Hạnh phúc khi thấy trẻ khiếm khuyết nên người
Chia sẻ yêu thương, thấu hiểu cảm xúc cùng với đó là nỗ lực đồng hành cùng những học sinh “đặc biệt”, cô giáo Trương Thị Ngọc Hà đã giúp các em trở nên tự tin vui chơi và học tập khi tới trường.
Cô giáo Trương Thị Ngọc Hà – Tổ trưởng chuyên môn Trường chuyên biệt Tương Lai (TP Đà Nẵng), bên những đồ dùng dạy học cho trẻ khiếm khuyết.
Thay đổi để giúp trẻ hạnh phúc
Khi nhắc tới cô giáo Trương Thị Ngọc Hà – Tổ trưởng chuyên môn Trường chuyên biệt Tương Lai (TP Đà Nẵng), phụ huynh đều chia sẻ ấn tượng về những phương pháp dạy học cũng như là những tình yêu thương đối với các em học sinh bị khiếm khuyết.
Tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), khác với bạn bè cùng trang lứa, cô Hà bắt đầu “hướng đi khác” khi chọn dạy ở ngôi trường dành riêng cho những trẻ em không may bị khuyết tật.
Theo lời của cô giáo Hà, trong thời gian còn ở giảng đường, cô Hà đã nhiều lần được đi thực tế tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố để học hỏi kinh nghiệm về cách giảng dạy.
“Tôi nhớ như in, cái ngày về thực tế tại Trường Chuyên biệt Tương Lai, ngay từ lúc bước vào đã thấy những mảnh đời bất hạnh của các em nhỏ không may bị khuyết tật tại đây.
Nhìn những đôi mắt ngây thơ có phần khờ dại của trẻ khuyết tật, những ước mong không thể diễn đạt thành lời của các em và nỗi đau dằn vặt của những bậc phụ huynh có con bị khiếm khuyết, tôi cảm thấy day dứt. Tôi tự nhủ nhất định sau khi ra trường, sẽ quay về giảng dạy để giúp đỡ các em”, cô Hà nói.
Với cô Hà, hành trình gắn bó với trẻ khuyết tật được xem là sự lựa chọn đúng đắn của cô. Bởi vì ở nơi này, cô thật sự tìm được hạnh phúc của mình trong những tiết dạy.
Video đang HOT
Cô Hà đang giảng dạy cho học sinh.
Tuy có vất vả do một số em nhận thức còn hạn chế, hay chạy nhảy, la hét, không hiểu ý của giáo viên, thế nhưng bằng tình thương, sự chia sẻ, cô Hà dần vượt qua mọi khó khăn và thử thách để bước tiếp trên con đường nuôi tương lai cho những đứa trẻ không may bị khuyết tật khi chào đời.
Bằng nhiều cách, nhiều phương pháp, dần dần cô Hà đã giúp những em học sinh khuyết tật của cải thiện trí tuệ.
Để có được thành công ấy, chính là nhờ các phương pháp dạy học của cô Hà. Cô Hà tổ chức tiết học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và đạt hiệu quả cao. Mỗi tiết học, cô và học trò luôn phối hợp nhịp nhàng để nắm bắt, vận dụng tốt kiến thức mà không căng thẳng hay áp lực.
Không chỉ vậy, cô còn nỗ lực không ngừng nghỉ thay đổi để giúp những học sinh có khiếm khuyết về cơ thể, trí tuệ để các em không thiệt thòi và dần trở nên tự tin, hòa đồng cùng các bạn khi tới trường.
Dõi bước theo học trò
Không chỉ là người giảng dạy trên trường, cô Hà còn “kiêm” luôn nhiệm vụ hỗ trợ những học sinh cũ. Cô Hà cho hay, các em học sinh khiếm thính được cô dạy dỗ khi lớn lên lập gia đình thì vẫn được cô giúp đỡ trong cuộc sống.
