Hàng trăm học viên Múa ‘chết đứng’: Cắt khúc đào tạo, người học lãnh đủ
Theo tìm hiểu, đối với hệ trung cấp, trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội hiện nay tuyển sinh 4 nhóm đối tượng tuỳ theo yêu cầu từng ngành.
Những vướng mắc liên quan 273 học viên hệ cao đẳng từ năm 2012 – 2016 tại Học viện Múa Việt Nam tốt nghiệp 3 không: không có bằng tốt nghiệp THCS, không bằng THPT và không bằng tốt nghiệp chuyên môn đã bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến độ “vênh” giữa quy định pháp luật về tuyển sinh, đào tạo với đòi hỏi thực tiễn.
Theo tìm hiểu, đối với hệ trung cấp, trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội hiện nay tuyển sinh 4 nhóm đối tượng tuỳ theo yêu cầu từng ngành. Thời gian đào tạo 9 năm với đối tượng học sinh học xong lớp 3/12; thời gian đào tạo 7 năm đối tượng học sinh học hết lớp 5/12; thời gian đào tạo 6 năm đối tượng tuyển sinh là học sinh học hết lớp 6/12; thời gian đào tạo 3 năm là học sinh đã tốt nghiệp THCS.
Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội cũng khẳng định với hệ TC, nhà trường sẽ tổ chức dạy chương trình văn hoá lớp 10, lớp 11, lớp 12. Học xong lớp 12, các em sẽ được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và được cấp bằng tốt nghiệp THPT như những học sinh bình thường khác.
Từ năm 2019, Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên (7 môn) như trước mà chỉ được giảng dạy chương trình 4 môn. Tốt nghiệp chương trình này, người học chỉ liên thông được từ TC lên CĐ trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, không liên thông lên ĐH.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên để tổ chức giảng dạy cho người học có nguyện vọng học chương trình giáo dục thường xuyên để thi tốt nghiệp THPT. Học viện Múa Việt Nam cho biết hình thức này mang đến nhiều lo ngại.
Học sinh theo ngành múa phải học từ khi còn nhỏ, tâm sinh lý các em chưa trưởng thành, lại phải thường xuyên di chuyển giữa trường và trung tâm để hoàn thành việc học nghề và học văn hóa song song sẽ vừa gây bất tiện cho quá trình quản lý, vừa khiến việc học tập, sinh hoạt của các em gặp nhiều khó khăn.
Luật Giáo dục Nghề nghiệp 2014 không cấm nhưng nhiều trường ĐH rất khó khăn để đăng ký đào tạo nghề.
Với nhiều ngành nghệ thuật như múa, xiếc hay nhạc, đào tạo nghệ thuật là đào tạo tinh hoa, đòi hỏi người học phải có năng khiếu, được tuyển chọn và đào tạo từ khi còn nhỏ. Thông thường, hệ TC kéo dài từ 6 đến 9 năm, người học phải học thêm 4 năm nếu tiếp tục bậc ĐH.
Video đang HOT
Quá trình học tập, giảng dạy yêu cầu phải bảo đảm tính liên tục nhiều năm kết hợp sự sàng lọc, đào thải khắt khe. Do đó, nếu đánh đồng việc đào tạo năng khiếu nghệ thuật (cần khoảng 10 năm) tương đương với đào tạo nghề (chỉ cần 6 tháng tới 3 năm) để cắt khúc rạch ròi như Luật Giáo dục Nghề nghiệp yêu cầu là điều bất hợp lý.
Người học là “con tin” của hai Bộ?
TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cho biết có thể thấy ít có quốc gia phát triển nào lại có kiểu chia cắt trong quản lý về giáo dục đào tạo như ở nước ta do có sự hiểu lẫn lộn về chức năng giữa đào tạo và chính sách việc làm.
“Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả đào tạo nhân lực cho đất nước, còn bộ kia lo chính sách việc làm và đào tạo kỹ năng ngắn hạn cho người lao động thất nghiệp, chuyển đổi việc làm trong xã hội hoặc đào tạo cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội”, TS. Hoàng Ngọc Vinh phân tích.
Mỗi bộ phải ban hành các văn bản qui phạm pháp luật để điều chỉnh các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nhưng do quản lý song trùng nên dẫn đến hậu quả khó tránh có độ vênh hoặc kẽ hở trong một số văn bản qui phạm pháp luật.
