Hành tinh 1,3 tỉ tuổi vỡ làm nhiều mảnh, sự sống trỗi dậy
3,2 tỉ năm trước, có một hành tinh dạng khối cầu rắn, bề mặt gần như trơn nhẵn bắt đầu nứt vỡ thành nhiều mảnh, các vật liệu bên ngoài và bên trong bị xáo trộn.
Nhờ vậy, chúng ta có cơ hội ra đời.
Đó chính là những gì đã xảy ra với Trái Đất cổ đại, một nghiên cứu đột phá dẫn đầu bởi nhà địa động lực học Zheng Xiang Li từ Đại học Curtin (Úc) chứng minh điều đó.
Vào năm 2020, nhóm của TS Li đã báo cáo về sự thay đổi thành phần hóa học của các loại đá hình thành trong lớp phủ Trái Đất vào 3,2 tỉ năm trước, qua đó gợi ý rằng có một sự pha trộn quy mô hành tinh đã xảy ra.
Trái Đất 3,2 tỉ năm trước – Ảnh đồ họa từ LIVE SCIENCE
Mới đây, công bố trên Science Direct, họ cho biết đã tìm thấy bằng chứng về điều đó thông qua “báu vật” khai quật trong các mỏ chì – kẽm ở Úc.
Hệ thống U-Th-Pb, tức hệ thống các đồng vị của uranium, thorium và chì là một trong những “đồng hồ địa chất” chuẩn nhất được giới khoa học công nhận.
Video đang HOT
Các mỏ ở Úc đã giúp họ xác định được hành tinh của chúng ta đã “ lộn tùng phèo” vào thời điểm đó, khiến tỉ lệ các đồng vị không còn giống như vật liệu của hệ Mặt Trời sơ khai, vốn được tìm thấy trong các thiên thạch carbonaceous chondrites sơ khai mà thỉnh thoảng chúng ta phát hiện ra.
Tất cả những điều này kể lại dấu mốc cực kỳ quan trọng của Trái Đất: Từ một khối cầu rắn, yên tĩnh như Sao Kim hay Sao Hỏa, nó bắt đầu hoạt động kiến tạo mảng vào 3,2 tỉ năm trước, khi hành tinh mới chỉ 1,3 tỉ tuổi.
Khi rơi vào “điểm tới hạn”, hoạt động kiến tạo sơ khai cực kỳ dữ dội khiến các vật liệu bên trên và trong Trái Đất được trộn lẫn mạnh mẽ.
Ngày nay, Trái Đất vẫn kiến tạo mảng. Vỏ hành tinh thật ra là gần 20 mảnh lớn nhỏ đang được “xếp tạm”, liên tục di chuyển, bên trên mỗi mảnh cõng theo đại dương hoặc lục địa. Đó chính là lý do trong lịch sử hành tinh, các lục địa nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại tách ra như ngày nay.
Quá trình kiến tạo mảng này cực kỳ quan trọng với chúng ta, vì cung cấp động lực cho những phản ứng hóa sinh hình thành sự sống sơ khai; cũng như giúp duy trì một hành tinh có khí quyển, từ quyển, môi trường ổn định để sự sống có thể duy trì và tiến hóa.
Mốc quan trọng mà các nhà khoa học Úc tìm thấy – 3,2 tỉ năm – cũng phù hợp với một số bằng chứng về thời điểm sự sống sơ khai thực sự hiện diện dưới dạng một sinh vật.
Vì vậy, có thể nói các nhà khoa học đã tìm ra một “trang sử thất lạc” cực kỳ quan trọng của hành tinh.
Sự sống ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất?
Các nhà thiên văn học đến từ Đại học Curtin vừa phát hiện ra ngôi sao cách Trái Đất 15.000 năm sáng liên tục phát ra các xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút.
