Hành trình 10 năm cõng chữ lên non của cô giáo người Chăm

Theo dõi VGT trên

Cô giáo liên môn’ là cái tên thân mật mà mọi người dành cho cô giáo Thạch Thị Ngọc Trân, người vừa được nhận g.iải t.hưởng ‘ Nhà giáo trẻ tiêu biểu’ năm 2022.

Ước mơ trở thành giáo viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở làng Chăm Hữu Đức (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), ngay từ khi còn bé, cô Thạch Thị Ngọc Trân đã ấp ủ mơ ước trở thành giáo viên.

Cô tâm sự: “Các thế hệ thầy cô đi trước đã truyền cảm hứng để tôi theo đuổi nghề trồng người. Tôi yêu nghề giáo. Tôi luôn tưởng tượng ra hình ảnh mình được đứng trên bục giảng, truyền dạy những kiến thức quý giá cho các bạn nhỏ. Trở thành giáo viên không chỉ là ước mơ mà còn là khao khát mãnh liệt của tôi từ thuở nhỏ”.

Hành trình 10 năm cõng chữ lên non của cô giáo người Chăm - Hình 1

Cô Thạch Thị Ngọc Trân trên giảng đường trong tiết dạy Vật lý. (Ảnh: NVCC)

Tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành Vật lý tại Trường Đại học Cần Thơ, năm 2013, vượt qua nhiều ứng viên, cô giáo Thạch Thị Ngọc Trân trúng tuyển và trở thành giáo viên tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú Pi Năng Tắc (huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận).

“Khi biết tin trúng tuyển vào trường, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì ước mơ từ thuở bé của mình đã được trở thành hiện thực, lo vì sẽ phải công tác xa gia đình, đến một nơi khó khăn liệu mình có chịu nổi. Bố mẹ tôi cũng đắn đo, nhiều lần khuyên tôi chờ cơ hội khác hoặc làm trái ngành cho gần nhà nhưng tôi không nghe.

Tôi chuẩn bị hành trang là kiến thức, tình yêu và t.uổi trẻ để đến với Trường Phổ thông dân tộc nội trú Pi Năng Tắc. Lúc đó, tôi cũng mường tượng rất nhiều viễn cảnh khó khăn khiến mình chùn bước. Nhưng thật sự đặt chân đến đây rồi, tôi lại không muốn rời đi”.

Hành trình thực hiện ước mơ: Gian nan ươm trái ngọt

“Lúc mới về dạy, tôi đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng với những khó khăn, vất vả khi công tác tại đây. Nhìn thấy học trò nơi vùng cao cắp sách đi học, tôi biến những khó khăn ấy trở thành động lực giúp mình gắn bó với học sinh hơn”, cô Trân khẳng định.

Bắc Ái là một vùng đất mưa nắng thất thường, hạn hán thường kéo dài. Dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số như Raglai, Churu, Cờ ho, Chăm,… Hoàn cảnh gia đình khó khăn, hầu hết phụ huynh tất bật chuyện mưu sinh nên không quan tâm nhiều đến việc học của các con được, nhiều cha mẹ hoàn toàn giao việc dạy và chăm sóc học sinh cho nhà trường. Cũng nhiều người quan niệm rằng không cần học nhiều, đi làm nương mới có cái ăn, cái mặc.

Cha mẹ ít quan tâm nên nhiều em thường xuyên bỏ học. Sau mỗi đợt nghỉ lễ, nghỉ Tết dài ngày, thầy cô lại phải vượt núi, băng rừng để vận động các con đi học trở lại. Nhiều đ.ứa t.rẻ đến lớp một thời gian rồi lại trốn lên nương, lên rẫy, thầy cô phải đi tìm các em, quá trình vận động cứ lặp đi lặp lại như lần đầu.

“Nhưng quãng đường bao xa chúng tôi không nề hà, mất bao nhiêu thời gian thuyết phục các em chúng tôi không quản công, bởi thầy cô chỉ quan tâm đến việc vận động được càng nhiều học sinh đến lớp càng tốt.

