Hành hoa – Thuốc giải cảm, hạ sốt
Hàng ngày trong chế biến thức ăn, chúng ta chỉ coi hành là một thứ gia vị làm cho thức ăn thêm ngon, hấp dẫn. Trong nhân dân thường có câu “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hành còn sử dụng làm thuốc giải cảm rất thông dụng.
Hành hoa là cây thảo, cao tới 50cm, thân nhỏ trắng hay nâu. Lá màu xanh, hình trụ có 3 cạnh ở dưới, bẹ lá dài. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn, bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc xanh. Quả nang. Bộ phận được sử dụng làm thuốc toàn cây, chủ yếu dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Theo y học cổ truyền, hành hoa có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí… điều hòa kinh mạch và tạng phủ.
Bộ phận hoa hành có tác dụng giải độc, trị đau đầu do thương hàn.
Một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng hành hoa:
Chữa cảm cúm do lạnh: Hành hoa, lá tía tô, mỗi vị 10g, hai vị thuốc trên rửa sạch, để ráo thái nhỏ; lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Hoặc củ hành tươi 30g, gừng tươi 20g, chè búp khô 8g, tía tô tươi 6g. Đem sắc với 3 bát nước, còn 1 bát. Chia uống 2 lần/ngày. Uống khi thuốc còn nóng. Uống trong 2 ngày. Bài thuốc này vừa dễ làm lại có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi nhanh.
Cháo hành.
Video đang HOT
Chữa chứng chảy máu cam do nóng trong:
100g hành lấy cả rễ, rửa sạch. Nấu cháo hoa chín sau đó cho thêm một ít giấm, cắt hành nhỏ cho vào. Ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này giúp giảm nhiệt, ra mồ hôi.
Ngạt mũi, thở không thông: Hành 20g, sắc với 200ml nước, còn 50ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 2 – 3 ngày.
Hành hoa.
Giúp vết thương mau lành
(vết thương nhẹ): Hành 20 – 30g, rửa sạch, để ráo, giã nát. Đem đắp chườm vào nơi có tổn thương. Ngày đắp 2-3 lần.
Chữa chín mé (chưa mưng mủ): Củ hành tươi 15g, rửa sạch, nướng chín, đập dập đắp vào nơi có chín mé. Ngày đắp 2 lần. Dùng trong 3 ngày.
Lưu ý: Người suy nhược và cơ thể hay ra mồ hôi không nên sử dụng nhiều những bài thuốc có hành hoa.
BS. Nguyễn Huyền
Theo SK&ĐS
Có nên dùng kháng sinh khi bị cảm cúm?
Rất nhiều trường hợp khi bị cảm cúm tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám.
Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau). Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.
Bệnh rất dễ lây lan, một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virut cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém cũng dễ bị cảm cúm.
Bệnh xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, ẩm thấp đột ngột, cơ thể không điều tiết thích ứng kịp thời nên dễ mắc cảm cúm.
Triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virut. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng, sau đó là ngạt mũi và chảy nước mũi.
Triệu chứng đau họng thường qua đi rất nhanh, còn triệu chứng ngạt mũi và chảy nước mũi nặng hơn vào ngày thứ 2 và thứ 3. Đau nhức toàn thân. Ho thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi. Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên. Thông thường, cảm cúm kéo dài trong 1 tuần.
Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh
Các dấu hiệu của cảm cúm và cảm lạnh đôi khi có triệu chứng giống nhau nên dễ chẩn đoán nhầm. Do vậy, phân biêt cam lanh hay cam cum rât quan trong.
Cảm cúm: Biêu hiên thương găp cua cảm cum la viêm hong, sôt cao, đau đâu, đau cơ, ho khan. Triêu chưng cua cảm cum thương đên bât ngơ, mêt moi keo dai hang tuân và đau nhức toàn thân.
Cam lanh: Thương co chay nươc mui, ngat mui, sôt nhe (có trường hợp không bị sốt), ho có đờm, cơ thể hơi gai lạnh. Triệu chứng của cam lanh thi biêu hiên thương tư tư và mêt moi chỉ kéo dài trong vài ngày (khoảng 3-4 ngày). Tình trạng đau nhức toàn thân thường rất nhẹ.
Không thể coi thường
Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên ít đến cơ sở y tế khám.
Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn, bệnh cảm cúm cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch...
Nguy hiểm nhất là hội chứng Reye ở trẻ em (hội chứng Reye rất ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao). Hội chứng Reye hay xảy ra nhất trong khoảng từ 2 đến 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa.
Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ lờ đờ hoặc mê sảng, giật kinh phong rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong rất nhanh. Do vậy, khi có các triệu chứng của cảm cúm cần điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ, không nên coi thường bệnh mà nguy hại cho sức khoẻ.
Có nên dùng kháng sinh khi bị cảm cúm?
Rất nhiều trường hợp khi bị cảm cúm tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám.
Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virut nên việc tự điều trị kháng sinh với cảm cúm là không đúng và sẽ không giúp bệnh thuyên giảm.
Hơn nữa, biểu hiện chính của bệnh cúm là sốt, ho, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên nếu chưa chẩn đoán chính xác được bệnh mà tự ý điều trị bằng kháng sinh càng khiến bệnh diễn tiến nặng hơn cũng như làm gia tăng tình trạng kháng thuốc.
Người dùng kháng sinh cũng có thể phải chịu tác dụng phụ như ban đỏ, tiêu chảy trong khi bệnh cúm vẫn không khỏi. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Chủ động phòng bệnh
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh cảm cúm lây truyền do virus cúm từ người bệnh phát tán vào môi trường xung quanh, gia tăng mạnh trong thời gian này là do thời tiết trở lạnh.
Để phòng chống bệnh cảm cúm, mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tránh đến chỗ đông người khi có dịch cảm cúm; Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể...; Người bị cảm cúm cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây lan virut.
Do bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm và ai cũng có thể lây cúm nên việc tiêm vaccin phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất, tốt nhất niên tiêm khi cơ thể khoẻ mạnh để cơ thể sinh kháng thể phòng chống cúm hiệu quả.
Theo SKĐS
9 mẹo điều trị cảm lạnh và cảm cúm mùa thu đông Nếu trong thời điểm giao mùa này, bạn hoặc người thân trong gia đình bị cảm lạnh hoặc cảm cúm ghé thăm thì hãy áp dụng những biện pháp tự nhiên sau để mau chóng thoát khỏi nó nhé! Vì sao cảm lạnh và cảm cúm thường hoành hành lúc thu đông? Nhiều người nghĩ rằng 2 bệnh này thường xuất hiện vào...