Hàng nghìn thí sinh rút nguyện vọng khỏi ĐH Bách khoa Hà Nội
PGS Trần Văn Tớp cho hay trong đợt thay đổi nguyện vọng vừa qua, hàng nghìn em rút khỏi ĐH Bách khoa Hà Nội vì không đủ ngưỡng chất lượng đầu vào.
Theo Bộ GD&ĐT, trước 17h ngày 6/8, các trường sẽ phải công bố kết quả trúng tuyển.
Ông Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội – cho hay năm nay, nhà trường lấy ngưỡng điểm sàn ngành chất lượng cao là 21,5; các ngành đào tạo đại trà là 20; ngành đào tạo liên kết là 18.
Đây là ngưỡng điểm đầu vào cao, chỉ xếp sau các trường thuộc khối ngành công an, quân đội.
Theo ông Tớp, điều này chứng tỏ nhà trường chú trọng chất lượng đầu vào, thậm chí có thể tuyển thiếu chỉ tiêu nhưng vẫn giữ quan điểm tuyển đủ sinh viên chất lượng.
PGS Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Tiến Tuấn.
Theo số liệu thống kê, số thí sinh rút nguyện vọng khỏi ĐH Bách khoa Hà Nội so với số liệu ngày 20/4 giảm hàng nghìn em.
‘Nguyên nhân là nhiều thí sinh kỳ vọng đủ điểm để nộp hồ sơ nhưng khi biết kết quả thi các em lại không đủ điểm. Số lượng thí sinh đăng ký vào ĐH Bách khoa giảm nhưng nhà trường tin chắc chắn đó là các em có chất lượng tốt’, ông Tớp nói.
Trước đó, ngày 14/7, ĐH Bách khoa Hà Nội đưa ra dự kiến điểm trúng tuyển vào các ngành, giảm so với năm trước từ 3 đến 4 điểm.
Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay hiện tại, mức điểm trúng tuyển của trường có thể vượt quá một chút nhưng vẫn nằm trong dự báo của trường.
Các ngành hot của trường là: Công nghệ Thông tin, Điều khiển Tự động hóa, Cơ – Điện tử… vì liên quan cách mạng công nghiệp 4.0.
PGS Trần Văn Tớp thông tin năm nay, điểm thi toàn quốc nhìn chung thấp nên điểm chuẩn cũng sẽ có điều chỉnh. Những ngành hot sẽ có điểm trúng tuyển thấp hơn năm ngoái. Ví dụ, điểm thi năm ngoái là 28 thì năm nay chỉ tương đương 25-26 điểm.
ĐH Bách khoa Hà Nội có thể công bố điểm chuẩn vào đêm 5/8 hoặc rạng sáng 6/8.
Theo tiin.vn
Đột nhập "công xưởng" in sao đề thi 14 ngày "không thấy mặt trời"
Sáng 27/6, sau khi bài thi cuối cùng kì thi THPT quốc gia kết thúc, PV Dân trí đã được tiếp cận với "công xưởng" in sao đề thi bí mật, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" trong 14 ngày tại ĐH Bách khoa Hà Nội.
Gần 11h trưa 27/6, hàng trăm cán bộ làm công tác in sao đề thi 14 ngày "không thấy mặt trời" tại ĐH Bách khoa Hà Nội phấn khởi đón những người đầu tiên tiếp cận khu vực in sao đề.
Video đang HOT
Biển cấm đặt ngay ngoài khu vực in sao đề thi.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, khu vực in sao đề thi được canh phòng cẩn mật, biển cấm được đặt xung quanh.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhận xét, việc in sao đề thi tại trường năm nay đã hoàn thành tốt, không có sai sót.
PGS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội cho biết, do khối lượng đề in ra quá lớn nên có thể gọi nơi in sao đề thi là "công xưởng" bởi hàng loạt dây chuyền, máy móc hoạt động liên tục từ 8h sáng đến 8h tối hàng ngày.
Để công việc thuận lợi, ban tổ chức phải lập trình số lượng người, máy móc sao cho phù hợp và không thể thiếu số lượng giấy dự trữ.
Nơi in sao đề được bố trí 8 máy in "siêu tốc" để in sao đề.