Là một trường dân tộc nội trú, nuôi dạy con em các dân tộc, đa số học sinh của trường đều có hoàn cảnh khó khăn. Để đến được trường, được lớp là cả sự nỗ lực của cha mẹ, thầy cô và sự hiếu học của các em. Cũng bởi là trường dân tộc nội trú, công việc của các thầy cô vất vả hơn bình thường vì phải đảm đương hai nhiệm vụ, đó là truyền thụ kiến thức và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh. Ở trường, thầy cô phải vừa là những người gieo chữ vừa là người chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ của học sinh như chăm lo cho những đứa con của mình.

Các con đều đang ở t.uổi mới lớn, lại phải xa bố mẹ là một thiệt thòi không nhỏ. Thế nên thầy cô không phải chỉ dạy kiến thức đơn thuần mà còn phải theo dõi sát sao tâm lý của các con để tư vấn, uốn nắn kịp thời. Chúng tôi nuôi dạy các con bằng tất cả sự yêu thương, trân trọng và nâng niu”, cô Trân chia sẻ.

Không chỉ khó khăn trong việc vận động học sinh đến lớp, chăm lo cho học sinh, các thầy cô ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú Pi Năng Tắc còn phải giảng dạy trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn đủ đường.

Dù được nâng cấp lên khối trung học phổ thông từ năm 2012 nhưng trang thiết bị dạy học của nhà trường còn chưa được đầu tư đầy đủ, phòng học nhỏ, chưa đủ các phòng chức năng; phòng ở, nhà vệ sinh, các phòng nội trú đã được xây dựng từ lâu và đang ngày càng xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, trường cũng chưa có nhà thi đấu đa năng để phục vụ các hoạt động thể chất cho học sinh.

Khó khăn, vất vả là vậy nhưng cô giáo Thạch Thị Ngọc Trân chưa bao giờ nản lòng, cô vẫn luôn nỗ lực cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục vùng cao. Gánh chữ lên non, truyền đạt lại những kiến thức bổ ích giúp học trò thay đổi nhận thức, động viên các em cố gắng học tập để sau này trở thành công dân có ích cho xã hội, có công ăn việc làm ổn định giúp bản thân và gia đình là điều mà cô Trân luôn trăn trở. Cô luôn tin khi các em trưởng thành, thoát nghèo bằng tri thức, các em sẽ hiểu rõ hơn về vai trò của giáo dục, để rồi những thế hệ sau của các em cũng được tạo điều kiện đi học đầy đủ.

Video đang HOT

Những thành tích đáng tự hào

Bằng nhiệt huyết t.uổi trẻ, tình yêu với nghề, cô giáo Thạch Thị Ngọc Trân vừa là giáo viên vững chuyên môn, vừa là Bí thư Đoàn trường gương mẫu có nhiều sáng kiến hay trong quá trình giảng dạy. Cô đoạt nhiều g.iải t.hưởng cấp tỉnh và cấp quốc gia trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, các kỳ thi sáng tạo mô hình học tập. Cô cũng là chủ nhiệm của nhiều câu lạc bộ trong trường như: câu lạc bộ STEM, câu lạc bộ “Phòng, chống tảo hôn”; câu lạc bộ “Sáng tạo xã hội”,…

Đồng thời cô cũng thường xuyên phát động và hướng dẫn học sinh thực hiện các mô hình như: trồng rau xanh, bạn giúp bạn học tốt, … tạo môi trường lành mạnh, an toàn để học sinh sinh hoạt, rèn luyện sức khỏe, phát triển năng khiếu. Cùng với đó, trong quá trình công tác cô đã mạnh dạn đóng góp ý kiến và đề xuất xây dựng phòng học STEM, hỗ trợ học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

Hành trình 10 năm cõng chữ lên non của cô giáo người Chăm - Hình 2

Mô hình trồng rau xanh của cô và trò Trường Phổ thông dân tộc nội trú Pi Năng Tắc. (Ảnh: NVCC)

Đặc biệt, cô còn thực hiện dự án “Vì biển sạch tương lai” gắn với Chiến dịch Hoa phượng đỏ 2021, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh trong trường về ô nhiễm biển từ hoạt động của con người.

