Hàng trăm phụ huynh không cho trẻ đi học để phản đối sáp nhập trường
Để phản đối sáp nhập trường, hàng trăm phụ huynh tại huyện Nông Cống ( Thanh Hóa) đã không cho con em đi học. Chính quyền và ngành chức năng đang vận động người dân cho trẻ đến trường.
Thực hiện chủ trương sáp nhập địa giới hành chính, tại huyện Nông Cống (Thanh Hóa), nhiều địa phương tiến hành sáp nhập lại với nhau như: xã Trung Ý sáp nhập vào xã Trung Chính và lấy tên là xã Trung Chính; xã Tế Tân sáp nhập vào xã Tế Nông lấy tên là xã Tế Nông… Các đơn vị trường học tại các xã nêu trên cũng thực hiện sáp nhập lại.
Những ngày qua, hàng trăm phụ huynh tại xã Trung Ý, huyện Nông Cống, Thanh Hóa không đưa con em đến trường mới học mà cho con em đến trường cũ.
Ngày 1/9/2020, UBND huyện Nông Cống đã tổ chức công bố các quyết định về việc sáp nhập, đổi tên các trường học thuộc xã Tế Nông, Trung Chính…
Cụ thể, trường Tiểu học và THCS xã Trung Ý cũ (sau đây tạm gọi là Trường Tiểu học Trung Ý) được sáp nhập về Trường Tiểu học và THCS Trung Chính; Trường Tiểu học Tế Tân cũ (sau đây tạm gọi là Trường Tiểu học Tế Tân) sáp nhập về Trường Tiểu học Tế Nông; còn học sinh THCS Tế Nông sẽ sang học tại Trường THCS xã Tế Tân.
Tuy nhiên, phụ huynh tại xã Trung Ý, đã phản đối quyết định trên. Những ngày qua, hàng trăm phụ huynh không đưa con em đến trường mới để khai giảng cũng như học tập mà vẫn đưa con em đến các trường cũ.
Phụ huynh cho rằng, cơ sở vật chất tại trường cũ vẫn đang đáp ứng được và việc đi lại khó khăn nên mong muốn con em được học tại trường cũ.
Đã nhiều ngày trôi qua, học sinh vẫn được phụ huynh đưa đến trường cũ.
Trường Tiểu học Trung Ý có 148 học sinh, những ngày qua, chỉ một số ít phụ huynh cho con em đến trường mới học, còn hầu hết đều đưa con em đến trường cũ để phản đối việc sáp nhập.
Theo các bậc phụ huynh, hiện tại Trường Tiểu học Trung Ý vẫn đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học. Nếu chuyển trường, phụ huynh không sắp xếp được thời gian đưa con đi học vì đa số bố mẹ các cháu đi làm ăn xa và làm công ty, con cháu chỉ ở nhà với ông bà cao tuổi, phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp nên không thể mang các cháu đi học ngày 4 lần đến trường.
Nếu để các cháu tự đi thì phụ huynh không yên tâm vì các cháu còn quá nhỏ để tham gia giao thông.
“Chủ trương, đường lối của Nhà nước chúng tôi hoan nghênh, đồng ý. Tuy nhiên, đối với học sinh cấp 1, đưa đón con rất khó khăn, trong khi đó, cơ sở vật chất bỏ không mà con em phải đi học xa, khoảng 3,5km.
Chưa có cuộc họp tiếp xúc với người dân mà sát đến ngày khai giảng mới thông báo”, anh N.A.S., có con theo học tại Trường Tiểu học Trung Ý chia sẻ.
Video đang HOT
Học sinh đến trường cũ rồi lại về vì thầy cô giáo đã chuyển qua trường mới dạy.
Còn phụ huynh L.V.K. trình bày: “Chúng tôi rất tiếc vì trường đã có từ lâu, người dân đóng góp rất nhiều để xây dựng cơ sở vật chất cho trường, thầy cô đang công tác ổn định. Trong khi đó, người dân không được bàn bạc, trao đổi ý kiến”.
Nhiều phụ huynh cho rằng, việc chuyển đến trường mới gây xáo trộn rất nhiều. Các bậc phụ huynh bày tỏ nguyện vọng có thể để lại cơ sở 1 và cơ sở 2 để tạo điều kiện cho bà con trong việc đưa đón con em đến trường và người dân có thời gian phát triển kinh tế.
Ông Lê Xuân Phùng, Chủ tịch UBND xã Trung Chính cho biết: Địa phương đã thông qua chủ trương tại các hội nghị tiếp xúc cử tri. Người dân phản ánh do đi lại khó khăn, chính quyền đã cử giáo viên và cán bộ xuống từng gia đình vận động bà con.