Nói về liên thông để công nhận một người học có trình độ ngang với giá trị văn bằng THPT, theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, ít nhất phải thoả mãn gần như đồng thời các yếu tố: chuẩn đầu ra; thời lượng học toàn phần hoặc qui đổi; chương trình giáo dục; chất lượng, độ tin cậy kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập và thi cuối khoá (Thi tốt nghiệp); chịu sự thanh tra của cơ quan quản lý về tuyển sinh; đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng do cơ quan quản lý qui định.
Nhưng do bất cập về quản lý nhà nước giữa hai bộ nên rất khó có sự thống nhất khi một bên kiên quyết giữ chất lượng giáo dục THPT vì tương lai của nguồn nhân lực, còn bên kia muốn “chiều” theo nguyện vọng của một bộ phận học sinh cần mảnh bằng tốt nghiệp THPT một cách nhàn nhã và ” thâm canh” một lúc 2 văn bằng để thu hút học sinh vào học nghề dười vỏ bọc phân luồng. Thực chất lại là phân luồng theo hướng với ưu tiên học các môn văn hoá.
“Như vậy lại sai với mục tiêu của chương trình đào tạo của giáo dục nghề nghiệp mà Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Nghề nghiệp qui định”, TS. Hoàng Ngọc Vinh khẳng định.
Mặt khác, cơ chế liên thông dựa trên điều rất căn bản là lòng tin về chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng. Với những gì mà Luật Giáo dục Nghề nghiệp qui định đào tạo trung cấp 1 hoặc 2 năm sau lớp 9 khiến Bộ GD&ĐT càng không tin tưởng vào chất lượng học sinh học theo chương trình đó để liên thông. TS. Hoàng Ngọc Vinh cho rằng không tìm ra đúng nguyên nhân để có thuốc trị bệnh tận gốc, hậu quả là người học và xã hội sẽ gánh chịu.
Nỗi khổ đào tạo “chui”
PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam khổ sở: giáo dục nghề nghiệp chỉ quy định đào tạo nghề 3-6 tháng cho ra đời thợ điện, thợ máy, thợ sửa xe máy. Muốn tuyển sinh trình độ đại học thì buộc phải nguồn từ trung cấp.
Trong khi chờ sửa đổi Luật, nhà trường vẫn thực hiện theo kết luận của Chính phủ cho phép tục đào tạo hệ trung cấp, tuy nhiên Bộ LĐTB&XH chỉ cho hết năm 2020 để trường xây dựng chuyển đổi. “Muốn tiếp tục đào tạo trung cấp phải được Bộ LĐTB&XH cấp cho giấy chứng nhận giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay, tuy Học viện vẫn đào tạo trung cấp nhưng soi theo Luật lại trở thành đào tạo chui”, TS. Lê Anh Tuấn nói.
Để gỡ rối cho các trường TC, CĐ, vừa qua Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã ký Công văn gửi Bộ LĐTB&XH về việc cho phép các cơ sở giáo dục ĐH lĩnh vực VHNT tiếp tục đào tạo các ngành nghệ thuật ở trình độ TC. Trước đó, với trách nhiệm của mình, Bộ VHTTDL cũng đã hoàn thành Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu ý kiến của các Bộ ngành về đào tạo TC, CĐ trong các trường ĐH và học viện lĩnh vực VHNT. Bộ VHTTDL đã có một số giải trình về sự cần thiết của việc tổ chức đào tạo bậc TC các ngành nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục ĐH từ độ tuổi, yêu cầu đầu vào và thời gian đào tạo năng khiếu nghệ thuật, mô hình đào tạo liên thông, theo hình chóp là cần thiết để đào tạo nghệ thuật.
Chiều 6/4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Bộ VHTTDL để trao đổi về những vướng mắc trong việc dạy chương trình văn hóa cho học sinh trường nghề. Trong cuộc họp, đại diện các bộ đều bày tỏ sự đồng thuận việc thực hiện giáo dục mở, liên thông giữa các trình độ, giữa các hệ thống và hình thức đào tạo. Hai Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH đã bàn phương án để học sinh tốt nghiệp THCS được chuyển sang học nghề.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ quan điểm để các Bộ ngành liên quan đến việc dạy văn hóa trong trường nghề nắm được đó là phải quán triệt tinh thần thực hiện giáo dục mở, liên thông giữa các trình độ, giữa các hệ thống và hình thức đào tạo. Toan Toan
Hơn 300 học sinh trường Múa đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT?
Những học viên hoàn thành việc học và thi các môn văn hoá tại Học viện Múa Việt Nam có đủ điều kiện được cấp bằng THCS và THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT?
