu, cũng là lúc hàng triệu phụ huynh trên khắp thế giới bước vào một cuộc chiến không cân sức mang tên: Đưa con đi học.
Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Nhạc quốc tế

15:01:51 21/12/2024
Mới đây, trên các diễn đàn Kpop tại Hàn Quốc lan truyền trở lại một đoạn chụp email yêu cầu quyết toán thuế và tin nhắn được cho là liên quan đến cáo buộc gian lận nhạc số của BTS năm 2017.
Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Sáng tạo

14:55:17 21/12/2024
Nội thất cơ bản là cụm từ quen thuộc với những khách hàng chuẩn bị nhận bàn giao căn hộ chung cư, vậy nội thất cơ bản ở chung cư bao gồm những gì?
Hiện tượng mạng đổi đời sau 1 đêm vừa livestream vừa hát, bất ngờ ở ẩn khi đang gây sốt khắp MXH hiện tại ra sao?

Hiện tượng mạng đổi đời sau 1 đêm vừa livestream vừa hát, bất ngờ ở ẩn khi đang gây sốt khắp MXH hiện tại ra sao?

Nhạc việt

14:54:26 21/12/2024
Danh tiếng đi kèm thị phi, ồn ào đời tư trong khoảng thời gian hoạt động năng nổ đã ít nhiều ảnh hưởng đến tên tuổi của anh chàng.
Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?

Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?

Tv show

14:13:31 21/12/2024
Trải qua 3 công diễn, Mỹ Linh đang chiếm ưu thế khi chiến thắng cả 3 công diễn và giành được 4 bông hoa đạp gió (tên gọi của vị trí ra mắt nhóm nhạc năm nay).
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng

Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng

Hậu trường phim

13:18:47 21/12/2024
Sự nghiệp của nam diễn viên hầu như không còn tác phẩm nào vì bạn diễn đã bị cấm hoạt động nghệ thuật, phim bị gỡ bỏ.