Hàng vạn cán bộ quản lý giáo dục sẽ bị thu hồi phụ cấp nếu thanh tra hết
Quyết định thu hồi phụ cấp ưu đãi của Thanh tra Nhà nước tỉnh Hậu Giang đã khiến cho nhiều giáo viên kiêm chức vụ Tổ trưởng, Tổ phó và cán bộ quản lý bức xúc.
Báo chí phản ánh, Thanh tra Nhà nước tỉnh Hậu Giang vừa có quyết định thu hồi phụ cấp ưu đãi đứng lớp ở năm học 2010-2017 đối với số giáo viên làm công tác quản lý của gần 20 trường thuộc huyện Vị Thủy, sau khi thanh tra 21 trường ở huyện này.
Lý do là số cán bộ quản lý ở đây giảng dạy còn thiếu tiết chuẩn nên không được phụ cấp ưu đãi đứng lớp theo Thông tư số 01/2007 của Bộ Tài chính quy định.
Hiện mỗi trường ở Vị Thủy đều có 8-10 giáo viên là cán bộ quản lý bị thu hồi tiền phụ cấp ưu đãi.
Trung bình mỗi trường hợp như vậy phải hoàn trả từ 9-14 triệu đồng tùy theo mức lương.
Hạn chót để nộp tiền là ngày 18/10/2017.
Ảnh minh họa, nguồn: VOV.
Quyết định thu hồi phụ cấp ưu đãi của Thanh tra Nhà nước tỉnh Hậu Giang đã khiến cho nhiều giáo viên kiêm nhiệm chức vụ Tổ trưởng, Tổ phó và cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) của gần 20 trường huyện Vị Thủy vô cùng bức xúc, ấm ức.
Bởi vì đó là quyết định vô lý, đâu phải họ muốn dạy thiếu tiết mà do tình trạng giáo viên dư thừa quá nhiều.
Hàng loạt giáo viên kiêm nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó đã làm đơn gửi lên nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo xin được từ chức.
Video đang HOT
Thanh tra Nhà nước tỉnh Hậu Giang thực hiện theo Quy định của Bộ Tài chính là không sai.
Nhưng việc Thanh tra ở đây đưa các giáo viên kiêm nhiệm các chức danh Tổ trưởng, Tổ phó vào diện cán bộ quản lý giáo dục (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) là không đúng.
Các văn bản quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và địa phương thì cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục, trường học phải là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.
Còn Tổ trưởng, Tổ phó là các chức danh được Hiệu trưởng bổ nhiệm từng năm dựa trên cơ sở tín nhiệm, đánh giá cao về kinh nghiệm, năng lực quản lý và chuyên môn của các thành viên trong tổ chuyên môn.
Tổ trưởng, Tổ phó được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 0,15 – 0,25% (tùy vào các bậc học) và được giảm số tiết từ 1 – 3 tiết/ tuần.
Theo mức lương hiện nay, mỗi tháng họ nhận được khoảng vài trăm ngàn đồng/ người từ phụ cấp trách nhiệm ấy.
Nay chỉ vì họ được hưởng phụ cấp trách nhiệm và dạy không đủ tiết chuẩn theo quy định (do thừa giáo viên) mà Thanh tra đem cắt, thu hồi tiền phụ cấp ưu đãi đứng lớp của họ thì họ phản ứng gay gắt là đúng rồi.
Ai còn dám làm Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn nữa không khi chế độ phụ cấp đứng lớp bị thu hồi?
Làm giáo viên bình thường hết cho khỏe để khỏi bị liên lụy, ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Nếu Thanh tra Nhà nước của 62 tỉnh thành còn lại của cả nước này mà áp dụng, thực hiện y như Thanh tra Nhà nước tỉnh Hậu Giang đối với các trường học ở huyện Vị Thủy thì có đến hàng vạn cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó) và giáo viên kiêm nhiệm Tổ phó, Tổ trưởng chuyên môn ở nhiều địa phương cũng rơi vào tình trạng tương tự, dạy không đủ tiết chuẩn theo quy định.
Vì đại đa số trường học hiện nay, số lượng học sinh, số lớp ít nhưng số lượng giáo viên lại dôi dư nhiều.
Bài toán tinh giản, sắp xếp lại đội ngũ viên dư thừa ở các địa phương đâu thể giải quyết được một sớm một chiều.
Chính vì vậy, các địa phương, các đoàn thanh tra khi đến thanh tra cần nắm bắt kỹ thực trạng và biết cách vận dụng phù hợp quy định pháp luật để quyền lợi chính đáng của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên kiêm nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó không bị ảnh hưởng.
