Hàng nghìn bạn trẻ thích thú trải nghiệm các mô hình toán học khác xa sách vở
“Em sợ học môn Toán ở lớp vì nó có nhiều con số và phép tính khó nhớ. Những kiến thức trong ngày hội khác xa sách vở, dễ nhớ nhất là các phép toán tư duy và ứng dụng thông qua các mô hình xếp ống, di chuyển quân cờ, xếp hình theo phép toán…”
Đó là chia sẻ của một trong nhiều học sinh khi tham gia Ngày hội toán học mở 2019 với chủ đề: “ Toán học ở khắp mọi nơi” do Viện nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức sáng nay 03/11.
Mê tít các trò chơi từ Toán ứng dụng
Có mặt từ rất sớm tại ngày hội, Nguyễn Hà Linh, lớp 6A trường THCS Trương Định (Hà Nội) thích thú cho biết, ở đây có nhiều trò chơi, điều khiến em thích nhất là được chinh phục và thử sức mình với những câu hỏi toán lô gíc, áp dụng phép tính để giải các câu đố…
Giống như Linh, học sinh Nguyên Văn Trọng, lớp 10G trường THPT Minh Phú (Hà Nội) hào hứng, em sợ học môn Toán ở lớp vì nó có nhiều con số và phép tính khó nhớ. Những kiến thức trong ngày hội khác xa sách vở, dễ nhớ nhất là các phép toán tư duy và ứng dụng thông qua các mô hình xếp ống, di chuyển quân cờ, xếp hình theo phép toán, bài đen trắng…
Các bạn học sinh tiểu học thích thú khi được tự tay thực hiện các thí nghiệm khoa học.
Phụ huynh Nguyễn Thị Thu Hoài (Hà Nội) cho hay, các con mong chờ được đến ngày hội thật sớm để trải nghiệm nhiều mô hình, không muốn bị bỏ lỡ các trò chơi.
“Qua những hoạt động như vậy tôi muốn các con vừa học, vừa chơi và sẽ không còn sợ môn Toán như trước nữa; các con có thể học hỏi tự áp dụng các trò chơi, đồ vật vào trong việc học tập hàng ngày” – phụ huynh Hoài bày tỏ.
Cô Nguyễn Thị Thoan, giáo viên dạy toán trường THCS Thăng Long (Ba Đình- Hà Nội) chia sẻ, mỗi một giai đoạn, thời kỳ thì niềm đam mê Toán của các bạn học sinh là khác nhau nhưng chúng luôn tồn tại chứ không biến mất. Chỉ do hoàn cảnh lịch sử, do điều kiện kinh tế, sự phát triển của khoa học xã hội nên đã có nhiều vấn đề thu hút học sinh theo các hướng khác nhau, đôi khi chệch ra khỏi định hướng giáo dục của Việt Nam.
Do đó, cô Thoan cho rằng, yêu cầu đặt ra với người giáo viên dạy toán cần có phương pháp mới phù hợp với thời đại 4.0, đưa yếu tố công nghệ thông tin vào bài giảng nhằm thu hút học sinh, làm cho bài học hấp dẫn hơn; đưa các em vào đúng định hướng cần giáo dục.
“Chính giáo viên là những người quyết định học sinh có hăng say với môn học hay không; nên chúng ta cần thường xuyên nhìn nhận lại kiến thức bản thân và thay đổi cách truyền đạt mỗi ngày” – cô Thoan nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngày hội Toán học mở thu hút trên 3.000 bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận tham gia trải nghiệm.
Toán học… không chỉ là con số
PGS Lê Minh Hà, Giám đốc Viện nghiên cứu cao cấp về Toán chia sẻ tại ngày hội: “Nhiều người băn khoăn và tự đặt ra câu hỏi học toán để làm gì?, Toán học là hành trang kiến thức không thể thiếu trong cuộc sống. Việc trẻ nhỏ được tiếp sức với Toán học từ sớm sẽ giúp các em có được tư duy lô gíc, năng lực phân tích, kĩ năng sống, khả năng giải quyết vấn đề, trí não linh hoạt và hơn thế nữa là xây dựng nền tảng kiến thức hiện tại giúp cho trẻ có cơ hội xin việc tốt sau này”.
