Hạng Mí Ly “xuống núi” tìm tương lai
Trong nghèo khó, cậu học trò Hạng Mí Ly người Mông nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi. 2 năm liên tiếp đoạt giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi môn Lịch sử cấp tỉnh.
Em Hạng Mí Ly mong muốn trở thành một chiến sĩ Biên phòng.
Nhiều lúc muốn bỏ học về với mẹ
Hạng Mí Ly, 18 tuổi là con thứ trong một gia đình có 3 anh chị em. Em sinh ra và lớn lên tại thôn Pố Lồ, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) trong một gia đình nghèo, đồng bào người dân tộc Mông.
Bố mẹ của Ly, cũng như nhiều cặp trai gái người Mông khác, chưa đến tuổi 18 đã gặp nhau ở hội Gầu Tào. Chị gái Ly lớn hơn Ly 2 tuổi nhưng đã nghỉ học sớm rồi lấy chồng ở gần thôn.
Bố mẹ Ly đều không biết chữ. Gia đình 5 miệng ăn trước đây của Ly dựa vào những nương ngô trên đồi, nuôi thêm 2 con lợn, 1 con bò cùng mấy còn gà để duy trì sinh hoạt cơm, ngô tối thiểu. Cũng vì bố mẹ không có kiến thức làm ăn nên cái nghèo, đói cứ đeo đẳng.
Từ nhỏ, thay vì được đi học liên tục như các bạn, nhiều lúc Ly phải nghỉ học, cùng bố mẹ lên nương. Người dân thôn Pố Lồ nơi Ly sinh ra có 80 hộ, tất cả đều là người Mông. Mang tiếng là thị trấn nhưng từ trung tâm thị trấn Đồng Văn đến thôn cũng mất gần 7km đường núi.
Ly tâm sự, từ khi còn nhỏ, biết hoàn cảnh gia đình nên ý thức quyết tâm học hành để thoát khỏi cái nghèo của em được nhen nhóm. Ngay từ lớp 3 em đã xin bố mẹ xuống trường dưới trung tâm thị trấn để học nội trú. Cuộc sống tự lập ban đầu rất khó khăn. Trẻ con rời xa gia đình mọi thứ đều phải tự làm, từ việc ăn uống, học tập hay sinh hoạt cá nhân. Lúc đầu không làm được thì được cô giáo, các bạn hướng dẫn rồi sau dần cũng tự làm được hết.
“Thời gian đầu em nhớ nhà lắm. Nhiều lúc chỉ muốn về để ôm lấy mẹ. Nhưng được gia đình, cô giáo, bạn bè động viên nên em đã dần quen với cuộc sống tự lập và tập trung học thật tốt để bố mẹ được vui. Cũng may mắn cho em là bố mẹ em dù kinh tế khó khăn nhưng luôn luôn ủng hộ việc học tập của 2 anh em”, Hạng Mí Ly nhớ lại.
Mê sử vì “hiểu quá khứ, biết hiện tại”
Năm 2018, Ly thi trúng tuyển vào Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang. 3 năm học tại đây, Ly là lớp trưởng. Ly đã 2 lần đi tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và cả 2 lần đều xuất sắc đoạt giải Nhì.
Video đang HOT
Ly chia sẻ, trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa ngại học môn Lịch sử thì em lại rất yêu thích. Vì nó giúp Ly hiểu về quá khứ, biết được hiện tại.
Cô Trần Thị Lan Anh, giáo viên chủ nhiệm của Ly cho biết, Hạng Mí Ly có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng chăm chỉ học. Ly luôn đạt thành tích cao trong nhiều cuộc thi học sinh giỏi, đặc biệt là môn Lịch sử.
Do nhà cách trường hơn 150km nên mỗi năm Ly chỉ có thể về nhà vào những dịp nghỉ dài ngày như nghỉ hè và Tết Nguyên đán. Về đến nhà, ban ngày em lên nương phụ giúp bố mẹ trồng ngô. Nương trồng ngô của gia đình cách nhà cũng hơn 3km, đường núi đá khó đi, không thể đi xe máy, phải đi bộ nên cứ sáng sớm gia đình lại cùng nhau lên nương, ăn trưa ngay tại nương, đến tối mới về. Đêm về khi cả nhà chìm vào giấc ngủ cũng là lúc Hạng Mí Ly chăm chỉ ôn lại bài.
