Hàng nghìn giáo viên lo ‘gặp khó’ trước yêu cầu thi IELTS
Có nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh nhưng một số giáo viên tại Hà Nội vẫn cảm thấy hoang mang trước yêu cầu phải tham gia một cuộc khảo sát đánh giá năng lực theo chuẩn quốc tế.
Mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nội có văn bản gửi hiệu trưởng các trường trung học phổ thông về việc rà soát, đánh giá trình độ giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế trên địa bàn thành phố, dự kiến từ ngày 5 đến 25/6.
Nhận được thông tin, không ít thầy cô hoang mang, lo lắng. Trong số đó, có những người đã nhiều năm giảng dạy tiếng Anh ở bậc phổ thông nhưng vẫn lo sẽ “gặp khó” để đạt 6.5 điểm IELTS.
Lo điểm kém sẽ ngại với học trò
Theo các giáo viên, việc khảo sát này có mặt tích cực là giúp thầy cô công tác lâu năm vốn chỉ quẩn quanh với các bài dạy trong sách giáo khoa có thêm cơ hội để khảo sát năng lực và cập nhật kiến thức mới.
Tuy nhiên, một số người cho rằng, kết quả khảo sát nếu được công bố rộng rãi sẽ là một áp lực rất lớn đối với giáo viên.
“Là giáo viên cấp 3, chúng tôi đều đã học để lấy chứng chỉ C1 mới được tuyển vào trường để giảng dạy. Bây giờ, giáo viên phải vừa phải dạy cho học sinh, vừa phải ôn thi IELTS sẽ rất ảnh hưởng đến tâm lý và thời gian” – cô T.M.D, giáo viên một trường THPT ở Long Biên chia sẻ.
Thuộc diện “phải đi thi”, cô L.T.H, giáo viên Trường THPT Ngọc Hồi (Thanh Trì) cho biết, thời gian theo yêu cầu của Sở quá gấp gáp, khiên cô cảm thấy “mệt mỏi với việc vừa đi dạy, vừa ôn tập”.
“Với nhiều giáo viên được đào tạo đã lâu, kiến thức giảng dạy trong trường và tham gia khảo sát rất khác biệt. Điều này buộc thầy cô phải ôn luyện lại trước khi thi. Nhưng hiện nay đang là thời gian học sinh bước vào giai đoạn thi cuối kỳ và các cuộc thi cuối cấp rất căng thẳng, giáo viên không thể vừa ôn luyện phục vụ cho việc khảo sát, vừa phải đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại trường” – cô H lo lắng.
Thậm chí, có thầy cô còn cho rằng nếu đi thi nhưng không đạt mức chuẩn tối thiểu sẽ khiến họ không còn đủ tự tin để đứng lớp giảng dạy.
“Với nhiều giáo viên trẻ, kỳ khảo sát này có thể không khiến họ quá lo lắng. Nhưng với những thầy cô lớn tuổi không có nhiều cơ hội cập nhật kiến thức mới, thời gian ôn tập lại hạn chế, nếu điểm thi kém sẽ rất ngại với đồng nghiệp và học trò”.
Video đang HOT
Mục tiêu đến năm 2025, 50% giáo viên phổ thông các cấp học phải đạt kỹ năng nghe, nói tiếng Anh từ 6.5 trở lên theo chuẩn quốc tế IELTS
Tuy nhiên, với phụ huynh, việc giáo viên phải tham gia kỳ khảo sát là cần thiết.
“Đây là một kỳ sát hạch nên có. Việc sát hạch thông qua một kỳ thi chuẩn quốc tế sẽ là điều kiện để xem xét giáo viên ấy có thể đứng trên bục giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh nữa không. Nếu giáo viên không đáp ứng được, các trường nên bố trí cho thầy cô chuyển sang làm nhiệm vụ chuyên môn khác” – một phụ huynh chia sẻ quan điểm.
Gay gắt hơn, một phụ huynh khác bày tỏ: “Bây giờ, nhiều học sinh cấp 2 đã đạt điểm IELTS 7.0. Giáo viên không thể mãi không chịu nâng cao trình độ”.
Chỉ để phân loại, bồi dưỡng
Trước lo lắng này, hiệu trưởng một trường tiểu học tại Cầu Giấy cho rằng, giáo viên có thể coi đây là cơ hội tốt để đánh giá lại trình độ của bản thân, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng lại các kỹ năng đã bị mai một.
Bên cạnh đó, theo vị hiệu trưởng này, khi nhận được kết quả thi, các trường nên thông báo trực tiếp cho giáo viên, không nên công bố rộng rãi vì với những người chưa đạt mức điểm như mong đợi, điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín và khiến họ hoang mang.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, việc rà soát nhằm thực hiện kế hoạch của UBND thành phố về việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên đến năm 2025.
Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, 100% giáo viên ngoại ngữ phổ thông đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học mới theo quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.
Đến năm 2025, 50% giáo viên phổ thông các cấp học phải đạt kỹ năng nghe, nói Tiếng Anh từ 6.5 trở lên theo chuẩn quốc tế IELTS; 50% giáo viên các môn Toán và Khoa học có thể sử dụng Tiếng Anh để giảng dạy.
Vì vậy, kết quả của cuộc khảo sát này chỉ để phân loại và tiếp tục đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho những giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam.
Ông Lê Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Đối tượng khảo sát lần này là 100% giáo viên Tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam. Những giáo viên có chứng chỉ IELTS từ năm 2019 trở lại đây đạt 6.5 trở lên có thể sử dụng kết quả đó để phân lớp đào tạo”.
