Hành trình bám trụ trường Y của nam sinh mồ côi cha, nuôi em trầm cảm

Theo dõi VGT trên

Mẹ bỏ đi từ năm hơn 1 tuổi, năm 17 tuổi, Lê Thanh Truyền (SV năm thứ 5, ĐH Y Dược TP.HCM) lại mồ côi cha. Một mình Truyền vừa đi học vừa đi làm nuôi em trai bị trầm cảm.

Lê Thanh Truyền, là một trong những sinh viên có hoàn cảnh “điển hình” của Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Truyền quê ở thôn An Trường, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Khi Truyền hơn 1 tuổi, mẹ bỏ đi để lại Truyền và em trai mới tròn 2 tháng. Khi Truyền lên 10, cha em bị bệnh nặng chỉ luẩn quẩn ở nhà. Đã vậy, em trai Truyền cũng mắc bệnh trầm cảm. Ở tuổi ăn, tuổi chơi, Truyền bỗng chốc trở thành lao động chính khi gánh cuộc sống của cả cha và em trên vai. Khi Truyền học lớp 11 thì cha qua đời.

Hành trình bám trụ trường Y của nam sinh mồ côi cha, nuôi em trầm cảm - Hình 1

Lê Thanh Truyền là một trong những sinh viên có hoàn cảnh “điển hình” của Trường ĐH Y dược TP.HCM (Ảnh: NVCC)

Gia sản người cha thân yêu để lại cho hai em Truyền là một căn nhà lụp xụp, 1 sào ruộng chỉ có thể trồng lúa, con bò, con heo và mấy con gà.

Mỗi buổi sáng, Truyền dậy cho bò, gà, heo ăn, lo cho em rồi tới trường. Có thời gian rảnh, Truyền đi làm thuê. Nhớ lại thời điểm ấy, Truyền bảo có lúc tuyệt vọng. Nhưng khi bình tâm lại, em không cho phép mình nhụt chí. Truyền vẫn nuôi mơ ước được đi học, phải vào đại học bởi chỉ có con đường này mới có thể lo cho mình và em trai.

Ước mơ làm bác sĩ từ ngày cha bị bệnh, cậu học sinh mồ côi càng cố gắng học. Năm đó, Truyền là một trong số ít học sinh của Trường THPT Đức Phổ đạt 24,25 điểm và trúng tuyển vào ngành y học dự phòng của Trường ĐH Y Dược TP.HCM.

Hành trình bám trụ trường Y của nam sinh mồ côi cha, nuôi em trầm cảm - Hình 2

Truyền luôn nỗ lực trong học tập (Ảnh: NVCC)

Video đang HOT

Nếu có hoài bão, sẽ có lối ra

Vào TP.HCM nhập học, Truyền mang theo em trai và thuê một phòng trọ trên đường Lạc Long Quân (Quận Tân Bình). Truyền bước vào đời sinh viên, vừa học vừa đi làm thêm nuôi mình, nuôi em. Sự hỗ trợ từ người thân với Truyền là một ít lúa gạo từ mảnh vườn và 1 sào ruộng ở quê để lại cho anh họ canh tác. Bất cứ việc gì được thuê, từ gia sư, phụ nhà hàng tiệc cưới, bán quần áo đến chạy xe ôm…, Truyền đều nhận.

“Ngày ấy, có một nhóm anh chị trong trường bán áo blouse. Mỗi lần sinh viên đi thực tập đều phải mua áo nên em xin vào nhóm để đi giao hàng. Sau này khi đã quen biết nhiều thầy cô, em xin tham gia lấy mẫu nghiên cứu khoa học…” – Truyền kể.

Khác với nhiều sinh viên khác, những ngày nghỉ hè là lúc Truyền làm việc cật lực để kiếm tiền trang trải cuộc sống và tích lũy. Còn vào năm học, Truyền học thật quyết liệt để xin học bổng. Nhờ thành tích tốt, Truyền được học bổng của trường, của Thành Đoàn TP.HCM và một số tổ chức khác.

“Học bổng giúp em trang trải học phí và mua một số dụng cụ học tập. Nhà trường cũng có quỹ học bổng cho sinh viên nghèo có thành tích học tập tốt và những sinh viên học tập ưu tú nhất, mỗi học kỳ có 10% sinh viên được xét nhận” – Truyền cho biết.

Không chỉ đi làm thêm, Truyền còn làm thủ tục vay ngân hàng theo tiêu chuẩn hộ nghèo, được 18 triệu đồng/năm.

