Hành trình chinh phục “giấc mơ” du học
Theo một thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, có khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài. Ngày càng có nhiều người nộp đơn xin theo học tại các trường ĐH ở Mỹ, Úc, New Zealand, Anh, Singapore, Trung Quốc…
Khi phong trào du học bắt đầu phát triển vào những năm 1997-1998, Anh, Pháp, Mỹ là những quốc gia được du học sinh Việt Nam lựa chọn nhiều nhất. Thế nhưng hiện nay, thị trường du học đã thay đổi nhiều với những cái tên Úc, NewZealand, Anh, Mỹ, Singapore, Thụy Sĩ.
Nung nấu
Từ khi con lọt lòng – gia đình chị Nguyễn Thị Vân Khanh (Tây Hồ, Hà Nội) đã nung nấu ý định cho con đi du học. Càng tìm hiểu về du học, chị càng băn khoăn, không biết chọn cho con đi đâu, học như thế nào…
“Tham khảo nhiều ý kiến bạn bè và tìm hiểu các nguồn thông tin, hiện vợ chồng mình đang nghiêng về ý định cho con đi Singapore. Về địa lý, khoảng cách Singapore – Việt Nam không quá xa, tiện cho việc đi lại, thăm nom. Về chất lượng, hệ thống giáo dục Singapore cũng nổi tiếng với môi trường học thuận lợi, bằng cấp có giá trị trên toàn cầu. Hơn nữa, chi phí sinh hoạt ở Sing cũng không quá đắt đỏ, an ninh tốt…” – là những lý do thuyết phục cả hai vợ chồng chị.
Còn Nguyễn Hồng Anh (cựu HS Trường THPT Lương Thế Vinh) mơ du học ở Mỹ từ hồi cấp 3. Vì điều kiện gia đình không cho phép, Hồng Anh quyết định chuyển hướng sang Singapore với những yêu cầu, đòi hỏi dễ dàng hơn. Cô xác định đây là “đường vòng” giúp cô sang Mỹ học.
Miệt mài ôn luyện tiếng Anh, lê la khắp các diễn đàn, hỏi thăm bạn bè quen biết, tìm tại liệu… cuối cùng Hồng Anh cũng thành công khi hồ sơ vào trường SMU (ĐH Quản lý Singapore) của cô được chấp nhận. Năm 2011, Hồng Anh lên đường đi du học trong sự ngỡ ngàng của bạn bè, người thân.
“Mình vẫn phải vay nợ chính phủ họ, chịu ràng buộc phải làm việc cho một công ty của Singapore trong vòng 3 năm sau tốt nghiệp, nhưng mình chấp nhận điều đó” – Hồng Anh tâm sự.
Đại diện trung tâm Toán và khoa học Hexagon – thầy Phạm Văn Thuận nhận định, Singapore đã thành công trong việc thu hút tài năng trẻ ở các nước châu Á đến học tập nhờ có hai yếu tố chính: Chất lượng ĐH công lập, ưu đãi học phí và học bổng của chính phủ Singapore. Nhờ đó, Singapore đã thu hút được “nguyên khí” của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Singapore bắt đầu tuyển sinh ở Việt Nam từ quãng năm 2000, tăng mạnh đến năm 2008 và duy trì đến nay. Hiện chính sách giáo dục của Sing có phần thắt chặt hơn do những yếu tố chính trị, kinh tế trong nước, nhưng vẫn khá rộng rãi so với nhiều nước như Anh, Mỹ, Nhật… Bởi vậy, du học Singapore vẫn được phụ huynh Việt Nam quan tâm.
Thị trường dịch chuyển
Hiện nay tại nhiều trường phổ thông ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, phong trào du học, trong đó có du học Singapore cũng ngày càng phát triển mạnh.
Theo Hoàng Thị Kim Hậu Phúc – phó Bí thư Chi đoàn Trường THPT Chu Văn An (2011 – 2012), xu hướng đi du học của học sinh trong trường không còn xa lạ nữa. Tùy điều kiện, khả năng của mỗi HS mà các em lựa chọn những điểm đến khác nhau, trong đó Singapore, Anh, Mỹ, Pháp, Nhật là những lựa chọn phổ biến.