Những giáo viên không đạt chuẩn tương đương 6.5 IELTS trở lên sẽ tiếp tục được đào tạo để nâng chuẩn. Kinh phí cho việc tham gia khảo sát này sẽ được trích từ nguồn ngân sách nhà nước.
Thầy giáo 4 lần đạt IELTS 9.0: 'Sẽ cố đạt điểm tuyệt đối cả 4 kỹ năng'
Lần thứ 4 đạt IELTS 9.0, Đặng Trần Tùng cho biết khá đáng tiếc vì điểm Writing không được như kỳ vọng. 9X cố gắng đạt điểm tuyệt đối ở cả 4 kỹ năng.
Thầy giáo Đặng Trần Tùng - Giám đốc The IELTS Workshop - là cái tên quen thuộc trong giới IELTS Việt Nam. Mới đây, anh nhận được nhiều lời khen khi đăng kết quả thi IELTS 9.0. Đây là lần thứ 4 Trần Tùng đạt điểm cao nhất ở kỳ thi này.
Trong đó, Tùng đạt 9.0 ở cả 3 kỹ năng Listening, Speaking và Reading, riêng kỹ năng Writing, anh đạt 8.0.
Trong lần thứ 4 đạt IELTS 9.0, Đặng Trần Tùng có chút tiếc nuối vì điểm Writing không như kỳ vọng. Ảnh: NVCC.
Chia sẻ với Zing, Đặng Trần Tùng cho biết dù đi thi nhiều lần, lần nào, anh cũng hồi hộp, lo lắng và áp lực. Đặc biệt, trong lần thi này, anh cảm thấy phần Listening khá khó.
Đến khi nhận kết quả, Tùng không quá ngạc nhiên với kết quả, tâm trạng vui vẻ.
"Tuy vậy, tôi khá đáng tiếc vì điểm Writing không được như kỳ vọng của bản thân. Trong thời gian tới, tôi chắc chắn tiếp tục thi và cố gắng hết mình để đạt điểm tuyệt đối cho cả 4 kỹ năng IELTS", thầy giáo 9X tâm sự.
Anh cũng chia sẻ thêm về bí quyết học tiếng Anh và luyện thi IELTS. Theo Tùng, điều quan trọng nhất, người học phải nắm chắc ngữ pháp, phát âm chuẩn. Như vậy, họ mới có thể nhanh chóng mở rộng vốn từ, phát triển tiếng Anh hơn.
Khi nắm chắc hai mảng này, người học nên đầu tư thời gian cải thiện 4 kỹ năng, ưu tiên Listening, Reading và học chuyên sâu về Speaking, Writing khoảng 2-3 tháng trước khi thi.
"Với kỹ năng Nghe, hãy để ý xem vì sao bạn làm nhiều đề mà điểm vẫn không cao. Tôi không có mẹo gì đặc biệt có thể giúp bạn làm đúng hết các câu hỏi ngoài việc kiểm tra xem bản thân đã làm tốt kỹ năng nghe hiểu hay chưa chưa. Khi thực hiện điều này bạn mới tiến bộ, và những gì mình học trong quá trình ôn tập IELTS mới mang tính ứng dụng lâu dài", Tùng khuyên.
Thầy giáo 9X cho rằng việc học IELTS không nên chỉ xoay quanh việc "cày" đề. Ảnh: NVCC.
Về phần Đọc, Đặng Trần Tùng cho rằng bên cạnh khả năng đọc hiểu tốt, người học cần nắm chắc phương pháp làm các dạng bài khác nhau.
Theo anh, trong 2 kỹ năng, Reading dễ lấy điểm tuyệt đối hơn. Anh giải thích thi Listening, thí sinh bỏ lỡ câu coi như "tạch". Nhưng ở phần Reading, tất cả nội dung, đáp án đều nằm hết trên giấy. Người thi chỉ cần đọc thật kỹ câu hỏi, tìm đúng nội dung có liên quan trong bài đọc và rút ra câu trả lời chính xác.
Ở phần Writing, Tùng luôn khuyên mọi người đừng viết quá nhiều, thay vào đó, viết ít nhưng phải thật chất. Ngoài ra, thí sinh đừng ngại sửa đi sửa lại bài viết nhiều lần để đạt tới được mức độ hoàn mỹ nhất có thể.
Thầy giáo 9X nói thêm nên đọc nhiều hơn viết. Anh tâm đắc trích dẫn của nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Mỹ Larry L. King: "Write. Rewrite. When not writing or rewriting, read. I know of no shortcuts".
Để cải thiện kỹ năng Nói, người học cần luyện tập thường xuyên, bắt đầu từ cách diễn đạt những thứ xung quanh mình. Khi thi IELTS, thí sinh không cần "tỏ vẻ nguy hiểm", chỉ cần truyền đạt đúng những gì mình nghĩ, với ngôn ngữ tự nhiên, đúng mức độ.
Bên cạnh những điều trên, nếu người học vẫn còn nhiều thời gian trước khi thi, Tùng khuyên họ cố gắng đọc, xem và nghe thật nhiều các kênh tiếng Anh về một chủ đề hoặc lĩnh vực yêu thích.
"Việc học IELTS không nên chỉ xoay quanh việc làm thật nhiều đề. Trái lại, tôi nghĩ IELTS là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy bạn khám phá thế giới, mở mang kiến thức thông qua tiếng Anh", Đặng Trần Tùng chia sẻ.
Đại học Giao thông Vận tải bổ sung hai phương thức xét tuyển Năm 2020, ngoài sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, Đại học Giao thông Vận tải cũng tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp để tuyển 5.700 sinh viên. So với phương án tuyển sinh dự kiến được Đại học Giao thông Vận tải công bố vào tháng 1, đề án chính thức ngày 9/5 không có quá nhiều khác...