Hạnh phúc vỡ tan vì nhiều điều nhỏ nhặt
Cái tin Dũng và Mai ly hôn khiến bạn bè không ai tin.
Chàng bí thư giỏi giang và cô lớp phó xinh đẹp xứng đôi vừa lứa một thời, lẽ nào đến giờ lại lôi nhau ra tòa nói chuyện chia tay?
Thủa ấy hai người gắn bó với nhau lắm. Suốt 5 năm trên ghế giảng đường, rồi ra trường, Dũng vào làm tại một doanh nghiệp nước ngoài, Mai được trường giữ lại làm giảng viên. Hai năm sau khi công việc ổn định, họ mới làm đám cưới.
Ấy thế mà giờ họ ly hôn vì lý do “chưa hiểu nhau, quá nóng vội”. Mọi người bất ngờ cũng phải, bởi đến chính Mai là người trong cuộc, cô cũng có ngờ đâu… 7 năm yêu, ngỡ phải biết nhau quá rõ, nhưng về chung tổ ấm, Mai rơi vào khủng hoảng vì không thể hiểu nổi chồng.
Những phút giây uyên ương hạnh phúc nhanh chóng tan biến theo trăng mật ngọt ngào. Cuộc sống gia đình với chuyện bếp núc, lo toan đối đãi hai bên nội ngoại đã làm Mai mệt mỏi. Tính cô hay lo nghĩ, thêm cái khoản ngăn nắp, gọn gàng, nhưng Dũng thì vô tâm, lấy đâu bỏ đấy. Đồ đạc trong nhà lúc nào cũng rối tung. Hồi yêu nhau Mai không thể nghĩ cái chuyện sau này về cùng một nhà, “theo hầu chân chàng” nó lại mệt mỏi và đầy bực dọc đến thế.
Có hôm, sáng đi làm mà tìm đồ “quần quật”. Quần áo, giày dép, tài liệu làm việc… đến cả cái “quần nhỏ” Dũng cũng phải hỏi vợ xem nó ở đâu, mặc dù không cuối tuần nào Mai không là lượt, gấp gọn gàng cất trong ngăn kéo tủ cho chồng vô cùng ngăn nắp.
Giọt nước tràn ly khi Mai nhận ra mình không thể “rèn giũa” được chồng. Nhẹ nhàng khuyên bảo có, làm mình làm mẩy có, thậm chí nhiều lúc bực dọc cáu gắt cũng có, nhưng Dũng vẫn chứng nào tật nấy. Chán nản, Mai bỏ mặc. Giờ thì mạnh ai nấy đi. Dũng tụ tập nhậu với bạn, Mai ra khỏi nhà cùng đám cơ quan. “Bãi chiến trường” Dũng bày ra cứ ngập ngụa thế. Đến lượt Dũng nặng lời “vợ gì mà việc nhà không lo, suốt ngày đú đởn…”.
Nguyên nhân của sự phá sản hạnh phúc gia đình, nằm ngay trước khi kết hôn: Họ quá yêu nhau nên tưởng rằng tình yêu có thể vượt qua tất cả.
Theo tư vấn viên Đoàn Hương (Tâm sự bạn trẻ): “Khoảng thời gian bắt đầu cuộc sống gia đình là giai đoạn có nhiều ngỡ ngàng, khủng hoảng của đôi trai gái. Họ cảm thấy bất ngờ về nhiều tính cách, thói quen cũng như những khuyết điểm của bạn đời. Nếu không vượt qua giai đoạn này, rất dễ dẫn tới ly hôn”.
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác là các bạn trẻ chưa thực sự chuẩn bị cho hôn nhân, về mặt tâm lý chưa xác định được những gì cần có trong cuộc sống vợ chồng: Tài chính thế nào, phân công công việc trong gia đình ra sao, vai trò của người chồng, người vợ, khi mâu thuẫn xảy ra phải giải quyết cách nào v.v.