Với tình thương dành cho học trò, cô giáo Thạch Thị Ngọc Trân nhiều lần kêu gọi, huy động các nguồn lực hỗ trợ học sinh trong học tập và sinh hoạt như tặng máy tính bảng cho học sinh học trực tuyến; trao nhiều suất quà có giá trị để động viên các em học tập, lắp đặt một số đèn năng lượng mặt trời khu nội trú giúp các trò được học tập trong điều kiện tốt hơn.

Mới đây nhất, cô Thạch Thị Ngọc Trân xuất sắc trở thành một trong 100 “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao thưởng và tuyên dương năm 2022.

Hành trình 10 năm cõng chữ lên non của cô giáo người Chăm - Hình 3

Cô Thạch Thị Ngọc Trân nhận g.iải t.hưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” lần thứ III, năm 2022. (Ảnh: NVCC)

Sẽ không ngừng nỗ lực

Khi được hỏi về cảm nghĩ của mình sau lễ trao giải “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”, cô Trân chia sẻ: “Hành trình hai ngày trong chương trình tuyên dương ở Đồng Tháp thật sự là một trải nghiệm rất ý nghĩa, một món quà lớn cho dịp 20/11 thêm trọn vẹn. Với mỗi giáo viên trẻ được tuyên dương, chúng tôi đã được gặp gỡ, được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Thật vinh dự khi được chọn là 1 trong 100 nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương, đó là động lực tiếp thêm sức mạnh cho tôi nối dài ý chí, nghị lực và sự quyết tâm cống hiến cho nghề”.

Trong tương lai, cô giáo Thạch Thị Ngọc Trân sẽ không ngừng cố gắng trau dồi tri thức, tiếp tục hành trình gieo chữ trên non của mình bằng nhiệt huyết của một giáo viên tận tụy, bằng tình thương yêu dành cho những học sinh của mình. Nỗ lực không ngừng, chỉ mong các trò được học tập trong điều kiện tốt nhất, tiếp nhận những kiến thức mới nhất là điều mà cô luôn ấp ủ.

Những người 'gánh chữ' lên non vùng biên ải

Để giúp các em đọc thông, viết thạo và biết làm phép tính, thầy giáo cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã biên giới Tam Hợp, huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) 'gánh chữ' lên non đến học trò vùng biên ải.

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 1

Giờ thể dục giữa giờ của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tam Hợp, Tương Dương (Nghệ An).

Mỗi thầy cô mỗi hoàn cảnh và nỗi niềm riêng

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Tam Hợp có 18 cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ. Họ đến đây từ nhiều địa phương khác nhau, mỗi người đều có hoàn cảnh và nỗi niềm riêng. Nhưng ở họ có một điểm chung đó là yêu nghề, yêu trẻ. Họ coi nhau như anh em, coi mái trường này là tổ ấm, là gia đình của họ.

"Ngày em mới chân ướt chân ráo lên đây cảm giác hụt hẫng, vì không biết tiếng dân tộc. Em vừa mừng, vừa lo. Mừng vì được đi dạy học, cái nghề mà mình hằng mơ ước từ tấm bé, nhưng lo vì nghe người ta nói Tam Hợp là xã "cực Nam" của huyện Tương Dương, còn rất nhiều khó khăn, tuy không xa nhưng đường khó đi lắm" - cô giáo Nguyễn Thị Hiếu (40 t.uổi), giáo viên dạy môn Sinh - Hóa, không giấu nổi xúc động nhớ lại ngày đầu chập chững bước vào nghề dạy học.

