Hàng nghìn người Đức biểu tình chống phong tỏa
Đám đông tuần hành trên đường phố Kassel để phản đối các hạn chế ngăn Covid-19, buộc cảnh sát Đức dùng hơi cay, dùi cui để giải tán.
Hàng nghìn người thuộc phong trào “Querdenker”, nhóm từng tổ chức những cuộc biểu tình “chống corona” lớn nhất nước Đức, hôm nay tập trung tại quảng trường trung tâm thành phố Kassel, miền trung nước Đức để phản đối các biện pháp phong tỏa ngăn Covid-19. Họ đứng sát nhau và không đeo khẩu trang.
Đụng độ xảy ra sau khi một nhóm người biểu tình xô đổ rào chắn của cảnh sát để tham gia cùng những người chống phong tỏa khác tại thành phố, buộc cảnh sát phải sử dụng bình xịt hơi cay và dùi cui để ngăn cản.
Cảnh sát Đức đụng độ người biểu tình chống phong tỏa ở thành phố Kassel hôm 20/3. Video: Ruptly.
“Đây không còn là cuộc biểu tình ôn hòa”, một cảnh sát địa phương đăng Twitter, thêm rằng đám đông liên tiếp tấn công nhân viên dịch vụ khẩn cấp.
“Chúng tôi không dung thứ cho những hành động tấn công người thực thi công vụ như vậy”, cảnh sát tuyên bố, nói rằng họ đã điều động xe vòi rồng sẵn sàng hành động.
Ngoài đụng độ với cảnh sát, nhóm biểu tình còn xô xát, ẩu đả với những người phản đối biểu tình.
Một người biểu tình tranh cãi với cảnh sát tại Kassel hôm 20/3. Ảnh: AFP.
Một số nhóm, hầu hết là phe cực hữu phản đối quy định chống dịch của chính phủ, đã kêu gọi biểu tình ở nhiều thành phố trên khắp nước Đức trong ngày 20/3. Tại thủ đô Berlin, kkhoảng 1.800 cảnh sát đã được điều động để sẵn sàng ứng phó với nguy cơ bạo loạn, nhưng chỉ có vài chục người tham gia biểu tình ở Cổng Brandenburg. 300 người đã tụ tập ở đại lộ Unter den Linden để phản đối làn sóng biểu tình của phe cực hữu.
Cảnh sát đã phải can thiệp khi một số người biểu tình cực hữu cố tấn công phóng viên ảnh, nhưng “không có quá nhiều chuyện xảy ra” ở Berlin.
Đức đã báo cáo hơn 2,6 triệu ca nhiễm và hơn 75.000 ca tử vong vì Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát. Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo nước này có thể tái áp đặt một số biện pháp hạn chế ở những nơi ghi nhận ca nhiễm mới hàng tuần trên 100 ca/100.000 dân, để ngăn chặn nguy cơ dịch tiếp tục bùng phát.
Vợ Navalny bị bắt
Yulia Navalnaya, vợ của nhà hoạt động đối lập Nga Alexei Navalny, bị bắt trong cuộc biểu tình ở Moskva hôm nay.
"Xin lỗi vì chất lượng kém. Ánh sáng trong xe cảnh sát rất tệ", Yulia cho hay trên Instagram kèm một bức ảnh, sau khi hàng nghìn người ủng hộ Navalny tham gia các cuộc biểu tình ở nhiều khu vực.
Nhà hoạt động đối lập Nga Alexei Navalny và vợ Yulia Navalnaya tại bệnh viện ở Berlin, Đức năm ngoái. Ảnh: Reuters .
Tại thủ đô Moskva, hàng nghìn người tập trung tại Quảng trường Pushkin và các đường phố gần đó, theo ghi nhận của phóng viên AFP. Một số người sau đó tiến về Điện Kremlin, trong khi những người khác chặn Đường Tverskaya, con đường chính của thủ đô Nga.
Navalny, 44 tuổi, đã kêu gọi người ủng hộ xuống đường sau khi ông bị bắt giam. Cảnh sát Moskva cho biết khoảng 4.000 người tập trung gần trung tâm thủ đô, trong khi phe đối lập nói con số này cao hơn. Ít nhất 100 người biểu tình đã bị bắt ở Moskva, theo Reuters.
Cảnh sát cũng đã bắt gần 400 người tại các thành phố ở Viễn Đông, Siberia và Ural, nơi những người ủng hộ Navalny biểu tình trong thời tiết lạnh giá. Ít nhất 2.000 người tập trung tại Saint Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga.
Giới chức Nga nói rằng những cuộc biểu tình diễn ra bất hợp pháp vì không được cho phép. Điện Kremlin hiện chưa bình luận.
Navalny bị bắt hôm 17/1, ngay khi vừa về nước cùng vợ sau nhiều tháng điều trị tại bệnh viện Đức. Giới chức Nga cho biết Navalny bị bắt với cáo buộc vi phạm quy định về án treo và sẽ bị tạm giam đến cuối tháng, khi một phiên tòa được tổ chức nhằm quyết định có chuyển bản án treo của ông thành án tù 3,5 năm hay không.
Các đồng minh của Navalny đã kêu người ủng hộ tập trung tại Moskva ngày 23/1 và cùng tuần hành về phía Điện Kremlin. Nhà hoạt động đối lập đã được chuyển tới nhà tù Matrosskaya Tishina ở Moskva, một trong những cơ sở giam giữ nghiêm ngặt nhất ở Nga.
Navalny từng nhiều lần dẫn đầu các cuộc biểu tình quy mô lớn trên đường phố Nga, gần đây nhất là vào mùa hè năm 2019 khi các đồng minh của ông không được phép tham gia các cuộc bầu cử địa phương.
Việc Nga bắt Navalny hứng chỉ trích từ Mỹ và các nước phương Tây. Tuy nhiên, Nga nhiều lần đáp trả, yêu cầu các lãnh đạo nước ngoài "tôn trọng luật pháp quốc tế" và "xử lý các vấn đề trong đất nước" của họ. Điện Kremlin cũng khẳng định sẽ không xem xét yêu cầu thả Navalny của các nước phương Tây bởi đây là vấn đề nội bộ.
Nổ súng ở Đức hậu Giáng sinh Vụ nổ súng xảy ra ở thủ đô Berlin chỉ một ngày sau lễ Giáng sinh, khiến ít nhất 4 người bị thương, trong khi chưa tìm được nghi phạm. Vụ nổ súng diễn ra ở quận Kreuzberg, thủ đô Berlin, rạng sáng 26/12. Một phát ngôn viên cảnh sát đã xác nhận vụ nổ súng liên quan đến vài người, song không...