Giấc mơ thành chiến sĩ Biên phòng
“Khi học hết lớp 9, nhiều bạn ở thôn em nghỉ học và rủ em nghỉ cùng để đi làm thuê bên kia biên giới. Nhiều lúc em cũng lưỡng lự suy nghĩ hay nghỉ học, nhưng rồi lại vượt qua để tiếp tục theo học. Bằng tuổi em, giờ nhiều bạn trong thôn đã lập gia đình, có con lớn rồi”, Hạng Mí Ly chia sẻ.
Ly cho rằng, học sinh người dân tộc thiểu số nói chung và người Mông nói riêng cũng có tư chất, thông minh, chăm học. Chỉ có điều cuộc sống quá khó khăn nên không có điều kiện học tập như các bạn ở thành phố. Nếu như được quan tâm hơn nữa, đời sống phát triển lên thì em tin chắc rằng sẽ có nhiều bạn học tốt.
Các bạn lớp 12A5 của Ly đều có chung nhận xét: “Bạn Ly lớp trưởng là người rất hòa đồng, học giỏi. Bạn còn hay giúp đỡ các bạn trong học tập. Những bài nào bạn bè không hiểu đều được bạn ấy giải thích nhiệt tình. Chúng em rất vui khi có được một người bạn học cùng lớp như bạn ấy”.
Ly cho biết, em mơ ước trở thành một chiến sĩ Biên phòng. Với ước mơ ấy, em đang không ngừng phấn đấu để cố gắng thi đỗ vào Trường Học viện Biên phòng.
“Em quyết tâm vào Học viện Biên phòng cũng là nghĩ đến gia đình. Em nghe nói thi vào trường sẽ rất khó, tỷ lệ chọi cao, học hành cũng vất vả, nền nếp nghiêm nhưng được cái môi trường rèn luyện tốt, gia đình không phải lo lắng tiền cho em ăn học, sau này ra trường cũng có cơ hội việc làm luôn. Bố mẹ em không được học hành, nên em luôn cố gắng để bố mẹ em hãnh diện vì con cái”, Ly cho biết.
Thầy giáo Nguyễn Phú San, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh Hà Giang cho biết, trong quá trình học tập tại nhà trường, học trò Hạng Mí Ly luôn là tấm gương sáng cho nhiều bạn noi theo. Đây là niềm tự hào của nhà trường. Không chỉ học giỏi, Ly còn là người học trò ngoan, lễ phép, tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, em còn thường xuyên nhận kèm thêm kiến thức cho các bạn cùng lớp ngoài giờ học chính khóa. Em đã được tuyên dương nhiều lần trước toàn trường. Mong cho em luôn học tốt và thành công với sự lựa chọn của mình.
Các đại học dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển học bạ
Học viện Thanh thiếu niên, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Văn hóa tuyển nhiều sinh viên bằng học bạ, trong đó có trường dành hẳn 70% tổng chỉ tiêu.
Ảnh minh họa
Năm 2021, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tuyển 1.400 chỉ tiêu cho 7 ngành đào tạo tại cơ sở chính ở Hà Nội và một ngành ở TP HCM. Trường sử dụng năm phương thức tuyển sinh. Ngoài xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển thẳng, trường có ba phương thức khác liên quan đến xét tuyển bằng học bạ với số chỉ tiêu ở mức 980, chiếm 70% tổng chỉ tiêu.
Phương thức thứ nhất đối với xét tuyển bằng học bạ là xét theo kết quả học tập lớp 12. Thí sinh cần đạt tổng điểm trung bình của ba môn trong tổ hợp xét tuyển từ 18 trở lên, điểm từng môn không nhỏ hơn 6.