Riêng tài liệu học tập, ngoài những thứ bắt buộc phải mua thì Truyền tận dụng mượn bạn bè, nhà trường, các anh chị khóa trên. Truyền cũng làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên 5 tốt. Câu lạc bộ nhận sách cũ từ sinh viên khóa trước, là cơ hội để Truyền và những sinh viên nghèo tiếp cận.

Hành trình bám trụ trường Y của nam sinh mồ côi cha, nuôi em trầm cảm - Hình 3

Truyền hiến máu nhân đạo (Ảnh: NVCC)

Hiện tại, Lê Thanh Truyền đã học năm thứ 5 ở Trường ĐH Y Dược TP.HCM, hành trình để tốt nghiệp chỉ còn hơn 1 năm nữa. Với mức học phí 13 triệu đồng/năm, Truyền bảo dù lo lắng, khó khăn nhưng em không chùn bước.

“So với bạn bè, chắc chắn em có nhiều mối lo nhất. Em lo nhưng cũng tìm hiểu kỹ các nguồn lực, ai có thể giúp mình và mình làm thể nào để trụ được với cuộc sống này. Nhiều anh chị đi trước khó khăn nhưng đã vượt qua là kinh nghiệm để em đi theo. Trường cũng tạo điều kiện đóng học phí khi không bắt đóng ngay và chỉ yêu cầu đóng trong năm, thậm chí có thể xin nợ sang năm sau” – Truyền chia sẻ.

5 năm qua, không ít lúc Truyền rơi vào trường hợp rỗng túi. Đó là lúc đi làm thêm chưa được nhận lương, khi đau ốm hay phải về quê có việc. Những lúc này, Truyền xoay xở từ việc vay mượn bạn bè, trình bày hoàn cảnh khó khăn với nơi làm thêm, xin ứng trước.

“Em nghĩ sẽ có một cảnh cổng luôn mở ra với những bạn muốn học ngành y như em. Em tin mỗi bạn nếu có ước mơ, hoài bão đều có lối ra cho riêng mình” – Truyền đúc kết.

Học phí trường Y lên 70 triệu đồng/năm: Không nên đẩy gánh nặng sang sinh viên

Nhiều chuyên gia cho rằng, các trường có thể huy động tài chính từ nhiều nguồn lực khác, không nên đẩy gánh nặng sang sinh viên bằng cách tăng học phí lên quá cao.

Thông tin các đại học tăng học phí gấp 4-5 lần sau khi tự chủ khiến nhiều học sinh, sinh viên lo lắng, nhất là với những gia đình không có điều kiện kinh tế. Nhiều em cho biết phải từ bỏ ước mơ vào các trường Y Dược năm nay.

Điển hình Đại học Y Dược TP.HCM dự kiến tăng học phí lên 7 triệu đồng/tháng trong năm học 2020-2021. Trường đưa ra lý do: "Bên cạnh việc tự chủ về tài chính, trường đầu tư thêm các trang thiết bị, kĩ thuật giảng dạy hiện đại, tăng chất lượng đào tạo... nên học phí tăng cao hơn".

Về vấn đề này, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, dịch COVID-19 vừa tạm ngưng, kinh tế còn khó khăn, hơn 96 triệu người dân Việt Nam đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong lúc này các trường chưa nên vội vã tăng học phí.

"Tôi rất ủng hộ việc tự chủ đại học, điều này sẽ giúp các trường có điều kiện phát huy hết năng lực và sáng tạo trong nhiệm vụ đào tạo lao động có trình độ cao. Tuy nhiên, không nên hiểu tự chủ chỉ là tăng học phí", GS Dong nói.

Theo giáo sư, các trường có thể huy động tài chính từ nhiều nguồn, chứ không nên "đẩy gánh nặng" sang sinh viên bằng cách tăng học phí lên quá cao.

Các nguồn tài chính có thể huy động như kêu gọi doanh nghiệp đầu tư bằng việc đào tạo theo đơn đặt hàng của họ; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo đơn đặt hàng của Nhà nước... không nên cứ sinh viên mà "gõ" như vậy. Sinh viên chỉ là một trong những yếu tố cấu thành nên trường đại học, không phải tất cả.

"Tăng học phí cần có lộ trình, tương xứng với chất lượng đào tạo tăng. Các trường không thể lấy lý do đầu tư trang trang thiết bị giảng dạy hiện đại nên buộc phải tăng vọt. Như vậy là vô lý, không đúng với tinh thần của tự chủ", GS Phạm Tất Dong cho hay.

Học phí trường Y lên 70 triệu đồng/năm: Không nên đẩy gánh nặng sang sinh viên - Hình 1

SInh viên thảo luận nội dung bài học. (Ảnh minh hoạ)

Đồng quan điểm, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT bày tỏ, mức học phí tăng như hiện nay sẽ vất vả cho học sinh nghèo nuôi ước mơ thi đại học. Các trường cần tính đến mức thu nhập bình quân để đưa ra lộ trình tăng phù hợp.

