Hàng trăm nghìn học sinh học bù ra sao khi thời tiết ấm lên?
Học sinh sẽ học hai buổi/ngày hoặc học bù cả thứ 7 và chủ nhật khi thời tiết ấm lên để đảm bảo kế hoạch học tập.
Trao đổi với PV Dân trí , ông Bế Đoàn Trọng, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn ông cho biết, ngày 12/1, tỉnh có hơn 22.000 học sinh ở 38 trường phải nghỉ học do nhiệt độ xuống thấp.
Đến nay, một số trường đã cho học sinh nghỉ học 2-4 buổi, vì thế khi thời tiết ấm lên, Sở yêu cầu các trường có kế hoạch dạy bù để đảm bảo chương trình.
Theo đó, tùy điều kiện từng trường, có nơi sẽ học hai buổi (học bù vào buổi chiều). Các trường cấp THPT sẽ học bù vào thứ 7 và chủ nhật.
Trao đổi với PV, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Sơn La thông tin, địa phương này có 401/527 trường từ cấp mầm non đến THCS phải nghỉ học.
Ở cấp THPT và Trường nội trú, có 16/44 trường cho học sinh nghỉ vì thời tiết giá rét.
“UBND tỉnh đang ra văn bản chỉ đạo, nếu dưới 10 độ C, học sinh mầm non và tiểu học nghỉ. Dưới 7 độ C, học sinh THCS và THPT sẽ nghỉ học.
Video đang HOT
Các đơn vị sẽ bố trí lịch dạy, học bù theo quy định khi thời tiết ấm lên (Ảnh: Nguyễn Tú).
Ngoài ra, chúng tôi cũng có các văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh nếu đến trường trong những ngày giá rét”, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Sơn La nói.
Về kế hoạch dạy học bù, chia sẻ với PV Dân trí , ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La cho biết, địa phương vẫn còn thời gian dự trữ trong khung kế hoạch thời gian năm học.
“Khi thời tiết ấm lên, các đơn vị sẽ bố trí lịch dạy, học bù theo quy định”, ông Nguyễn Huy Hoàng nói.
Tại tỉnh Điện Biên thông tin, do nhiệt độ xuống thấp, nhiều nơi băng giá, nên khoảng 130 trường học ở 5 huyện với gần 55.000 học sinh phải đóng cửa.
Sở GD&ĐT Điện Biên chỉ đạo, với những học sinh nghỉ học, nhà trường chủ động lên kế hoạch dạy bù.
Đặc biệt, sở cũng thông báo đến các Phòng GD&ĐT, trường học trên địa bàn, căn cứ vào thông tin dự báo thời tiết, hiệu trưởng các trường được quyền quyết định cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khỏe.
Trường hợp học sinh vẫn đến trường, nhà trường phải bố trí cho các em vào phòng ấm, đảm bảo phòng bán trú và quản lý cho đến khi phụ huynh đón về, không để học sinh đứng ở ngoài cổng trường và không tổ chức hoạt động tập trung học sinh ngoài trời…
Vừa qua, tỉnh Yên Bái có 256 trường với 98.175 học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chiếm 43,5% số trường tại thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bình, Văn Chấn, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải cho học sinh nghỉ học do rét đậm, rét hại.
Trong thời gian học sinh nghỉ học ở nhà, các thầy, cô giáo tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn học sinh và phụ huynh chủ động phòng chống rét,
Trước đó, khi chưa nghỉ học chống rét, học sinh ở đây đã được các thầy cô tăng cường các biện pháp giữ ấm, đảm bảo đủ sức khỏe.
Tại Lai Châu, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương và cơ sở vật chất trường lớp học, chủ động, linh hoạt bố trí lịch học phù hợp, xem xét quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt.
Theo đó, 132 trường học ở đây cho học sinh nghỉ học để tránh rét. Sau rét đậm, rét hại, căn cứ vào điều kiện cụ thể, các đơn vị, trường học bố trí việc dạy và học bù phù hợp, bảo đảm kế hoạch thời gian năm học và không dạy dồn tiết, cắt xén chương trình.
312 trường ở Lào Cai cho học sinh nghỉ học do rét hại kéo dài
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, do rét hại kéo dài, ngày 12/1, Lào Cai đã cho 312 trường học với trên 221.000 học sinh nghỉ học. Số học sinh nghỉ học chủ yếu là khối học sinh mầm non, các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Tuyết rơi phủ trắng tại xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai), ngày 11/1. Ảnh: TTXVN
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 7 - 12/1, tại Lào Cai xảy ra rét hại kéo dài, nhiệt độ các nơi đều giảm xuống dưới 11,5 độ C, vùng núi cao rét hại, nhiệt độ thấp nhất ngày 12/1 giảm xuống -2,2 đến -3 độ C tại Sa Pa và một số xã vùng cao của huyện Bát Xát. Tại Ô Quý Hồ, Tả Van, Mường Hoa, Fansipan (thị xã Sa Pa), xã Y Tý, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, A Lù (huyện Bát Xát) xuất hiện băng giá, mưa tuyết dày từ 10 - 20cm.
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đã ban hành Văn bản số 39/SGD&ĐT-VP ngày 8/1/2021 yêu cầu các đơn vị, trường học thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu để có biện pháp ứng phó phù hợp; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống rét cho học sinh; chủ động phối hợp với gia đình để nhắc nhở học sinh mặc áo ấm khi đến trường; đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất các phòng học để phòng, chống rét nhất là trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú; chuẩn bị đủ cơ số thuốc theo quy định để phục vụ công tác y tế học đường.
Công văn yêu cầu các đơn vị, trường học căn cứ vào tình hình thời tiết tại địa phương và chất lượng trường, lớp học, chủ động, linh hoạt bố trí lịch học phù hợp, cũng như quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt.
Đối với các trường có học sinh bán trú, thầy cô giáo có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, bổ sung chăn, áo ấm cho học sinh; chỗ ngủ bảo đảm kín và ấm áp. Các trường mầm non, tiểu học phải có nước ấm để phục vụ, chăm sóc các cháu; đồng thời bảo đảm chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý trong những ngày rét đậm, rét hại.
Trẻ em trường Mầm non Simacai, huyện Simacai (Lào Cai) phải sử dụng thêm chăn trong giờ học để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: TXVN
Sau rét đậm, rét hại, căn cứ vào điều kiện cụ thể, các đơn vị, trường học ở Lào Cai sẽ bố trí việc dạy và học bù phù hợp, bảo đảm kế hoạch thời gian năm học và không dạy dồn tiết, cắt xén chương trình.
Học sinh Hà Tĩnh chưa phải nghỉ học tránh rét Theo dự báo thời tiết, Hà Tĩnh nhiệt độ đang ở mức trên 10 độ C và đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở giáo dục nào buộc phải cho học sinh nghỉ học. Các em Trường mầm non Thạch Mỹ (huyện Lộc Hà) ăn bán trú, nghỉ trưa tại trường. Ông Nguyễn Duy Ngọc - Trưởng phòng...