Cô Nguyễn Thị Hiếu quê ở Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An), tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh năm 2004, cô quyết định nộp đơn xin việc làm ở huyện miền núi Tương Dương. Sau 1 năm chờ đợi, năm 2005 cô đã có quyết định tuyển dụng và được phân công vào dạy học ở Trường phổ thông cơ sở Tam Hợp. Tuy đường sá, phương tiện đi lại ở đây khó khăn, nhưng cái đáng ngại nhất đối với cô giáo trẻ Nguyễn Thị Hiếu lúc bấy giờ là sự bất đồng về ngôn ngữ với học sinh.

Cô Hiếu cho hay, ở đây có 3 dân tộc chủ yếu là Thái, Mông và Poọng, 100% các em học sinh đều sử dụng tiếng dân tộc. Cô Hiếu bộc bạch: "Nhớ ngày đầu muốn đến gần các em hỏi han và làm quen nhưng vô cùng khó, bởi có hỏi, có nói chuyện các em cũng chỉ biết ngước mắt nhìn cô ngơ ngác rồi lắc đầu "bỏ hủ", "chi pâu" (không biết), những lúc như thế em chỉ muốn khóc thôi".

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 2

Một tiết dạy của cô giáo Nguyễn Thị Hiếu.

Dạy học được 2 năm, cô Hiếu bén duyên với thầy giáo Hồ Đình Kỷ. Cô tâm sự cùng chúng tôi: "Anh ấy ra trường trước em 1 năm, đã từng dạy học ở Trường Phổ thông cơ sở Luân Mai (Tương Dương) trước khi chuyển vào đây công tác. Là người anh, là đồng nghiệp lại cùng quê Nam Đàn nên bọn em thường xuyên chia sẻ nỗi niềm riêng tư và em đã nhận lời khi anh ấy ngỏ lời yêu thương".

Bây giờ vợ chồng cô Hiếu, thầy Kỷ đã có 2 con, cháu trai đầu ở với bà ngoại (tại Xuân Hòa, Nam Đàn), còn cháu thứ 2 thì theo mẹ, hiện cháu đang học lớp 4, Trường Tiểu học Tam Hợp. "Vì bố em và bố mẹ anh Kỷ đều mất cả rồi, nên việc chăm con cái bọn em đều nhờ cậy vào bà ngoại ở quê thôi. Nhưng bà năm nay cũng đã 87 t.uổi, già yếu rồi, vợ chồng chúng em cũng chỉ nhờ trông giúp cháu đầu, còn đưa thứ hai đành phải theo mẹ lên đây. Năm ngoái anh Kỷ lại được phân công lên dạy học ở xã ốc đảo Hữu Khuông, vợ chồng, con cái mỗi người một nơi nên bọn em cũng khá vất vả".

Còn cô Nguyễn Thị Tố Loan - giáo viên dạy Ngữ văn và Lịch sử chia sẻ cùng chúng tôi: "Em quê ở Hưng Chính, thành phố Vinh (Nghệ An), ra trường trước cô Hiếu 5 năm và đã từng dạy học ở các xã Yên Na, Tam Đình, Nhôn Mai Tương Dương, (Nghệ An) trước khi vào đây dạy học. Nhiều đồng nghiệp nói với bọn em vì đồng lương mà chấp nhận vào dạy học ở nơi "khỉ ho cò gáy" này. Nhưng bọn em đâu phải vì t.iền, mà vì học sinh đấy chứ. Là nhà giáo, ai mà chẳng mong muốn dạy học ở nơi có điều kiện tốt, học sinh chăm chỉ học hành... Nhưng mình phải chấp nhận sự phân công của tổ chức thôi".

Hoàn cảnh của cô Loan cũng khó khăn chẳng kém gì cô Hiếu. Chồng làm nghề xây dựng, hai vợ chồng đã có 2 con. Cháu trai đầu đang học Đại học Vinh, chuyên ngành xây dựng, còn đứa thứ 2 học lớp 5. Trước đây vợ chồng cô Loan đều đi làm xa nên 2 cháu ở với bà nội cũng đã già yếu. Vài năm trước anh ấy bị tai nạn, sức khỏe yếu đi rất nhiều, không đi làm được nữa, chỉ biết quanh quẩn ở nhà chăm con, thu nhập của gia đình cũng giảm đi, chủ yếu chờ vào đồng lương nhà giáo của cô Loan.