PGS Lê Minh Hà, Giám đốc Viện nghiên cứu cao cấp về Toán phát biểu.
PGS Hà cho rằng, các phụ huynh cần sớm xây dựng và hình thành kỹ năng tư duy Toán học và tình yêu với môn toán cho HS, SV sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của khoa học quốc gia và thúc đẩy kinh tế hội nhập quốc tế của Việt Nam, quyết định lớn đến sự thành công trong tương lai của các bạn trẻ…
GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, thời gian gần đây do định hướng tổ chức thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT thông qua hình thức thi trắc nghiệm nên việc dạy và học cũng thay đổi theo.
“Các bạn học sinh hiện nay ít có cơ hội được nhìn nhận những ứng dụng của Toán học như trước đây, dẫn đến sự hạn chế sự rèn luyện khả năng tư duy. Cho nên rất cần những hoạt động trải nghiệm các hoạt động của Toán ứng dụng sẽ rất bổ ích cho việc học tập ở trường của các em sau này” – GS Hải bày tỏ.
Một số hình ảnh của Ngày hội Toán học mở 2019:
Từ sớm, rất đông các bạn học sinh, sinh viên có mặt tại ngày hội để tham gia trải nghiệm những ứng dụng của toán học.
Các bạn trẻ say mê giải câu đố toán học thông qua các ô vuông trên bàn cờ.
Rất nhiều bạn trẻ tập trung ngồi hàng giờ đồng hồ tham gia trò chơi giải đố vì chưa từng được làm trước đây.
Ngày hội cũng trình diễn rất nhiều mô hình robot do chính các bạn học sinh lắp ráp.
Áp dụng các định lý, công thức trong toán học để giải đố là khu vực thu hút đông nhất các bạn học sinh tham gia.
Các bạn học sinh sử dụng phép tính để di chuyển bàn cờ giống như một cuộc đấu trí đầy căng thẳng.
Các mô hình, đồ vật trong ngày trải nghiệm hầu như được làm bằng gỗ, đá tự nhiên, nhựa dễ kiếm, dễ tái sử dụng tại gia đình cho các bạn trẻ.
Hà Cường
Theo Dân trí
Bạn có tìm ra quy luật của phép tính này?
Dãy số không tuân theo bất kỳ quy luật toán học nào, vậy nên người tìm ra được quy luật riêng chắc chắn có "tư duy hơn người".
Đề bài: Thực hiện phép tính sau:
(Ảnh: MentalUp)
>>> Đáp án:
Nhìn phép tính đầu tiên: 12 x 12 = 9
Đúng ra, 12 x 12 = 144. Nếu để ý kĩ hơn, ta sẽ thấy 1 4 4 = 9
Tương tự với phép tính thứ 2: 23 x 23 = 529, trong khi đó 5 2 9 = 16
Như vậy, 34 x 34 = 1156.
Vậy đáp án cuối cùng của phép tính là 1 1 5 6 = 13.
Bên cạnh đó, một số người cho rằng, kết quả của phép tính cuối cùng chẳng liên quan gì đến 2 phép tính đầu tiên. Do vậy, 34 x 34 vẫn bằng 1156.
Theo Quora/VTC
5 chuyên ngành học triển vọng cho tương lai Toán học, kỹ thuật và khoa học sẽ trở thành kỹ năng phổ biến của thị trường việc làm mới. Trong bối cảnh tự động hóa ngày càng cao, nhiều ngành nghề sẽ không còn tồn tại. Tuy vậy, nền tảng mới về thương mại và giáo dục đã được đặt ra, các trường đại học và sinh viên tương lai không thể...