Hàng ngàn học sinh thích thú với ngày hội Toán học mở 2021
Các hoạt động triển lãm, trải nghiệm về Toán học được tổ chức xuyên suốt Ngày hội, với 20 đơn vị phối hợp nội dung là các trường đại học, trung học, doanh nghiệp, nhà xuất bản.
Ngày 17/1, Trường Đại học Văn Lang phối hợp với Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và Hội Toán học TP.HCM tổ chức Ngày hội Toán học mở năm 2021 với chủ đề “Toán học cho một Thế giới tốt đẹp hơn – Mathematics for a Better World” thu hút hơn 3.000 học sinh sinh viên tham gia.
Học sinh sinh viên hào hứng với những trải nghiệm ở ngày hội
Ngày hội Toán học mở là một trong những sự kiện thường niên nhằm quảng bá bộ môn Toán học đến với học sinh, sinh viên, phụ huynh, nhà nghiên cứu toán học và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm và giao lưu mới mẻ, sáng tạo, như đối thoại mở, bài giảng đại chúng vừa thực tiễn vừa chuyên sâu, không gian triển lãm toán học,…
Học sinh, sinh viên thích thú trải nghiệm các trờ chơi về toán
Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình, sinh viên – học sinh còn được giao lưu trực tuyến với Nhà toán học, GS. Ngô Bảo Châu về ứng dụng toán học trong thực tiễn mới của thời đại 4.0.
Ở góc độ chuyên sâu hơn, sinh viên – học sinh và giáo viên – giảng viên được tiếp cận các bài giảng đại chúng về “Mô phỏng số trong in 3D” (GS. TS. Nguyễn Xuân Hùng, Viện trưởng Viện Công nghệ CIRTECH, Đại học Công nghệ Tp.HCM) và “Về Chương trình THPT môn Toán 2018 và Chương trình A-level của Anh” ( TS. Nguyễn Phụ Hoàng Lân – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).
Hơn 1.000 học sinh sinh viên giao lưu trực tuyến với GS Ngô Bảo Châu
Các hoạt động triển lãm, trải nghiệm về Toán học được tổ chức xuyên suốt Ngày hội, với 20 đơn vị phối hợp nội dung là các trường đại học, trung học, doanh nghiệp, nhà xuất bản. Đặc biệt, “Không gian Toán học kỳ thú” trưng bày những sản phẩm, mô hình STEM – ROBOT, tương tác công nghệ in 3D, CNC, khu lắp ráp 3D, trải nghiệm công nghệ có tùy biến… do học sinh nghiên cứu và thực hiện…
Video đang HOT
Học sinh trải nghiệm các ứng dụng của Toán vào kỹ thuật số
Học sinh ứng dụng Toán vào các trò chơi
Cờ vua cũng là môt môn học, môn thể thao đòi hỏi ứng dụng về Toán
Trường tư 'đua nhau' chiêu sinh ngành sức khoẻ, quy định mở ngành thế nào?
Nhiều phụ huynh, học sinh, chuyên gia băn khoăn về điều kiện mở mới và tuyển sinh ngành sức khoẻ.
Vài năm gần đây, số trường đại học tư thục mở ngành, đào tạo nhóm ngành sức khỏe ngày càng nhiều. Đáng chú ý, mùa tuyển sinh 2021, Đại học Quốc tế Hồng Bàng dự kiến mở đồng loạt 8 ngành mới liên quan đến lĩnh vực sức khỏe, gôm: y học cổ truyền, kỹ thuật hình ảnh y học, sức khỏe răng miệng, hộ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc bệnh trẻ em (điều dưỡng), kỹ thuật phục hồi chức năng, quản lý bệnh viện.
Tương tự, Đại học Văn Lang tuyển mới 2 ngành là y khoa và y học cổ truyền. Như vậy, trường sẽ đào tạo 6 ngành khối sức khỏe.