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 3

Cô giáo Nguyễn Thị Hiếu (áo dài đỏ) và cô Nguyễn Thị Tố Loan (áo dài xanh, đeo kính) đang trò chuyện với học sinh.

Sống xa gia đình, có nhiều lúc nhớ nhà, nhớ các con quá, cô Hiếu, cô Loan liền chạy sang khu ký túc xá học sinh, hướng dẫn các em học bài hoặc nô đùa với các em, cũng có lúc lại vào nhà ăn xem các em ăn như thế nào, có đứa nào bỏ bữa không... cho khuây khỏa nỗi nhớ nhà, nhớ con.

"Ban giám hiệu cũng chia sẻ và thông cảm cho hoàn cảnh của chúng em, nên chỉ bố trí thời khóa biểu cho chúng em dạy học đến ngày thứ Sáu. Hết tiết 5, chẳng kịp ăn cơm trưa, vội bắt xe máy ra đường 7 đón xe về với con, trưa chủ nhật lại đón xe lên Tương Dương để vào trường cho kịp sáng thứ 2 lên lớp" - các cô tâm sự.

Thầy Nguyễn Thạc Hồng (ở Xuân Lâm, Nam Đàn, Nghệ An), giáo viên dạy tiếng Anh, ra trường năm 2003 vào làm việc ở Bình Dương, đến năm 2004 thì nộp hồ sơ xin việc làm ở Tương Dương và được phân công vào dạy ở Tam Hợp, rồi bén duyên với một cô gái dân tộc Thái, công tác tại UBND xã Tam Hợp.

"Bọn em kết hôn năm 2007, và dựng một ngôi nhà nhỏ ở gần trường để thuận tiện cho sinh hoạt và công tác. Năm nay, vợ em lại có quyết định thuyên chuyển ra công tác ở xã Tam Thái nên việc quản lý, chăm sóc bọn trẻ hàng ngày đều do em đảm nhiệm" - thầy Hồng chia sẻ.

Nhìn các em học sinh đang tập thể dục giữa giờ, thầy Hồng cho biết thêm: "Học sinh ở đây chỉ được cái ngoan, còn học hành thì vẫn còn yếu lắm, nhiều em chưa nói thạo tiếng Việt, chứ nói gì học tiếng Anh".

Yêu nghề, vượt khó, bám trụ để "gieo chữ"

Không chỉ cô Hiếu, cô Loan, thầy Hồng mà vẫn còn bao câu chuyện khác của 18 thầy, cô giáo nơi đây. Mỗi thầy cô giáo, mỗi gia đình, mỗi cặp đôi mỗi hoàn cảnh nhưng họ giống nhau ở tình yêu nghề và quyết tâm vượt khó, bám trụ "gieo chữ" nơi biên cương của Tổ quốc.

"Khi đi theo nghề dạy học và bước chân vào mảnh đất biên giới này, chúng tôi tự nhủ với bản thân rằng phải cố gắng và nỗ lực hết mình để các em học sinh nơi đây có môi trường học tập tốt hơn. Ai cũng bảo nhau sẽ tạo ra những gì ấn tượng nhất cho các em, để các em thích đi học, thích đến trường. Tất cả các thầy cô giáo ở đây đều thầm hứa với lương tâm mình là sẽ cống hiến hết t.uổi trẻ của mình cho sự nghiệp giáo dục ở nơi biên cương này" - đó là tâm niệm của cô Lê Thị Nga và cũng chính là tâm niệm của 18 thầy, cô giáo trường PTDTBT THCS Tam Hợp.

