Hành trình của tộc người Gurung chuyên săn mật loài ong lớn nhất thế giới
Săn mật ong là một trong những hoạt động truyền thống ở Nepal trong hàng nghìn năm qua. Hiện nay, ở một số ngôi làng vùng chân núi Himalaya, người thuộc bộ tộc Gurung đã thu thập mật ong rừng ở chân núi Himalaya trong nhiều thế kỷ.
Họ mạo hiểm cả mạng sống để đi thu hoạch từng giọt mật quý giá của loài ong mật lớn nhất hành tinh.
Bhujung là một trong những khu vực xa xôi thuộc quận Lamjung, phía bắc miền Trung Nepal. Nơi đây ẩn mình trong một thung lũng tươi tốt và được bao quanh bởi những ngọn núi ngọc lục bảo từ mọi phía. Nhìn từ trên cao, Bhujung có khoảng 800 ngôi nhà được xây dựng dày đặc.
Hình ảnh là một thợ săn mật ong chuyên nghiệp. Ông đã thu thập những loại mật ong rừng thơm ngon giống như ông cha của ông đã làm trong 2 thập kỷ qua.
Ở Bhujung không có đền thờ. Bộ tộc người Gurung tôn thờ thiên nhiên vì họ phụ thuộc vào những khu rừng, sông và núi xung quanh để sinh sống. Trong hình là một người dân bản địa, đang đeo một giỏ gỗ phía sau lưng. Gỗ thường được sử dụng để đốt lửa nấu ăn.
Trước khi ra ngoài tìm kiếm tổ ong, những thợ săn sẽ ngồi trên đỉnh đồi và bày tỏ lòng kính trọng với mẹ thiên nhiên. Họ cũng xin phép để thu thập mật ong. Bằng cách này, họ tin rằng mình sẽ được bảo vệ khỏi mọi nguy hiểm trong quá trình thu hoạch.
Video đang HOT
Những người săn mật ong sẽ rời khỏi làng. Họ mang thức ăn, nước uống và thiết bị chuyên dụng đi vào rừng để đối mặt với những con ong mật lớn nhất thế giới.
Ong mật Himalaya thường làm tổ trên các vách đá dựng đứng. Một người thợ tiến lên phía trước trong khi những người còn lại di chuyển thang vào vị trí từ đỉnh vách đá. Ở phía dưới, một ngọn lửa đốt lên để dụ những con ong ra khỏi tổ mà không gây hại cho chúng trong quá trình này.
Đội ngũ thợ săn thường có 5-6 người. Họ sẽ làm việc theo nhóm. Một số người ở trên đỉnh đồi để hỗ trợ thợ trên thang. Họ đưa cho người săn lưỡi cắt và giỏ thu thập mật ong.
Trên đỉnh vách đá, chiếc thang được buộc vào thân cây khỏe nhất và từ từ thả xuống càng gần tổ ong càng tốt.
Khi người thợ săn trên thang cắt được một mảng sáp chứa mật và đưa vào trong giỏ, những người còn lại sẽ chiết xuất mật ong và bảo quản chúng trong lọ.
Với vai trò là người lãnh đạo và người có kinh nghiệm nhất trong nhóm, ông thực hiện nghi thức lễ thờ cúng puja, sử dụng kiến thức được truyền lại bởi thế hệ trước.
Công việc truyền thống này đang có nguy cơ bị biến mất trong tương lai do thương mại hóa và thiếu sự quan tâm từ các thế hệ trẻ. Họ bị thu hút đến các thành phố lớn bởi công việc dễ dàng và sinh lợi hơn. Những người thợ săn mật lâu năm họ hy vọng có thể truyền lại kiến thức và kỹ năng của mình cho các thành viên khác trong nhóm để nghệ thuật săn mật ong có thể tồn tại.
Sở hữu cặp sừng lớn nhất thế giới, loài động vật này khiến Bộ tộc sẵn sàng bỏ mạng vì chúng
Bò Watusi (hay còn gọi là bò Ankole sừng dài - Ankole-Watusi Cow) sở hữu cặp sừng ấn tượng hơn cả những con linh dương hoang dã.
Giống bò có hình dáng quái dị, độc đáo này được Bộ tộc Mundari ở Nam Sudan coi như tiền tệ và sẵn sàng bỏ mạng vì chúng.
Bò bản địa ở châu Phi, có tên là bò Watusi hay còn gọi là bò Ankole sừng dài, bò Ankole-Watusi (tên khoa học: Bos taurus indicus).
Vẻ ngoài của chúng không có gì đặc biệt so với các loài bò khác nếu không kể đến chiếc sừng đặc biệt to lớn này.
Cặp sừng lớn giúp chúng chiến đấu và tự vệ trước những kẻ thù nguy hiểm cũng như khi giao tranh với đồng loại để giành lãnh thổ hay bạn tình.
Một con bò Watusi trưởng thành có thể nặng từ 410 tới 730 kg, cao hơn 2,4 m nhưng cũng rất khó khăn khi giữ thăng bằng cho cặp sừng to lớn của mình.
Chiếc sừng kỷ lục của một con bò Watusi tại bang Utah, Mỹ lên đến 103,5 cm (theo Guinnessworldrecords).
Chiếc sừng to lớn của bò Watusi thực chất là một kho tích trữ Calcium cho cơ thể.
Đối với bộ tộc Mundari ở Nam Sudan, họ vô cùng coi trọng loài bò này, xem chúng như là của cải giá trị nhất của mình và sẵn sàng bảo vệ chúng với bất cứ giá nào, kể cả việc hy sinh tính mạng của mình.
Chúng còn được xem như một loài tiền tệ, biểu tượng cho địa vị của một gia đình, người Mundari rất hiếm khi giết thịt chúng mà chủ yếu lấy sữa từ loài bò này.
Bí ẩn bộ tộc dùng xác ướp hun khói để giao tiếp với linh hồn Tộc người Anga tại làng Koke, Paqua New Guinea, tin rằng họ có thể giao tiếp với thế giới linh hồn thông qua xác ướp hun khói của thầy pháp kiêm chiến binh dùng mãnh Moimango. Tờ Live Science cho biết, của Moimango đã không còn nguyên vẹn sau nhiều thập kỷ, tuy nhiên các nhà khoa học đã có thể phục hồi...