“Những học sinh khiếm thính vẫn lập gia đình bình thường. Thông thường các em sẽ có gia đình với những người khiếm thính như mình. Khi có con, những đứa trẻ sinh ra bình thường, tuy nhiên nếu để tiếp xúc với cha mẹ như vậy trẻ sẽ có khả năng bị hạn chế ngôn ngữ. Chính vì thế tôi sẽ đến hỗ trợ để tập cho ba mẹ giao tiếp với trẻ cũng như bày trẻ cách trao đổi với con, để trẻ có thể lớn lên và phát triển bình thường”, cô Hà chia sẻ.
Trái tim yêu nghề đã khiến mọi nhọc nhằn trở thành niềm vui. Vừa dạy học, cô Hà vừa nắm bắt tâm lý học sinh, nhớ cả hoàn cảnh gia đình của từng em, để có thể kịp thời giúp đỡ.
Một em học sinh trong lớp cô Hà dạy học online.
Với cô Hà, cái được nhiều nhất là niềm hạnh phúc khi những đứa trẻ khiếm thính có thể hòa nhập và đứng vững trên đôi chân mình để bước vào đời. Đó cũng là tâm niệm của rất nhiều thầy cô giáo vẫn đang từng ngày nỗ lực đưa những em nhỏ khuyết tật hòa mình với cộng đồng, trở thành những người có ích.
“Dạy tại đây như là một sự sẻ chia, một niềm thương yêu với những số phận không được may mắn trong cuộc sống.
Mình xem các em nơi đây như là các em các cháu trong gia đình, cố gắng làm những điều tốt nhất cho các em dạy cho các em có cái chữ, có được những kỹ năng sống. Đấy chính là niềm vui của mình”, cô Hà tâm sự.
Mẹ chồng tương lai buột miệng chê "không ai dạy", bạn gái đứng dậy đáp trả "tày trời"
Nói xong Lan đứng dậy chào tạm biệt mẹ và tôi rồi ra về. Mẹ tôi tím tái mặt mũi, ú ớ mãi không thốt nên lời trước những lời tày trời Lan thốt ra.
Tôi yêu Lan được 7 tháng thì dẫn em về ra mắt. Hôm đó bố tôi có việc đi vắng đột xuất, chỉ còn mình mẹ ở nhà. Trước đó tôi có kể cho mẹ nghe về Lan, bà không khen nhưng cũng không phản đối, bảo tôi cứ dẫn cô ấy về.
Lan chuẩn bị rất chu đáo cho buổi ra mắt ấy, từ trang phục tới quà tặng cho bố mẹ tôi. Thấy cô ấy đầu tư kỹ lưỡng mà tôi khá hài lòng.
Thấy mặt Lan sầm lại, tôi nắm tay cô ấy ám chỉ Lan đừng nói gì nữa kẻo mẹ lại nổi giận. (Ảnh minh họa)
Ngồi chơi nói chuyện được một lúc, gần đến giờ cơm trưa tôi định giục Lan đứng dậy vào bếp chuẩn bị cơm nước. Ai ngờ mẹ tôi lại nhìn Lan một lượt từ đầu đến chân rồi chậm rãi nói:
- Bố mẹ cháu ly hôn từ khi cháu còn nhỏ xíu, rồi mỗi người họ lại có gia đình riêng, quẳng cháu cho bà ngoại nuôi dưỡng. Không có cha mẹ ở bên cạnh dạy dỗ, chẳng biết thế nào nữa...
Sở dĩ bác đồng ý cho cháu đến đây hôm nay là muốn nói thẳng cho cháu biết một điều. Bác không ưng ý một cô con dâu không được nuôi dạy đàng hoàng. Tuy nhiên nếu thằng Thắng khăng khăng phải cưới cháu bằng được thì bác cũng sẽ đồng ý. Có điều dưa chín ép thì chẳng bao giờ ngon, cuộc sống chung sau này mới là quan trọng nhất...