Cô Lương Thị Luyện, Hiệu trưởng PTDTBT THCS Tam Hợp cho biết: "Trường còn thiếu nhiều giáo viên bộ môn như Tin học, Hóa học, Lịch sử, Giáo dục công dân... nên một số thầy cô ở đây phải dạy 2 môn như cô Hiếu, cô Loan, hay cô Nga... Chưa hết, theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới thì nhà trường còn thiếu rất nhiều trang thiết bị. Các em học sinh nội trú chưa có nhà ăn, hàng ngày các em phải ngồi ăn trong ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng, không an toàn tý nào".

Qua trò chuyện với các thầy cô giáo, chúng tôi được biết, phần lớn các em học sinh ở đây thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà. Hầu hết phụ huynh ở đây rất ít quan tâm đến việc học tập của con cái. Vì vậy, các em bỏ học như cơm bữa, không có ngày nào không có học sinh vắng học. Có đủ thứ lý do các em đưa ra, nào là đau chân, nào là ông bà rủ lên nương gặt lúa... có những em không ở bán trú, trưa đi học không có cơm ăn, nằm nhịn, ngày hôm sau không thèm đến lớp nữa...

Nhiều em học sinh dân tộc Mông ở tận bản Huồi Sơn, Phá Lỏm không có bố mẹ đưa đón phải đi bộ vượt qua chặng đường dài trên 10 cây số. "Nhiều khi thấy thương học trò quá, các thầy lại làm xe ôm đưa đón các em đến trường học chữ. Nếu các thầy không cố gắng như vậy thì nhiều em về nhà cuối tuần là nghỉ luôn, không đi học nữa. Có em thì về nghỉ đến tận giữa tuần mới quay lại lớp", thầy Vi Văn Hiềm cho biết.

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 4

Các thầy giáo đi đón học sinh đến trường học.

Qua những câu chuyện của các thầy cô ở đây kể lại, chúng tôi hiểu rằng, chỉ có các thầy, các cô ở đây mới biết được con đường đến trường của những học trò nghèo ở chốn biên thùy này vất vả ra sao.

Là trường PTDTBT cho nên việc lo chuyện học hành, lo việc ăn uống và giấc ngủ cho các em cũng đủ làm cho thầy cô ở đây thấm mệt. Hơn 100 em ăn ở nội trú, mỗi em một tính, mỗi em một sở thích ăn uống, chẳng ai giống ai.

Theo chế độ quy định đối với học sinh các trường PTDTBT được hưởng 596.000 đồng, chia ra mỗi ngày một học sinh ăn ở bán trú được hưởng hơn 19.000 đồng, chia cho 3 bữa sáng, trưa, tối. Mỗi bữa ăn của các em chỉ khoảng 6.000 đồng?! Với số t.iền ấy, thầy cô và nhà bếp phải cố gắng lắm mới có thể đảm bảo cho các em ăn no.

"Có em chẳng thích ăn trứng, em thì không thích cá biển... Một số em bỏ bữa vì món ăn không hợp sở thích, thầy cô lại phải dỗ dành, nhiều hôm bỏ t.iền túi ra để mua cơm cho các em ăn" - Thầy Lương Gia Bảo cho chúng tôi hay.

Để cải thiện bữa ăn cho các em và giảm khoản t.iền chi phí mua rau, thầy cô phải tự làm vườn, để có rau xanh cho các em ăn hàng ngày. Cũng có những đêm soạn bài xong các thầy rủ nhau đi bắt cá để ngày mai các em có cá ăn. Khi màn đêm buông xuống, tiếng trống học ban đêm đã điểm, các thầy cô lại xuống từng phòng để kèm cặp các em học, hết giờ lại thay nhau canh cho các em ngủ.

Sớm mai thức dậy lại đến từng phòng nhắc nhở các em xếp chăn màn thật gọn gàng, quét dọn phòng ở cho sạch sẽ. Để giảm bớt chi phí của nhà trường và phụ huynh, cô Lương Thị Luyện, Hiệu trưởng đã đưa các em học sinh về nhà mình, ăn ở. Tình cờ, có một em học sinh không may làm ướt quần, cô giáo đem đi sấy cho kịp khô để em có quần áo đi thi, bỗng phát hiện chiếc quần đã bị rách nhiều chỗ, cô đành tìm kim chỉ khâu, vá lại cho học trò.