Daily Mail dẫn báo cáo của nhóm nghiên cứu của Đại học Curtin đến Australia cho biết, ngôi sao bí ẩn trên nằm trong chòm sao Scutum, nó phát ra các xung sóng vô tuyến kéo dài 5 phút cứ sau mỗi 22 phút.
Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra nghi vấn về sự tồn tại của một nền văn minh ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất. Trước đó, nhiều nhà thiên văn học đặt ra câu hỏi về cách người ngoài hành tinh giao tiếp với con người nếu họ tồn tại. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng tồn tại một nền văn minh ngoài Trái Đất.
Theo nhóm nghiên cứu Đại học Curtin, ngôi sao phát ra xung song vô tuyến là một dạng sao nam châm có từ trường mạnh nhất từng được con người phát hiện có tên mã là GPM J1839−10.
Sao nam châm có thể tạo ra những đợt xung năng lượng cực mạnh trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. (Ảnh: ICRAR)
Điều đó cho phép chúng tạo ra những đợt xung năng lượng cực mạnh trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Điều bất thường ở đây là chu kỳ này lặp lại chính xác sau 22 phút.
Hiện tượng phát đi xung sóng vô tuyến của ngôi sao trên kéo dài ít nhất 30 năm, dẫn đến suy đoán nó có thể có mối liên hệ nào đó với các sự sống ngoài hành tinh.
Tiến sĩ Natasha Hurley-Walker, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Bất kể cơ chế nào đằng sau điều này là phi thường".
Ngôi sao nam châm là loại sao neutron có từ trường cực mạnh và thường bùng phát một cách dữ dội trong nháy mắt mà không có dấu hiệu báo trước.
Sao neutron được hình thành từ những gì còn sót lại do sự sụp đổ của ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh - còn gọi là sao siêu mới. Vụ nổ siêu tân tinh diễn ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa một ngôi sao.
Theo tiến sĩ Hurley-Walker, sao nam châm được đề cập tên là GPM J1839−10, cách Trái đất 15.000 năm ánh sáng trong chòm sao Scutum.
"Vật thể đáng chú ý này thách thức sự hiểu biết của chúng ta về sao neutron và sao nam châm, là một số vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ", tiến sĩ Hurley-Walker nói thêm.
Nhiều trạm thiên văn trên toàn thế giới đều ghi nhận sóng vô tuyến từ GPM J1839−10 và quá trình này đã kéo dài hơn 30 năm. (Ảnh: ICRAR)
Năm 2022, nhóm nghiên cứu Đại học Curtin phát hiện ra GPM J1839−10 thông qua kính thiên văn vô tuyến Murchison Widefield Array (MWA) ở phía Tây Australia. Sau đó nhiều kính thiên văn khác cũng phát hiện ra ngôi sao nam cham này.
Tuy nhiên khi rà soát kho dữ liệu từ các kính thiên văn vô tuyến khác trên toàn thế giới, nhóm của tiến sĩ Hurley-Walker phát hiện ra rằng GPM J1839−10 được tìm thấy từ tận năm 1988.
Các nhà nghiên cứu Đại học Curtin cho rằng, phát hiện của họ đối với GPM J1839−10 đặt ra những câu hỏi mới về sự hình thành của các sao nam châm và thậm chí có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của các hiện tượng bí ẩn như sự xuất hiện của xung sóng vô tuyến bí ẩn.
Từ đó giúp họ xác định những xung sóng vô tuyến bí ẩn có phải là từ trường chu kỳ cực dài, hay nó là cái gì đó phi thường hơn như sự liên kết đến người ngoài hành tinh.
4,2 tỉ năm trước, Trái Đất 'biến hình': Thêm hy vọng tìm sinh vật ngoài hành tinh Bằng chứng về lần biến hình đầu tiên của Trái Đất vừa được tiết lộ, có thể dẫn đến những khám phá quan trọng về cách sự sống bắt đầu trên địa cầu cũng như các hành tinh khác. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, các nhà nghiên cứu từ Đại học Rochester (Mỹ) đã...