Đại học Công nghệ TP.HCM dự kiến mở mới 2 ngành khối sức khỏe: điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Ngoài ra, nhiều trường tư thục khác cũng từng "chạy đua" trong việc tuyển sinh các khối ngành sức khoẻ như Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Đại Nam, Đại học Duy Tân.
Nhiều phụ huynh, học sinh, chuyên gia băn khoăn về điều kiện để mở mới và tuyển sinh ngành sức khoẻ.
Sinh viên ngành răng, hàm, mặt thực hành. (Ảnh minh hoạ: HIU)
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, "các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật". Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, các cơ sở giáo dục đại học được quyền bình đẳng trong mở các chương trình đào tạo mới để tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho các thành phần kinh tế khác nhau để phát triển kinh tế xã hội cho đất nước.
Điều kiện để mở ngành đào tạo mới, được Bộ GD&ĐT quy định cụ thể trong Thông tư số 22 năm 2017 về điều kiện, quy trình mở ngành và đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo trình độ đại học.
Trong đó, Bộ quy định rất cụ thể với khối ngành sức khỏe. Theo đó, giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học phải liên quan đến khám, chữa bệnh và có chứng chỉ hành nghề; đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện.
Mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất 1 giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy; trong đó, số tiến sĩ tối thiểu phải có như sau:
Ngành y đa khoa tối thiểu 2 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 6 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và 1 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).
Ngành y học cổ truyền tối thiểu 2 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 3 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học cổ truyền và 1 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).
Ngành răng - hàm - mặt tối thiểu 2 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 2 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và 3 tiến sĩ thuộc lĩnh vực đào tạo này.
Ngành y học dự phòng tối thiểu 2 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 1 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và 4 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).
Ngành dược học tối thiểu 2 tiến sĩ ở các lĩnh vực thuộc về các môn học cơ sở ngành dược và 3 tiến sĩ ở các lĩnh vực thuộc về các môn học chuyên ngành dược.
Ngoài các điều kiện về nhân lực, đội ngũ giảng viên, các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe phải tuân thủ các quy định chương trình, kế hoạch, số lượng phòng thí nghiệm.
Sinh viên y khoa thực hành chăm sóc bệnh nhân. (Ảnh minh hoạ: HIU)
Còn về thời gian thực hành, tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khoẻ được Thủ tướng quy định tại Nghị định số 111 năm 2017.
Theo đó, tổng thời lượng người học, giảng viên tham gia dạy- học thực hành tối thiểu từ 50% đến 80% tại bệnh viện trung ương trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộc UBND tỉnh đối với đào tạo trình độ sau đại học, trình độ y đa khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt. Với trình độ đại học và các chuyên ngành khác trong khối sức khoẻ, sinh viên phải được thực hành tại các bệnh viện trực thuộc tỉnh, thành phố trở lên.
Đồng thời, tất cả các hồ sơ đăng ký mở chương trình đào tạo mới của các cơ sở giáo dục đại học đối với khối ngành sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 111.
Như vậy, các trường muốn mở ngành sức khoẻ phải đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí trên. Nếu cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng đủ các điều kiện mở ngành là vi phạm quy định của Thông tư 22 và Nghị định 111 sẽ bị đình chỉ việc đào tạo ngay lập tức.
Tháng 7/2020, Thủ tướng ra quyết định thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia, có chức năng giúp Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám, chữa bệnh của các y bác sĩ.
Dự kiến trong thời gian tới, tất cả những người được đào tạo khối ngành sức khỏe từ các cơ sở giáo dục đại học, nếu muốn được hành nghề khám chữa bệnh phải vượt qua các kỳ thi sát hạch, đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh để đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực y tế.
Tặng huân chương lao động cho học sinh đoạt giải olympic quốc tế Tại Lễ tuyên dương học sinh trung học phổ thông đoạt giải các kỳ thi olympic quốc tế, các học sinh đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động của Chủ tịch nước, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khen thưởng các học sinh....