Video đang HOT
“Hầu hết các bạn có ý định du học là do tự bản thân cảm thấy muốn đi. Các bạn hết sức nỗ lực để đạt được điều đó bằng cách đầu tư học tiếng, tham gia các hoạt động xã hội chuẩn bị hồ sơ du học. Có người còn phải vừa ôn luyện dành học bổng, vừa phải lo thi ĐH vì bố mẹ chỉ đồng ý cho đi du học, với điều kiện phải chứng minh mình học được bằng cách đỗ ĐH trong nước” – Hậu Phúc cho biết.
Để tạo điều kiện cho học sinh trong trường có thể tìm được các suất học bổng giá trị, thực hiện ước mơ đi học, Trường Chu Văn An thường xuyên tổ chức các phong trào tình nguyện, các hoạt động ngoại khóa phát triển sôi nổi, rộng rãi.
“Mới đây trường thành lập CLB Quốc tế, giúp tư vấn du học cho các học sinh trong trường. Ngoài ra, CLB còn mang đến cho HS cơ hội tiếp xúc, giao lưu với các đoàn khách nước ngoài, giúp các bạn có cơ hội tiếp cận với các học bổng…” – Hậu Phúc chia sẻ.
Nhờ những sự trợ giúp như vậy, rất nhiều học sinh đã có thể sớm chạm tay vào giấc mơ du học, là bước khởi đầu thuận lợi cho tương lai của các em.
Gian nan đuổi theo giấc mơ
Thầy Phạm Văn Thuận chụp ảnh kỷ niệm cùng học trò của trung tâm
Với học sinh Việt tha thiết muốn đi du học Singapore thì hầu hết các em phải cân nhắc việc ôn luyện thi như thế nào. Có em tự tìm tài liệu trên mạng, mượn bạn bè sách vở, tài liệu. Có em kỳ công nhờ những người đi trước gửi tài liệu từ Singapore về cho mình học. Phổ biến hơn cả là tìm một trung tâm luyện thi phù hợp với điều kiện tài chính và khả năng của bản thân.
Nhiều năm làm việc với các học sinh Việt Nam khao khát du học tại Sing, thầy Phạm Văn Thuận (Trung tâm toán và khoa học Hexagon) cho rằng, học sinh ở thành phố thường được tiếp cận với thông tin du học sớm, có sự chuẩn bị từ hai đến ba năm nên số thành công lớn hơn.
Thầy Thuận nhận định: “Singapore tuyển lựa nhân tài nhận học bổng theo học trung học hoặc đại học chủ yếu qua các bài thi viết (toán, lý, hóa, khoa học, tiếng Anh), phỏng vấn. Đề thi của họ thường có nội dung rộng, không nặng về tính toán, ít mẹo mực. Ví dụ, đề thi Vật lý của kỳ thi tuyển sinh đại học Việt Nam chỉ tập trung vào lớp 12, các câu hỏi thường dùng công cụ toán học nhiều, nên nặng về tính toán. Đề thi Vật lý của Singapore thì phủ rộng từ lớp 10 đến lớp 12, các câu hỏi trực tiếp hơn. Phản hồi chúng tôi thu được từ học sinh (giỏi) là các em thấy hứng thú hơn với chương trình, đề thi của Singapore”
Giúp nhiều học trò bứt phá, dành được các học bổng du học giá trị ở Sing, thầy Thuận cho rằng, việc luyện thi để dành được học bổng của Singapore cần có sự chuẩn bị đúng cách theo từng bậc học.
“Ở kỳ thi học bổng ASEAN, A*STAR, thường là những em học sinh giỏi tham gia, có tư chất và định hướng mục tiêu học tập rõ ràng. Vì vậy, việc ôn thi không quá áp lực. Nội dung chủ yếu tập trung vào những khác biệt nội dung chương trình toán giữa hai nước, tốc độ làm bài thi toán học (không sử dụng máy tính), kỹ năng tư duy bằng tiếng Anh, xây dựng vốn từ vựng theo chủ đề, phân loại và xử lý những lỗi thường gặp, kỹ năng trả lời phỏng vấn. Những em có tư chất tốt thường thích nghi rất nhanh với những yêu cầu như vậy” – thầy Thuận chia sẻ.