Các bạn trẻ trước khi cưới cần tìm hiểu nhau thật kĩ, gặp gỡ gia đình hai bên để tiếp xúc, nhìn nhận đánh giá nhiều chiều về bạn đời của mình. Có thể lắng nghe, trò chuyện với cha mẹ, bạn bè, những người đã có gia đình để hiểu được khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống hôn nhân.
Những cặp đã lấy nhau nếu gặp mâu thuẫn nên giải quyết ngay từ “chuyện nhỏ” bằng cách trao đổi thẳng thắn, tránh để “bé xé ra to”.
Hạnh phúc gia đình là điều mà những cặp vợ chồng đều mong muốn. Hãy vượt qua những mâu thuẫn, rào cản cá nhân để chung tay xây dựng mái ấp hạnh phúc. Mỗi người chồng, người vợ cần thực hiện tốt vai trò của mình. Sự quan tâm và chia sẻ luôn là yếu tố cần thiết duy trì một tình yêu nồng thắm.
Theo VNE
Chồng "bốc mùi", vợ bất lực
Chồng "bốc mùi" quá nặng khiến chị mất hết cảm giác thèm muốn "yêu đương".
Bất lực vì chồng "bốc mùi"
Khi mới yêu nhau, chị Ngân đã sớm phát hiện ra nách anh Duy có vấn đề mặc dù anh thường xuyên dùng nước hoa để át mùi khó chịu.
Ngày ấy, vì quá yêu hoặc ít tiếp xúc nên chị thấy vấn đề "viêm cánh" của anh chỉ là chuyện nhỏ thôi. Nhưng đến khi sống với nhau, chuyện nhỏ hóa lớn.
Bình thường, khi ra ngoài, anh rất cẩn thận nên cái sự "bốc mùi" được hạn chế tối đa. Nhưng cứ về đến nhà, anh lại "thả cửa" vì anh cho rằng nhà là nơi con người ta được sống thật với bản chất của mình, không cần giấu giếm, không cần "diễn".
Với suy nghĩ trên, anh không cần tìm cách xử lý mùi nữa mà để cho nó mùi tự do bốc hơi khắp nhà.
Chị Ngân là người chịu trận. Chị luôn cố gắng chấp nhận "hương thơm đàn ông thuần khiết" của chồng nhưng rút cuộc vẫn không làm được.
Càng ngày chị càng không muốn đứng cạnh anh chứ đừng nói gì tới chuyện gần gũi. Và chuyện chăn gối của hai vợ chồng sớm gặp rắc rối.
Chị Ngân chia sẻ, mỗi khi gần anh, chị phải nín thở để tránh mùi. Vì vậy, bao cảm xúc tự dưng biến mất. Đã gần 1 năm qua, chưa bao giờ chị "thèm" anh. Mỗi lần ân ái với anh là mỗi lần "trả bài" cực hình của chị.
Chịu đựng suốt 1 năm trời, cuối cùng, chị cũng phải thú nhận với anh chị đã hoàn toàn bị mất khao khát của đàn bà. Tất cả chỉ vì anh "viêm cánh" quá nặng.
Chồng "bốc mùi" quá nặng khiến chị mất hết cảm giác thèm muốn "yêu đương" (Ảnh minh họa)
Chị Ngát cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Anh Trân chồng chị bị "viêm cánh" từ rất lâu. Anh lại là công nhân sửa chữa ô tô nên tình hình vô cùng căng thẳng.
Không phải là người quá sạch sẽ nhưng chị cũng không thể chịu đựng được mỗi khi chồng tiến lại gần. Chị chua xót: "Tôi yêu chồng lắm nhưng chẳng biết làm thế nào để lấy lại cảm xúc chăn gối với anh. Cứ nghĩ đến mùi kinh dị là tôi muốn xỉu. Nhiều lúc tôi ước sao mình bị điếc mũi".