Nơi in sao đề được bố trí 8 máy in "siêu tốc" để đảm bảo tiến độ in sao đề. Theo thầy Tớp, khác với máy in thông thường, máy này hoạt động từ sáng đến tối không hề bị nóng máy.
Giấy dùng để in đề thi là loại dày, 80g/m2
Khoảng 4 tấn giấy (tương đương sức chứa trong 2 ô tô tải) được sử dụng để in sao đề và dự trữ thêm khoảng 1,5 triệu tờ giấy nữa để đề phòng sai sót.
Khoảng 4 tấn giấy đã được sử dụng để in sao đề thi
Bên trong khu vực in sao đề, các cán bộ dùng đệm ngủ trên nền gạch. Khu ngủ của cán bộ nữ được ngăn kín bởi các vách ghép tạm.
Khi có sự cố, trưởng ban chỉ đạo sẽ bấm chuông và thông tin bằng miệng cho PA83. Cán bộ công an này sẽ thông báo sự việc cho ban chỉ đạo thi, thông qua chiếc điện thoại cố định duy nhất, có loa, ghi âm đặt trước cửa phòng in sao.
Một góc phòng được sử dụng làm nơi in sao đề thi tại ĐHBK Hà Nội.
Khu vực ngủ của cán bộ nữ được quây kín bằng các miếng ghép.
Đệm được trải trên nền nhà cho cán bộ ngủ lại trong 14 ngày.
Giờ ăn, các nhân viên hậu cần ở khu vực cách ly vòng ngoài (vòng 3), dưới sự kiểm soát của công an, sẽ chuyển đồ ăn vào. Bát đũa là thứ duy nhất được chuyển ra sau đó.
Thức ăn được vận chuyển vào vòng trong bằng cách xe đẩy này.
Mọi rác thải đều phải giữ lại, đựng trong một túi to, buộc túm lại để kết thúc kỳ thi mới chuyển ra bên ngoài.
Các túi rác thải được buộc lại, đến khi kết thúc kì thi mới được vận chuyển ra ngoài.
Thức uống chủ yếu của cán bộ in sao đề thi là nước uống đóng chai và sữa hộp.
Cũng theo PGS Tớp, tổng nhân viên thực hiện công tác in sao đề năm nay gần 100 người cả vòng trong lẫn vòng ngoài, trong đó vòng trong (vùng lõi) được cố định, vòng ngoài có thể làm theo ca kíp.
Máy thở ô xy được chuẩn bị trong khu vực in sao đề thi đề phòng bất trắc.
Điện thoại của một cán bộ làm công tác in sao đề thi "vùng lõi" bị niêm phong.
PGS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội trả lại điện thoại đã niêm phong cho cán bộ làm công tác in sao đề thi "vùng lõi" sau khi kết thúc kì thi.
Các công đoạn được chuyên nghiệp hóa, ai dập ghim chỉ dập ghim từ sáng đến tối. Ai phân loại mã đề nào, chỉ phụ trách mỗi mã đề đó để tránh lộn xộn.
Đội ngũ phân loại chuyên nghiệp như bộ phận đếm tiền của ngân hàng ở khu vực in sao đề đã phát hiện một vài trường hợp đề thi khi máy in ra quá nhanh nên có một mặt trắng.
Trưa 27/6, ngay sau khi kết thúc kì thi, Trường ĐHBK Hà Nội đã trả lại đề thi dự phòng còn thừa cho Sở GD&ĐT Hà Nội.
Kiểm đếm đề thi dự phòng còn thừa
Viết biên bản bàn giao đề thi dự phòng cho Sở GD&ĐT Hà Nội.
Do máy in "siêu tốc" được thuê để phục vụ công tác in sao đề nên sau khi kết thúc kì thi, 8 máy in được vận chuyển trả lại.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Đăng ký xét tuyển sinh ĐH: Mất cân đối giữa các ngành Thống kê số liệu từ các trường ĐH cho thấy, có một số ngành, lượng nguyện vọng đăng ký của thí sinh tăng đột biến. Trong khi đó, có nhiều ngành trường lo không đủ thí sinh để mở lớp. Ảnh minh họa PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết từ số liệu trên cổng...