Xã cũng đã báo sự việc lên huyện và thời gian tới sẽ tiếp tục vận động bà con cho trẻ đến trường.
Phụ huynh tại xã Tế Tân cũ cũng đưa con đến trường cũ để phản đối sáp nhập trường.
Không chỉ tại xã Trung Ý, mà hàng trăm phụ huynh xã Tế Tân (cũ), cũng tập trung phản đối việc sáp nhập trường. Theo phụ huynh phản ánh, học sinh Tiểu học từ Tế Tân sang Tế Nông đi học vừa xa, vừa phải qua 2 lần đường tàu và đi trên quốc lộ rất nguy hiểm.
Những ngày qua, hàng trăm phụ huynh không cho con đi học tại trường mới mà vẫn mang con đến trường cũ để phản đối. Trong khi đó, trường cũ đóng cửa nên phụ huynh lại cho con về.
Mong muốn của phụ huynh vẫn là con em được học tại trường cũ. Lý do mà phụ huynh đưa ra là vì đường xa, hơn nữa, phần lớn là ông bà đưa các cháu đi học, nhiều ông bà không đi được xe máy nên đi lại khó khăn. Nếu bố hoặc mẹ là những nhân công chính ở nhà đưa con đi học thì ảnh hưởng đến việc làm.
Trường cũ đóng cửa…
…phụ huynh lại đưa con về.
Trước những thắc mắc của phụ huynh, ông Lê Hùng Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Tế Nông giải thích: Sau khi sáp nhập, xã có 6 đơn vị trường học (2 trường Mầm non, 2 trường Tiểu học và 2 trường THCS), trong đó sẽ tiến hành sáp nhập 2 trường Tiểu học và 2 trường THCS. Riêng 2 trường Mầm non được giữ nguyên làm cơ sở 1 và 2.
Thống kê cho thấy, Trường Tiểu học Tế Tân có 200 học sinh, còn Trường Tiểu học Tế Nông có 370 học sinh. Sau khi tính toán phương án, địa phương quyết định chuyển học sinh Tiểu học từ Tế Tân sang Tế Nông học (còn học sinh THCS sở thì ngược lại). Ông Đỉnh thông tin, cự li nơi xa nhất giữa 2 địa điểm cũ và mới là khoảng 4km.
Cũng theo ông Đỉnh: “Việc sáp nhập là cần thiết và chính quyền đã tổ chức tuyên truyền đến người dân. Phụ huynh đề nghị cho các cháu học ở trường cũ để giảm bớt khó khăn đi lại và lo ngại đến sự an toàn cho các cháu. Cũng có những gia đình khó khăn khi cả vợ chồng làm công ty.
Những ngày qua, có khoảng 170 học sinh không đến trường. Chúng tôi tiếp tục cập nhật thông tin báo cáo về huyện, đồng thời tiếp tục động viên các cháu đến trường”.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vấn đề nêu trên.
Con đường trở thành thủ khoa của nữ sinh nghèo ở Thanh Hóa
Sinh ra tại Nông Cống (Thanh Hoá) trong gia đình thuần nông, nhiều người nói với Vân: "Hoc đai hoc xong sau nay cung chi đe kiem tien thoi, sao không đi xuat khau lao đong luon?"
Đat thanh tich hoc tap noi bat khi tro thanh thu khoa nganh Quan he cong chung, tim đuoc cong viec đung nhu uoc mo ngay sau khi ra truong, đoi voi Đinh Thi Van (1998), sinh vien Truong ĐH Khoa hoc Xa hoi va Nhan van (Đai hoc Quoc gia Ha Noi), đo la ket qua cua su nỗ lực, quyết tâm và luôn chủ động trong mọi việc.
Làm đủ công việc để đi học
Sinh ra tại Nông Cống (Thanh Hoá) trong gia đình thuần nông, nhiều người nói với Vân: "Hoc đai hoc xong sau nay cung chi đe kiem tien thoi, sao không đi xuat khau lao đong luon?", "Lên Hà Nội làm gì cho ton kem, bố mẹ làm sao lo đuoc".
Quanh nam chi quanh quan voi ruong đong va mot so viec mua vu nhu đi lam phu ho, bo me Van van quyet tam phai cho con đi hoc bang moi gia: "Minh co xuat phat điem thap hon nhieu nguoi, minh co the đi cham hon ho, nhung khong co nghia la khong the cham đich".
Hiểu được sự nỗ lực của cha mẹ, sau khi đỗ vào Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, từ năm thứ nhất, Vân đã không nhận tiền chu cấp bằng cách cố gắng giành học bổng và đi làm thêm.