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 5

Bữa ăn của học sinh nội trú Trường PTDTBT THCS Tam Hợp, Tương Dương.

Còn bao câu chuyện thẫm đẫm tình yêu thương của thầy cô dành cho các em học sinh của mình. Nếu ai đó có dịp đến với trường PTDTBT THCS Tam Hợp thì hãy dành đôi phút nắm lấy đôi bàn tay của các thầy cô giáo nơi đây, chắc chắn sẽ cảm nhận được những điều rất đặc biệt. Đôi bàn tay ấy không mềm mại như thông thường mà lại nhiều những vết chai sần, bởi ngoài việc cầm phấn giảng dạy trên lớp, họ còn phải lao động, phải kiêm nhiệm thêm nhiều việc.

Tuy nhiên, thật hạnh phúc khi tại chính nơi đây, những bàn tay ấy đã tìm đến nhau khi trái tim hòa chung nhịp đ.ập. Họ đã nắm lấy tay nhau, tiếp thêm nghị lực để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để xây dựng mái trường này trở thành ngôi trường hạnh phúc, để cho các em học sinh thân yêu của mình thấm thía câu nói "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", mà không chỉ vui thôi đâu mà còn phải no đủ nữa.

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Và họ, những người đã lựa chọn gắn bó với miền biên viễn để giờ đây vùng đất Tam Hợp này đã hóa tâm hồn, hóa thành quê hương thứ 2 của họ. Ở nơi ấy, bằng tình yêu nghề, yêu trò và tình vợ, tình chồng, tình đồng nghiệp, họ đã xây nên ngôi trường hạnh phúc ở nơi biên cương này.

Những người gánh chữ lên non vùng biên ải - Hình 6

Cô giáo Lương Thị Luyện - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Tam Hợp (trang phục Thái) và cô Lê Thị Nga (áo dài) cùng đội tuyển học sinh giỏi lớp 9.

Với các thầy, cô giáo, cuộc sống nơi đây còn thiếu thốn đủ thứ nhưng có một thứ luôn đủ đầy, đó là sự lạc quan và hạnh phúc. Chia tay thầy và trò Trường PTDTBT THCS Tam Hợp, chúng tôi tin các thầy, cô giáo sẽ luôn vượt qua khó khăn, thiếu thốn, không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức nhà giáo, kỹ năng và phương pháp sư phạm, tiếp tục "gieo chữ" giúp cho những chủ nhân tương lai của đất nước thêm kiến thức, kỹ năng sống và lập nghiệp, chung sức xây dựng vùng biên cương Tổ quốc ngày càng phát triển bền vững và ổn định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ nữ tài xế say xỉn: mất 5 giây khiến 2 người ra đi, lộ tình tiết gây bức xúc
16:38:23 02/07/2024
Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?
16:57:21 02/07/2024
Chồng thiếu gia "mê" Midu đến nỗi không rời vợ nửa giây, trước mặt mọi người mà đôi tay vô thức làm hành động này
16:54:45 02/07/2024
Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Diệp mất tích giống Phanh nè hậu bị Chưa Biết tung ghi âm thừa nhận ngoại tình
17:01:49 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024
Động thái lạ của sao nữ Vbiz khi vướng tin r.ạn n.ứt với bạn trai Việt kiều
16:51:29 02/07/2024
Mỹ nhân "Bản tình ca mùa đông" ôm hối hận lớn, giấu chồng suốt 6 năm
20:01:38 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lê Hoàng: NSƯT Minh Nhí, Anh Vũ không đẹp nhưng vẫn nổi tiếng vì duyên

Tv show

22:41:34 02/07/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , đạo diễn Lê Hoàng có dịp trò chuyện với diễn viên Sơn Hải về chủ đề Tấu hài dễ mà khó .