Thứ hai, trường xét điểm học bạ học kỳ I, học kỳ II lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12. Điều kiện nộp hồ sơ là tổng điểm trung bình các kỳ của ba môn thuộc tổ hợp đạt từ 18 trở lên và điểm từng môn cũng không được nhỏ hơn 6.
Trường cũng xét học bạ lớp 10 và 11 với công thức và điều kiện tương tự.
Cũng dựa vào học bạ, thí sinh có thể được xét tuyển thẳng nếu kết quả học tập ba năm THPT đạt loại giỏi. Ngoài xét thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam còn xét tuyển thẳng đối với thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi, thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, thành phố năm học 2020-2021. Đặc biệt, thí sinh đang là Bí thư chi Đoàn cũng thuộc diện xét tuyển thẳng.
Tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu cụ thể theo từng ngành, phương thức như sau:
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải dành tối đa 40% trong tổng số 3.000 chỉ tiêu để xét tuyển bằng học bạ. Với phương thức này, trường chỉ xét dựa vào tổng điểm của tổ hợp xét tuyển môn học lớp 12 hoặc điểm trung bình chung lớp 12. Tuy nhiên, trường chưa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ở phương thức này.
Ngoài xét bằng học bạ, trường dành 5% tổng chỉ tiêu để xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế và giải nhất, nhì, ba các môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố. Những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.0 trở lên; học sinh giỏi từ một năm THPT trở lên hoặc tổng điểm tổ hợp ba môn lớp 12 từ 24 điểm trở lên cũng được xét tuyển thẳng (áp dụng cho các tổ hợp Toán - Lý - Hoá, Toán - Lý - Anh, Toán - Hoá - Anh, Toán - Văn - Anh).
Với số chỉ tiêu còn lại (khoảng 55%), trường xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Các ngành và tổ hợp xét tuyển cụ thể như sau:
Đại học Văn hóa Hà Nội cũng dành nhiều chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ, bên cạnh xét tuyển thẳng và xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Với phương thức này, thí sinh được quyền đăng ký vào tất cả ngành, chuyên ngành học (trừ các ngành thi năng khiếu), tuy nhiên phải đạt điều kiện là điểm trung bình cộng từng môn trong tổ hợp xét tuyển của ba năm THPT đạt từ 6 trở lên.
Những em có giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, có chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên, học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố (giải ba trở lên) và có học lực THPT ba năm liên tiếp đạt khá trở lên sẽ được ưu tiên xét tuyển theo phương thức này.
Đối tượng ưu tiên xét tuyển học bạ còn bao gồm thí sinh học trường chuyên có môn chuyên có trong tổ hợp xét tuyển và điểm học lực ba năm THPT liên tiếp đạt loại khá trở lên. Riêng ngành Báo chí, thí sinh có 3 tác phẩm tin sâu, bài phản ánh, bình luận, ký/tản văn trên báo in, đồng thời có điểm học lực THPT 3 năm liên tiếp đạt loại giỏi trở lên cũng được ưu tiên xét bằng học bạ.
Ngoài ra, trường còn xét học bạ THPT kết hợp thi năng khiếu với những ngành, chuyên ngành có tổ hợp năng khiếu. Điều kiện là điểm trung bình cộng môn Ngữ văn ba năm phải đạt từ 5 trở lên.
Chỉ tiêu xét tuyển như sau:
Những năm gần đây, phương thức xét tuyển bằng học bạ được nhiều trường sử dụng để tuyển sinh hệ đại học chính quy, đặc biệt là những trường có đầu vào theo phương thức xét kết quả thi THPT không cao.
Trong tháng 3, nhiều trường đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ như Học viện Chính sách và Phát triển, Nông nghiệp Việt Nam, Phụ nữ Việt Nam, Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Mỏ - Địa chất.
Đắk Lắk: Gần 750 thí sinh THCS tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh Sáng 30-3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Đắk Lắk đã khai mạc Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh cấp trung học cơ sở (THCS), năm học 2020-2021. Các thí sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh cấp THCS, năm học 2020-2021. Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Đăng Khoa phát biểu khai mạc...