Chính vì vậy, chị tự tạo cho chị thói quen tìm mọi lý do để lảng tránh chồng. Ví dụ, khi biết đêm nay anh về nhà là chị lại xung phong trực ca đêm. Chỉ có cách sống trong cảnh ông Ngâu, bà Ngâu, cái mũi của chị mới yên thân được.
Lảng tránh hay cùng giải quyết?
Sau một năm lảng tránh, cuối cùng chị Ngân cũng phải đấu tranh mạnh mẽ. Chị nói với chồng: "Em chưa bao giờ chán anh nhưng mũi em không thể chấp nhận được mùi hương của anh. Thôi thì hai vợ chồng cùng cố gắng. Anh hãy quyết tâm chữa trị đi, đừng chữa theo kiểu khỏi thì mừng, không khỏi cũng chẳng sao như bây giờ nữa".
Anh Duy ngượng ngùng chia sẻ: "Tôi cũng biết chẳng ai thích một ông chồng có mùi khó chịu. Trước đây, tôi nghĩ vấn đề này có to tát gì đâu nên chữa trị cầm chừng lắm. Tôi mua thuốc về để bôi nhưng lúc nhớ, lúc quên nên bệnh chẳng hề thuyên giảm. Tôi không ngờ hậu quả lại trầm trọng như vậy".
Khi vợ ra "tối hậu thư", anh mới hiểu vấn đề và chuyên tâm vào chữa trị. Đúng là bệnh "viêm cánh" khó trị tận gốc nhưng hạn chế mùi bốc ra hàng ngày đâu phải là việc quá khó khăn. Chỉ cần chăm chỉ, tập trung là sau vài ngày, anh đã hoàn toàn chế ngự được mùi.
Anh nói: "Phải cố gắng lắm tôi mới tạo được thói quen bôi lăn nách sau thường xuyên, đã thế luôn phải nhớ bôi thuốc sau khi tắm. Chuyện tưởng đơn giản nhưng hóa ra cũng lắm nhiêu khê".
Chồng thoát khỏi tình trạng bốc mùi, chị Ngân cũng dần lấy lại được cảm xúc yêu đương.
Gia đình chị Ngát không được may mắn như vậy. Với anh Trân, chị xử sự như vậy là quá đáng vì anh quan niệm yêu chồng là phải yêu cả cái tốt, cái xấu của chồng.
Vậy là chiến tranh nổ ra. Chị khóc lóc: "Tôi có yêu cầu gì to tát đâu. Chỉ mong anh sạch sẽ hơn một chút. Cơ thể có vấn đề thì phải tìm cách khắc phục, chứ ai lại để mùi bốc lên đến nỗi người đứng cách xa 1 cây số cũng ngửi thấy. Đi tới chỗ đông người, nhiều lúc ái ngại thay cho chồng".
Mọi lý luận của chị đều trở nên vô nghĩa với anh. Anh quay ra trách mắng chị lắm điều, đòi hỏi thái quá. Trong lúc nóng giận, chị đòi ly hôn, anh ngay lập tức gật đầu đồng ý. Thế là chị bỏ chồng một cách lãng nhách nhất.
Sau khi ly hôn, chị còn chút tiếc nuối nhưng sau này nghĩ lại chị chia sẻ: "Bây giờ tôi thấy bình tâm lắm. Vấn đề không chỉ còn là việc viêm màng cánh nữa mà là sự nỗ lực hoàn thiện mình. Tôi sẽ không thể có hạnh phúc với một ông chồng chẳng bao giờ muốn cố gắng".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vợ chồng đổi vai Bạn bè bảo số chị sướng, tốt phước vì có được người chồng như anh. Họ còn cho rằng, trên thế gian này không mấy người được như chị. Giống như bao bà vợ khác, Thương (Phúc Xá, Hà Nội) luôn phải gồng mình lên để việc nhà "thông", việc cơ quan "chạy". Trước khi lấy chồng, chị làm cán bộ truyền thông...