Cơ quan chức năng cũng cần coi tình trạng thiếu tiết dạy ở nhà trường phổ thông có tính khách quan, do lịch sử để lại, các quản lý cấp trên trước đây thiếu tầm nhìn;
Quy hoạch về quy mô trường lớp với số lượng giáo viên hài hòa, vừa đủ chuẩn;
Từ đó, giúp cho nhà trường ổn định, công tác chuyên môn được thuận lợi và tất cả cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên kiêm nhiệm đều được hưởng phụ cấp ưu đãi đứng lớp, giúp họ thêm động lực, trách nhiệm khi làm việc, cống hiến.
Theo GDVN
"Đại bàng" đánh chết học viên cai nghiện theo lệnh cán bộ quản lý?
Vừa nhập phòng tại trung tâm cai nghiện, Nam đã bị các học viên cũ đánh đập đến chết. Điều đáng nói, các bị cáo cho rằng vụ việc xảy ra ngay trước mắt các cán bộ quản lý và làm theo sự chỉ đạo của những cán bộ này.
Ngay 27/7, TAND TPHCM đã tuyên phạt bi cao Thai Ngoc Dung (sinh năm 1979 tai Binh Dương) 14 năm tù vê tôi cô y gây thương tich. Cùng tội danh trên, tòa tuyên phạt 5 bị cáo đồng phạm của bị cáo Dũng mức án từ 5 năm tù tới 14 năm tù.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án.
Theo cao trang, ngày 4/4/2015, Nam được đưa vào cai nghiện ma túy tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân. Nam được 4 cán bộ quản lý khu 1 đưa vào phòng 8 của khu này.
Tại phòng này, các học viên mới vào đều chịu những "bài tập dượt" nhập phòng. Khi Nam vừa vào phòng đã bị Dũng (trưởng phòng) đánh và yêu cầu cúi đầu xuống nhưng Nam phản ứng. Do Nam không chịu nghe lời nên các đàn em của Dũng xông vào đánh Nam đến ngất xỉu, sau đó chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu.
Tại phiên tòa, các bị cáo đều khai không có ý định đánh chết bị hại mà chỉ làm theo yêu cầu của cán bộ trại cai nghiện. Có cán bộ đã nói dạy cho bị hại ngoan ngoãn và hiểu rằng phải đánh bị hại. Các bị cáo cũng cho biết ai mới nhập phòng cũng đều bị đánh, nếu không làm theo thì cán bộ sẽ đánh.
Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại cho rằng trong vụ án này hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội giết người chứ không phải là tội cố ý gây thương tích như cáo trạng nêu.
Các bị cáo đều nhận thấy trước khi nhập phòng thì sức khỏe bị hại không được tốt, vậy mà còn thay nhau đánh vào các vùng trọng yếu cơ thể nạn nhân như đầu, ngực, bụng, cổ... Với lực tác động vô cùng mạnh thì có thể gây tử vong cho bị hại bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng: các bị cáo không có ý thức tước đoạt mạng sống của bị hại, khi bị hại bị đánh đập thì các bị cáo có đưa bị hại đi tắm rửa, uống nước đường sau đó gọi cho cán bộ quản lý đưa bị hại đi cấp cứu. Vì vậy, không có căn cứ chấp nhận đề nghị của luật sư.
Ngoài ra, HĐXX cũng nhận định: co dấu hiệu về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên cơ quan cảnh sát điều tra đã 2 lần có quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 cán bộ quản lý của trại cai nghiện để điều tra.
Tuy nhiên, sau khi xem xét, Viện KSND TPHCM đã không phê chuẩn vì cho rằng các cán bộ này không chịu thừa nhận và cơ quan điều tra không chứng minh được việc thiếu trách nhiệm của các cán bộ này. Do đó, cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra với các cán bộ này.
Trong khuôn khổ quyền hạn xét xử của tòa chỉ xét xử những gì Viện KSND TPHCM truy tố, vì vậy, HĐXX không thể xem xét trách nhiệm của những người liên quan mà cơ quan điều tra đã đình chỉ trước đó. Do đó, tòa chỉ tuyên phạt về tội danh cố ý gây thương tích đối với bị cáo Dũng và đồng phạm.
Ngoài mức án trên, các bị cáo còn phải bồi thường cho gia đình bị hại 165 triệu đồng tiền mai táng phí và tổn thất tinh thần; đồng thời, cấp dưỡng cho 2 người con của bị hại cho tới khi đủ 18 tuổi.
Xuân Duy
Theo Dantri
Học viên bị đánh hội đồng đến chết trong trung tâm cai nghiện Mới nhập phòng tại trung tâm cai nghiện, Nam bị các học viên cũ đánh đập đến chết. Điều đáng nói là các bị cáo cho rằng vụ việc xảy ra ngay trước mắt các cán bộ quản lý, việc đánh học viên mới là quy củ để học viên ngoan ngoãn, nếu họ không đánh sẽ bị cán bộ đánh. Ngay 13/6,...