Tại buổi làm việc với bốn Bộ: Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Lao động Thương bình và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Tư pháp vào chiều 6/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ ban ngành cùng bàn bạc, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến việc giảng dạy chương trình văn hoá giáo dục phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường nghề), trường nghệ thuật.
Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh 325 học sinh, phụ huynh Học viện Múa Việt Nam viết đơn kêu cứu. Sau 6,5 năm học văn hoá và chuyên môn ở trường nhưng kết quả các em nhận lại vẫn "4 không": Không cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp, không bằng cao đẳng liên thông, không bằng tốt nghiệp THCS, không bằng tốt nghiệp THPT.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các đại biểu thảo luận về việc cấp bằng tốt nghiệp THCS hay chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh của các trường nghệ thuật như Học viện Múa Việt Nam. Bởi đây là những trường có đặc thù đào tạo theo năng khiếu, tuyển học sinh từ nhỏ (bắt đầu từ lớp 6), học hết chương trình trung cấp, hoặc cao đẳng.
Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (cơ quan chủ quản của Học viện Múa Việt Nam) cho biết, thời gian qua, học sinh của trường vẫn được học văn hoá theo chương trình được Bộ GD&ĐT và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định.
Do đó, phụ huynh và các học sinh đã hoàn thành chương trình trung cấp có nguyện vọng, mong muốn được cấp bằng tốt nghiệp THCS. Việc này Bộ GD&ĐT đã đồng ý. Hiện các Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT đang rà soát, kiến nghị phương án cấp bằng cụ thể, đúng theo thời điểm tốt nghiệp thực tế của học sinh.
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, những học sinh trường nghệ thuật đã hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp, theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nếu học bù thêm các môn văn hoá theo hướng dẫn của Bộ.
Riêng đối với Học viện Múa Việt Nam, Bộ GD&ĐT cho rằng, căn cứ vào báo cáo của trường và khẳng định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thì đã đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho các học sinh đã hoàn thành chương trình trung cấp, nhưng phải theo quy định của Luật Giáo dục. Những cơ sở có chức năng giáo dục thường xuyên sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Hiện Bộ GD&ĐT chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề quận Cầu Giấy (Hà Nội) thực hiện việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh có nhu cầu.
Học viện Múa Việt Nam.
Ngày 31/3, 325 phụ huynh, học sinh từ K40 đến K43 đang học hệ trung cấp và sinh viên từ K2 đến K6 đang học hệ cao đẳng của Học viện Múa Việt Nam gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng, báo chí về vấn đề bằng cấp của trường.
Phụ huynh cho biết, từ năm 2012 đến nay, trường Cao đẳng Múa (nay là Học viện Múa Việt Nam) liên tục tuyển sinh các lớp cao đẳng liên thông ngành diễn viên múa, thời gian đào tạo 6,5 năm - lớp Nghệ thuật biểu diễn kịch múa và 4,5 năm - lớp Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc.
Sau khi nhập học, trường tổ chức cho các em học song song chương trình đào tạo văn hóa và các môn chuyên ngành múa trong trường. Việc đào tạo văn hóa ở bậc THCS tại Học viện Múa Việt Nam có đầy đủ các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, tiếng Anh, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Công nghệ; thiếu môn Thể dục và Âm nhạc.
Theo phụ huynh việc học được trường tổ chức học quy củ, có thời khóa biểu, có kiểm tra, có thi học kỳ và giấy báo điểm về cho phụ huynh học mỗi năm đều đặn. Học hết lớp 9, trường tổ chức cho các học sinh thi chuyển cấp từ THCS lên THPT với hai môn Văn, Toán. Còn sau khi học hết lớp 12, trường tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp THPT riêng với ba môn Văn, Sử, Địa.
Tuy nhiên, đến nay, tất cả các khoá học sinh từ năm 2017 đến nay đều không nhận được bất kỳ loại bằng tốt nghiệp nào từ bằng THCS, THPT, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng liên thông.
Trầy da, giãn cơ hơn 6 năm học, nữ sinh trường Múa vẫn 'trắng tay' ra trường Trải qua quá trình học tập khắc nghiệt, nhưng Tuyết Nhung, Ngọc Vy và hơn 300 học sinh Học viện Múa không được cấp bằng tốt nghiệp vì một chữ "quên" của nhà trường. Em Lê Tuyết Nhung (dân tộc Tày, ở Bắc Hà, Bắc Giang), học viên chuyên ngành Diễn viên múa, K3 của Học viện Múa Việt Nam có nguy cơ...