"Lên Hà Nội, mẹ dúi cho em 1,8 triệu và dặn: "Con cứ tập trung vào việc học, mẹ vẫn lo được". Tiêu hết số tiền ấy, em nghĩ mình phải biết tự lo cho bản thân. Chưa có nhiều kiến thức để làm việc theo đúng chuyên ngành, em đi bưng bê ở quán ăn, xin đi bán quần áo".
Vân tốt nghiệp loại Giỏi với số điểm 3.52/4.0
Khi bắt đầu có chút "vốn" nhất định, Vân xin nghỉ công việc bưng bê để tìm kiếm các công việc liên quan đến chuyên môn.
Công việc đầu tiên Vân được chấp nhận là cộng tác viên viết bài cho một công ty về thuế. Dù đã mày mò rất nhiều nhưng không thể nhập được một bài hoàn chỉnh, Vân quyết định ôm máy tính, bắt xe bus từ chỗ trọ tại Giáp Bát đến đường Luong The Vinh gan Ký túc xá Me Tri để tìm kiếm sự trợ giúp.
"Đó la con đuong co nhieu quan sua may tinh. Em nghi o đo se co nguoi giup đuoc minh".
Cô sinh viên năm nhất cứ thế ôm máy tính đi bộ dọc con đường, vào từng quán sửa máy tính để tìm kiếm ai đó có thể chỉ giúp mình.
"Nhiều người thấy bất ngờ, nhưng sau đó họ vẫn nhiệt tình giúp đỡ".
Đến năm thứ hai, Vân xin lam cộng tac vien Marketing cho mot cong ty tư vấn du hoc. Công việc đòi hỏi Vân phải làm từ 8-12 giờ, trong khi lịch học ở trường bắt đầu từ 12h45 phút. Vì thế, mỗi khi tan làm, nữ sinh lại vội vã bắt xe bus tới trường cho kịp giờ học.
Thời gian đó, Vân gần như bỏ bữa. Cứ thế trong suốt 2 tháng, Vân sụt mất 7 kg.
"Lúc ấy, em quyết định phải điều chỉnh lại mọi thứ vì nhận ra đó không phải là cách giúp mình đi đường dài.
Bốn năm đại học, em thử qua nhiều công việc. Em thay may man vi cac cong viec đã trai qua giúp em gap đuoc nhung nguoi đem lai cho minh nhieu bai hoc" - Vân nói.
Vượt lên chính mình
Đạt danh hiệu thủ khoa, Vân cho hay có lẽ là do bản thân luôn biết điểm yếu của mình ở đâu.
"Truoc đay, em la nguoi vo cung nhut nhat. Lần đầu cầm mic giới thiệu bản thân, tay chân em run lẩy bẩy, miệng thì ấp úng. Nhưng em nhận ra mình chẳng thể trốn tránh mãi trong vỏ ốc an toàn. Cách duy nhất để vượt qua khó khăn chính là đi xuyên qua nó, đập tan vỏ ốc để bước qua giới hạn của bản thân.
Em đã đối diện với nỗi sợ thuyết trình bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước khi thuyết trình, em chủ động tập nói rồi bấm thời gian, nói cho bạn thân nghe, thậm chí đứng trước gương luyện nói. Sau cùng, em đã có thể đối diện với việc thuyết trình với một tâm thế bình thản, tự nhiên", Vân nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Viện trưởng Viện đào tạo Báo chí & Truyền thông nhận xét: "Vân là một sinh viên nỗ lực từng ngày để vượt lên chính mình, chân thành và khiêm nhường".
Mỗi ngày cố gắng hơn một chút, tận dụng mọi lúc để học" là điều cô sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn luôn tâm niệm.
"Ngay ca tren mang xa hoi, nếu để ý mình cũng có thể học được nhiều điều. Em học nganh truyen thong nên can nắm bat xu huong nhanh. Vì thế, em ấn nút theo doi rất nhieu trang ve tin tuc. Có những ý tưởng hay em đã áp dụng được vào trong cong viec và học tập".
Trước khi đi làm, Vân luôn tự nhủ bản thân phải khiến đơn vị tuyển dụng nhin vao CV cua mình chu khong nhin vao tuoi đe đanh gia. Vì thế, nữ sinh luôn đọc trước các yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên, đặt mục tiêu phải trau dồi được tất cả những điều ấy trước khi ra trường.
Hiện tại, Vân là nhân viên truyền thông cho một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.
Cuộc chuyển đổi của trường yếu Làn sóng sáp nhập các trường đại học, cao đẳng địa phương với trường đại học lớn ngày càng rõ nét. Có nhiều nguyên nhân nhưng phần nhiều bởi sự khó khăn trong hoạt động đào tạo, nguồn tuyển. Không có nguồn thu ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động buộc cơ sở GD tại địa phương tìm bến đỗ mới. Hướng...