Theo VNN
Làm thế nào để định hướng du học sớm cho con?
Nhằm giúp các phụ huynh, HS tìm hiểu những khó khăn trên con đường du học và các bước chuẩn bị tốt nhất để có được kết quả du học như ý, Language Link Việt Nam tổ chức buổi tư vấn "Định hướng du học sớm" trên báo Dân trí vào sáng ngày 2/8 .
"Đọc gần 1.000 trang sách mỗi tuần viết từ 3-5 trang luận 2 tuần một lần, tham gia các buổi thảo luận mỗi ngày làm việc nhóm và thuyết trình trước hội trường lớn... Ngoài ra, nhiệm vụ của sinh viên lúc lên giảng đường là lắng nghe bài giảng, ghi chú các ý chính lập dự án theo nhóm, trình bày nghiên cứu cùng những sinh viên khác rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phỏng vấn....". Đây là khối lượng công việc và các kỹ năng cần thiết mà một du học sinh cần phải thực hiện khi bước vào năm nhất tại giảng đường đại học quốc tế.
Điều này chính là khó khăn rất lớn đối với du học sinh Việt Nam, chưa kể việc du học sinh phải đối mặt với nỗi cô đơn, nhớ nhà, những rào cản văn hóa khác. Dù đạt 7.0 IELTS hay cao hơn thế nữa, có thể học sinh vẫn chưa sẵn sàng và chưa có đủ nền tảng vững chắc khi bước vào một môi trường học tập hoàn toàn khác ở nước ngoài.
Buổi tư vấn "Định hướng du học sớm" chính là dịp để các bậc phụ huynh và học sinh tìm hiểu toàn diện những khó khăn phải đối mặt trên con đường du học và các bước chuẩn bị tốt nhất để có được kết quả du học như ý muốn. Cũng trong chương trình, quý vị phụ huynh và học sinh còn được tìm hiểu về những lợi thế khi theo học khóa học dự bị đại học trước khi chính thức nhập học tại các trường đại học nước ngoài.
Phối hợp với Language Link Việt Nam, báo Dân trí tổ chức buổi tư vấn "Định hướng du học sớm" vào sáng ngày 2/8/2012.
Chương trình do báo Dân trí phối hợp với Language Link Việt Nam tổ chức với sự tham gia của các vị khách mời gồm: ông Todd Lando - Giám đốc học vụ chương trình Dự bị IFY tại Language Link, Lê Hoàng Hoa - sinh viên năm thứ 2 khoa Tài chính và quản lý Kinh doanh Trường Đại học Newcastle, Anh quốc và ông Jason Knapp - Giám đốc tuyển sinh quốc tế của Trường ĐH James Cook, Úc.
Buổi tư vấn "Định hướng du học sớm" được tổ chức vào 9h sáng ngày 2/8/2012. Độc giả có thể gửi trước câu hỏi tại đây. Những câu hỏi chưa được giải đáp trong buổi tư vấn sẽ được chuyển đến Language Link và các vị khách mời trả lời theo địa chỉ mail của độc giả.
Thông tin khách mời
Todd Lando hiện là Giám đốc học vụ chương trình Dự bị IFY tại Language Link, giảng viên cao cấp cho các học phần Tiếng Anh, Toán và các môn học liên quan đến Kinh tế học trong chương trình Dự bị đại học quốc tế IFY. Sau khi tốt nghiệp đại học Bradley nổi tiếng của Hoa Kỳ với hai chuyên ngành về khoa học và quản trị kinh doanh, Todd Lando còn hoàn thành một khóa đào tạo giảng viên tiếng Anh quốc tế do Viện ngôn ngữ và thương mại Sydney tổ chức.
Ông Todd Lando - Giám đốc học vụ chương trình Dự bị IFY tại Language Link.
Ông có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại châu Á và am hiểu tường tận nền văn hóa phương Đông.