Du lịch Sydney - Thành phố xinh đẹp, đáng trải nghiệm tại xứ sở chuột túi

Du lịch

22:39:14 02/07/2024
Khi nhắc đến Sydney, người ta thường nghĩ đến một thành phố lung linh, đầy màu sắc và sôi động. Đây được xem là điểm đến đáng mong chờ nhất trên bản đồ du lịch thế giới.

Jisoo BLACKPINK bật mí 5 tips giữ làn da làn da trắng sứ và mịn màng dù lịch trình bận rộn

Làm đẹp

22:31:26 02/07/2024
Việc duy trì lớp trang điểm ở mức tối giản không chỉ giúp cô toát lên vẻ đẹp tự nhiên vốn có, mà còn hạn chế tình trạng da bị quá tải.

4 con giáp sẽ 'tắm' trong phú quý, của nả chẳng phải lo trong 7 ngày tới

Trắc nghiệm

22:14:58 02/07/2024
Do công việc thuận lợi nên vận trình tài lộc của t.uổi Mùi đã dồi dào ngay từ những ngày đầu tuần, thu được không ít t.iền bạc về tay.

Nghệ sĩ cải lương Thảo Nguyên qua đời

Sao việt

22:07:28 02/07/2024
Nghệ sĩ Thảo Nguyên có tình yêu lớn đối với sân khấu cải lương. Vì vậy, trong giai đoạn vắng bóng, bà không tránh khỏi cảm giác xót xa vì nhớ nghề.

Quý tử nhà Lâm Chí Dĩnh gây bão với chiều cao mét 8 ở t.uổi 15, vượt cả bố tài tử chung khung hình

Sao châu á

22:03:52 02/07/2024
Trong hình ảnh mới nhất, Kimi gây chú ý vì vẻ ngoài phông phao, cao lớn. Ở t.uổi 15, Kimi cao vượt người cha tài tử.

Không có 'đàn bà cũ', chỉ có phụ nữ không chịu làm mới mình

Góc tâm tình

22:03:44 02/07/2024
Đời người sẽ chẳng tránh được lúc chênh vênh, chẳng tránh được khi buồn lúc vui. Trái tim phụ nữ mềm mại mà cũng kiên cường lắm. Cũng có thể có lúc, phụ nữ giấu nỗi niềm vào miền sâu thẳm, để mỉm cười trước cuộc sống chẳng ngừng trôi.

Chiêu lừa tinh vi của "nữ doanh nhân yến sào"

Pháp luật

22:00:58 02/07/2024
Tạo dựng bản thân là một nữ doanh nhân thành đạt với số t.iền trong tài khoản lên đến hàng chục tỷ đồng, Đặng Trúc Quỳnh, SN 1994 đã l.ừa đ.ảo nhiều người và chiếm đoạt số t.iền hơn 800 triệu đồng.

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống

Tin nổi bật

21:57:54 02/07/2024
Theo báo cáo nhanh của UBND thị xã Sa Pa, chiều 29/6, có 2 cháu bé nghi bị mất tích khi đi bắt cá tại suối Mường Hoa thuộc khu vực thôn Lao Hàng Chải, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa.

'Yêu' giờ nào để khỏe ?

Kiến thức giới tính

21:49:51 02/07/2024
Chuyện thời gian để yêu , trong các nghiên cứu khoa học, thay đổi xoành xoạch như chuyện tác dụng của cà phê (lúc thì tốt, khi thì có hại... cho sức khỏe).

Cứu sống người đàn ông nguy kịch tính mạng vì vết loét nhỏ ở ngực

Sức khỏe

21:41:54 02/07/2024
Trên ngực có vết loét nhỏ, người đàn ông ở Sơn La sốt cao, đi tới 2 bệnh viện không tìm ra nguyên nhân. Khi được chuyển tới Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108, bệnh nhân đã suy đa tạng, nguy kịch tính mạng.