"Một công trình, máy móc kĩ thuật phục vụ giảng dạy có thể dùng từ 5 đến 10 năm. Vậy tại sao các trường không tăng học phí từ từ mà một mực lấy thu bù vào chi ngay lập tức như vậy", tiến sĩ Khuyến đặt câu hỏi.

Đã là đại học công lập, do nhà nước đầu tư xây dựng thì nguồn thu sẽ có từ ngân sách nhà nước cấp, học phí, các hoạt động của nhà trường như nghiên cứu khoa học, dịch vụ, sản xuất, nguồn xã hội hoá... Tất cả các nguồn đó phải được cân bằng lại với chi phí đào tạo.

Đối với các trường công, học phí phải phù hợp, ở mức độ vừa phải thu nhập của người dân chứ không được lấy học phí cao chót vót. Các trường cần lưu ý không thể lẫn lộn, không thể đánh đồng giữa học phí và chi phí đào tạo.

Ông Khuyến chia sẻ: "Nhiều trường lý giải là không thu cao thì không thể đào tạo được, nhưng lãnh đạo các trường phải tính đến con đường giảm chi phí đào tạo, thậm chí là cân đối lại chất lượng đầu ra để vẫn đảm bảo chi phí vừa phải, phù hợp với học phí của người học".

Việc tăng học phí là điều không thể tránh khỏi khi các trường đại học tự chủ, nhưng phải tính toán đến chất lượng đầu ra, chương trình giảng dạy, mức đầu tư cho đào tạo và khả năng đáp ứng của sinh viên. Ngoài ra, các trường có lộ trình tăng học phí quá cao, gấp nhiều lần thì cần phải thông báo từ rất sớm để học sinh không bị động.

Theo ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT, ngày 1/12/2019 Thủ tướng ban hành quyết định số 1656 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, mức cho vay tối đa mới là 2,5 triệu đồng/tháng/người. Lãi suất vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên hiện nay là 0,55%/tháng, 6,6%/năm.

Tuy nhiên, dù chính sách vay tín dụng có cao hơn trước đây nhưng nếu so sánh với mức học phí một số trường y dược dự kiến đưa ra tăng gấp 4-5 lần hiện tại, cao nhất là gần 9 triệu đồng/tháng thì quá sức với học sinh, sinh viên nghèo.

Ông Linh cho biết thêm, hiện chưa kiến nghị để tiếp tục nâng mức vay tín dụng vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do vậy, lúc này các trường đại học rất cần thể hiện trách nhiệm xã hội, có thêm những chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tăng học bổng cấp cho sinh viên nỗ lực trong học tập, để không ai phải bỏ học vì tăng học phí.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ái nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàngÁi nữ sao Việt vừa ra đời đã nhận quà khủng: Người chuyển nóng 200 triệu, người tặng trang sức bằng vàng
15:01:24 24/01/2025
Người phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồngNgười phụ nữ vào siêu thị chỉ mua trứng nhưng lại bị cảnh sát bắt giữ: Lộ chiêu thức tinh vi chiếm đoạt gần 345 triệu đồng
15:01:43 24/01/2025
Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?Sốc: Han So Hee - Ryu Jun Yeol lén lút tái hợp, gặp nhau tại Pháp?
13:27:15 24/01/2025
HIEUTHUHAI nhận mưa lời khen từ Trấn Thành vì một câu nóiHIEUTHUHAI nhận mưa lời khen từ Trấn Thành vì một câu nói
14:45:43 24/01/2025
Shark Bình khoe thành quả quà Tết do đích thân vợ làm, nhưng phản ứng của Phương Oanh mới gây chú ýShark Bình khoe thành quả quà Tết do đích thân vợ làm, nhưng phản ứng của Phương Oanh mới gây chú ý
12:50:09 24/01/2025
Nhặt đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi giữa trời lạnh giá về nuôi, nhiều năm sau người đàn ông nghèo rớt mồng tơi nhận về một thứNhặt đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi giữa trời lạnh giá về nuôi, nhiều năm sau người đàn ông nghèo rớt mồng tơi nhận về một thứ
16:19:51 24/01/2025
Chấn động MXH: Đặng Luân thoát phong sát?Chấn động MXH: Đặng Luân thoát phong sát?
12:56:44 24/01/2025
Bắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đấtBắt tạm giam giám đốc khai thác trái phép hơn 50.000m3 đất
13:51:16 24/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Rộ tin Ấn Độ sắp bán gói tên lửa BrahMos 450 triệu USD cho Indonesia