Với cương vị Giám đốc học vụ chương trình IFY, Todd Lando tổ chức nhiều hội thảo và buổi học mẫu cho sinh viên và phụ huynh, đồng thời chịu trách nhiệm phỏng vấn xét học bổng cho sinh viên IFY.
Jason Knapp hiện là Giám đốc tuyển sinh quốc tế của trường Đại học James Cook. Úc.
Jason Knapp có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tuyển sinh cho các trường đại học của Úc như Queensland University, James Cook University . Đặc biệt Jason hiểu rất rõ đặc điểm của học sinh khu vực Đông Nam Á và những yêu cầu của các trường đại học Úc.
Jason Knapp - Giám đốc tuyển sinh quốc tế của trường Đại học James Cook. Úc.
Với cương vị là Giám đốc tuyển sinh quốc tế, Jason Knapp đã tổ chức nhiều buổi hội thảo tư vấn với nhiều thông tin hữu ích cho học sinh sinh viên và phụ huynh khu vực Đông Nam Á muốn theo học tại các trường đại học của Úc.Thông qua các buổi hội thảo này Jason đã được học sinh đánh giá cao và được Đại học James Cook ghi nhận vì có thành tích xuất sắc nhất trong việc hỗ trợ sinh viên khu vực này theo học tại các trường đại học của Úc.
Lê Hoàng Hoa: hiện là sinh viên năm thứ 2 khoa Tài chính và quản lý Kinh doanh Trường Đại học Newcastle, Anh quốc. Lê Hoàng Hoa theo học tiếng Anh tại Language Link từ khi là học sinh cấp 2, vì thế không quá khó để Hoàng Hoa trở thành một học sinh xuất sắc của khóa IFY niên học 2009-2010 và đạt điểm thi IELTS 7.0.
Lê Hoàng Hoa - sinh viên năm thứ 2 khoa Tài chính và quản lý Kinh doanh Trường Đại học Newcastle, Anh quốc.
Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi trước câu hỏi tại đâyđể được giải đáp.
Thông báo tuyển sinh chương trình Dự bị IFY khóa 6 năm học 2012-2013 Chương trình IFY do Language Link phối hợp với tổ chức giáo dục quốc tế NCC phối hợp tổ chức là chương trình dự bị duy nhất giảng dạy tại Việt Nam. IFY là chương trình đặc biệt cần thiết cho sinh viên quốc tế trước khi vào học tại đại học quốc tế tại Anh, Úc và các nước nói tiếng Anh khác. Bằng cấp của chương trình được hơn 60 trường đại học quốc tế công nhận. Theo học chương trình này, học sinh được học hoàn toàn với giảng viên bản ngữ và sử dụng 100% Tiếng Anh trong mọi môi trường học tập trên lớp cũng như ngoại khóa. Đây còn là khóa học đặc biệt phù hợp với các em học sinh khối lớp 11, 12 bậc Trung học phổ thông ở Việt Nam để chuẩn bị những kiến thức cơ bản và nền tảng cho các em trước khi vào học đại học tại nước ngoài. Từ ngày 01/8 đến ngày 31/8/2012, Language Link ViệtNam sẽ tổ chức tuyển sinh cho chương trình IFY khóa 6 năm học 2012 - 2013. Thông tin chi tiết về đối tượng, điều kiện tuyển sinh và các chương trình học bổng cho xin mời tham khảo tại websitehttp://www.llv.edu.vn/ Hoặc liên hệ: Phòng tuyển sinh IFY - Language Link Việt Nam Tel: 04-3776 3388/ 04-37765452. 62 Đường đôi Yên Phụ, Hà Nội.
Theo dân trí
Khi du học chỉ là "hữu danh vô thực" Trong số hàng nghìn du học sinh Việt Nam đang học tập tại nhiều nước trên thế giới, có một bộ phận không nhỏ du học sinh chỉ là "hữu danh vô thực". Nguyên nhân do bản thân các du học sinh này đã không xác định được mục tiêu của việc đi du học... Đứt gánh giữa đường Thực tế cho thấy...