Quả thực mấy lời nói phía trước của mẹ tôi hơi khó nghe nhưng suy cho cùng thì bà cũng đồng ý để chúng tôi cưới nhau. Như thế là tốt rồi, cần gì phải quan trọng những thứ khác. Thấy mặt Lan sầm lại, tôi nắm tay cô ấy ám chỉ Lan đừng nói gì nữa kẻo mẹ lại nổi giận.
Bình thường Lan là người phụ nữ dịu dàng và hiểu chuyện, cứ nghĩ cô ấy sẽ nghe lời tôi, ai người lúc ấy Lan cứng rắn đẩy tay tôi ra. Sau đó Lan nhìn thẳng vào mẹ tôi nói rành rọt:
- Cháu không biết là có cha mẹ dạy dỗ với không có thì khác nhau nhiều thế nào. Nhưng cháu không sống cùng bố mẹ từ nhỏ, mà vẫn lớn khôn học hành đàng hoàng, thi đỗ trường đại học tốt, ra trường với tấm bằng loại ưu, hiện tại có công việc ổn định đáng ngưỡng mộ. Bạn bè, người quen đều yêu quý cháu, bản thân cháu cũng chưa làm điều gì trái đạo đức.
Vậy mà con gái bác, có bố mẹ dạy dỗ đàng hoàng lại ngoại tình phản bội chồng, để đến mức vợ người ta đánh ghen ầm ĩ ngay nơi làm việc. Chắc bác không biết chứ chuyện đó râm ran ở tòa nhà chỗ cháu làm việc, ai cũng biết cả.
Bản thân anh Thắng đây, năng lực chuyên môn kém, làm hỏng việc của công ty phải bồi thường cả trăm triệu. Hiện tại anh ấy đang vay cháu chưa trả được. Cháu vốn yêu anh ấy vì tâm tính và lối sống chứ không đề cao vấn đề tài năng. Vậy nhưng sau buổi ra mắt hôm nay thì cháu đã suy nghĩ lại. Một người đàn ông không thể bảo vệ được cháu chẳng xứng đáng để trao gửi. Và bác nói đúng, bác đã không ưa cháu thì cố chấp làm đám cưới cũng không được hạnh phúc. Do đó cháu xin chia tay anh Thắng tại đây.
Tôi biết mẹ nặng lời nhưng Lan trả đũa bà như vậy thật quá đáng. (Ảnh minh họa)
Nói xong Lan đứng dậy chào tạm biệt mẹ và tôi rồi ra về. Mẹ tôi tím tái mặt mũi, ú ớ mãi không thốt nên lời trước những lời tày trời Lan thốt ra. Chuyện chị gái bị đánh ghen, tôi cũng biết, tuy nhiên mọi người đều giấu mẹ. Anh rể tha thứ cho vợ nhưng cuộc sống của chị sau đó ở nhà chồng thì chẳng khác gì địa ngục. Chuyện công việc của tôi cũng không dám nói với bố mẹ nửa lời. Sau lần đó phải bồi thường tiền, tôi thất nghiệp một thời gian rồi mới tìm được việc khác...
Sau hôm đó Lan về mẹ tôi cứ lầm lì im lặng chẳng nói năng gì. Tôi biết mẹ nặng lời nhưng Lan trả đũa bà như vậy thật quá đáng. Bây giờ tôi không biết phải làm sao. Nửa muốn đến xin lỗi Lan nhưng lại sợ mẹ buồn. Mà liệu cô ấy có đồng ý lời xin lỗi của tôi không?
5 cung hoàng đạo sẽ trở thành nhân viên và đồng nghiệp tốt nhất Hầu hết những cung hoàng đạo này luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp và lãnh đạo với tinh thần nhiệt tình và trách nhiệm nhất. Kim Ngưu Kiên nhẫn, đáng tin cậy và ổn định là những đặc tình của Kim Ngưu. Khi có một đồng nghiệp là Kim Ngưu, bạn sẽ luôn được giúp đỡ và hỗ trợ trong...