Rộ tin Ấn Độ sắp bán gói tên lửa BrahMos 450 triệu USD cho Indonesia

Pháp luật

18:10:42 24/01/2025
Ấn Độ đang cân nhắc một thỏa thuận trị giá 450 triệu đô la để bán tên lửa hành trình BrahMos cho Indonesia.
Chồng diễn viên Trái Tim Mùa Thu ngồi tù vì tấn công tình dục chị vợ, toà tuyên kèm 2 phán quyết

Chồng diễn viên Trái Tim Mùa Thu ngồi tù vì tấn công tình dục chị vợ, toà tuyên kèm 2 phán quyết

Sao châu á

17:40:15 24/01/2025
Vào ngày 23/1, Tòa án quận Suwon chi nhánh Seongnam đã tuyên án tù giam 2 năm 6 tháng dành cho phát thanh viên Yoo Young Jae với tội danh tấn công tình dục chị vợ.
Bố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việc

Bố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việc

Sao việt

17:37:59 24/01/2025
Hồng Nhung cho biết, chị nhiều lần mời nhưng bố chị không đồng ý ở cùng con cháu. Nữ ca sĩ phải thuê người giúp việc chăm sóc ông.
Thái Lan phối hợp với các nước láng giềng giải quyết ô nhiễm bụi mịn

Thái Lan phối hợp với các nước láng giềng giải quyết ô nhiễm bụi mịn

Thế giới

17:34:02 24/01/2025
Theo Thống đốc Bangkok Chadchart Sittipunt, vấn đề ô nhiễm PM2.5 ở thủ đô chủ yếu là do khí thải, kết hợp với khói từ việc đốt rác thải ở các tỉnh lân cận và lưu thông không khí kém ở thủ đô.
Chủ tịch La Liga mời Đỗ Kim Phúc tới Barcelona biểu diễn

Chủ tịch La Liga mời Đỗ Kim Phúc tới Barcelona biểu diễn

Sao thể thao

17:23:35 24/01/2025
VĐV tâng bóng nghệ thuật Việt Nam trở thành nghệ sĩ đầu tiên được mời biểu diễn tại sân Olímpic Lluís Companys - sân nhà của Barcelona.
Vợ Quang Hải lộ mặt mộc kém sắc đưa con trai đi dạo, nhan sắc khác hẳn lúc "lên đồ" quẩy tưng bừng tất niên

Vợ Quang Hải lộ mặt mộc kém sắc đưa con trai đi dạo, nhan sắc khác hẳn lúc "lên đồ" quẩy tưng bừng tất niên

Netizen

17:21:44 24/01/2025
Mới đây, nàng WAG để lại ấn tượng khi đăng tải video về hoạt động mà cô cùng con trai Lido vào mỗi buổi sáng hàng ngày.
Dino Game nâng cấp tại Dinogame.app – Hành trình khủng long đầy thú vị

Dino Game nâng cấp tại Dinogame.app – Hành trình khủng long đầy thú vị

Mọt game

16:43:34 24/01/2025
Dino Game – tựa game huyền thoại từng gắn bó với những phút giây mất mạng trên trình duyệt Google Chrome, nay đã được nâng cấp toàn diện tại Dinogame.app
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1: Bạch Dương, Bọ Cạp phát tài trông thấy

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1: Bạch Dương, Bọ Cạp phát tài trông thấy

Trắc nghiệm

16:29:22 24/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 24/1 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
Nồi chiên không dầu bị rỉ sét: Chỉ cần làm cách này là vết rỉ sét được làm sạch dễ dàng

Nồi chiên không dầu bị rỉ sét: Chỉ cần làm cách này là vết rỉ sét được làm sạch dễ dàng

Sáng tạo

16:09:55 24/01/2025
Hãy áp dụng ngay mẹo làm sạch dưới đây, chắc chắn sẽ làm sạch vết rỉ sét ở trong nồi chiên không dầu một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Con gái 18 tuổi của Brad Pitt và Angelina Jolie mặc cá tính, đam mê nhảy

Sao âu mỹ

14:49:07 24/01/2025
Shiloh Jolie, con gái của nữ diễn viên Angelina Jolie và tài tử Brad Pitt, thu hút sự chú ý của giới săn tin. Cô con gái 18 tuổi của cặp sao nổi tiếng mặc theo phong cách phi giới tính.
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ

Lạ vui

14:19:33 24/01/2025
Tardigrades (gấu nước) là loài động vật gần như cực nhỏ có thể sống sót trong một số điều kiện khắc nghiệt nhất trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ đóng băng, áp suất nghiền nát và thậm chí cả chân không của không gian.