Hàng loạt trường học ở Huế tan hoang sau bão số 13
Hàng loạt trường học ở Thừa Thiên – Huế ảnh hưởng bởi bão số 13, nhiều trang thiết bị dạy và học của các trường bị hư hỏng.
Chiều 15-11, giáo viên trường Tiểu học Phú Thuận ( huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế) đến trường dọn dẹp tại dãy nhà gồm bốn phòng học bị tốc mái. Ảnh: NGUYỄN DO
Ông Đỗ Viết Đề, Hiệu trường Trường Tiểu học Phú Thuận cho biết rạng sáng cùng ngày, bão số 13 gây gió to và giật mạnh tại địa phương. Khi hết gió giật mạnh ông đến trường thì thấy cảnh một dãy nhà có bốn phòng học tan hoang. Bên trong các thiết bị dạy học ẩm ướt, hư hỏng. Ảnh: NGUYỄN DO
Thấy các dãy nhà vốn là nơi dạy học tan hoang sau một trận bão, nhiều cô giáo không khỏi buồn bã. Ảnh: NGUYỄN DO
Một cô giáo lặng lẽ một góc phòng, thu dọn những đồ đạc trong đóng đổ nát. Ảnh: NGUYỄN DO
Theo thầy Đề, 4 phòng học bị tốc mái gồm có ba phòng chức năng (dạy âm nhạc, mỹ thuật,…) và một phòng học. Ảnh: NGUYỄN DO
Video đang HOT
Những gương mặt buồn bã khi quay lại trường. Ảnh: NGUYỄN DO
Thầy Đề (trong ảnh) cho biết ngoài dãy nhà tốc mái thì ngồi trường cũng bị nhiều như hỏng khác như nhiều viên ngói tại các dãy nhà khác bị đổ vỡ, nhà xe bị sập. Ảnh: NGUYỄN DO
Ngoài trường tiểu học Phú Thuận (huyện Phú Vang) thì tại huyện Phú Lộc có sáu trường khác bị ảnh hưởng, hư hỏng về cơ sở vật chất; ở thị xã Hương Trà và các địa phương khác cũng có nhiều ảnh hưởng, hư hỏng nhưng hiện vẫn chưa có thống kê cụ thể. Ảnh: NGUYỄN DO
Học sinh vùng lũ nhận yêu thương từ muôn nơi
Tái thiết sau lũ đang là điều được người dân miền Trung và cả nước tập trung thực hiện. Người lớn cần xây dựng lại cuộc sống, trẻ con thì quan trọng hơn hết là đảm bảo cho việc học. Và tình yêu thương muôn nơi đang đổ về cho trẻ em vùng lũ.
Tại một điểm quyên góp sách giáo khoa ủng hộ trẻ em miền Trung của Tủ sách giải trí và giáo dục.
Những con số đáng buồn
Những ngày này, hình ảnh các em học sinh vùng lũ mang sách vở ra phơi ngày nắng lên với gương mặt buồn rượi rượi đã lay động trái tim bao người. Cùng với đó, những thông tin về hậu quả mà các em học sinh vùng lũ phải gánh chịu đã khiến người ta càng thêm xót xa.
Theo báo cáo của Cục Cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT, cho đến cuối tháng 10, tại các tỉnh miền Trung, bão và lũ đã làm tổn thất, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập của các em. Ở tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, tuy không gánh chịu nhiều hậu quả của lũ, nhưng cơn bão số 9 đổ bộ vào đất liền, nhiều trường học bị tốc mái, hư hại.
Tỉnh Quảng Nam có 3 học sinh bị đuối nước, nhiều trường bị ngập, đổ tường, tốc mái, sạt lở đất; tổng thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 36,5 tỉ đồng. Tỉnh Thừa Thiên - Huế nhiều trường bị sụt lún, hư hỏng cơ sở vật chất. Nhiều thiết bị dạy học bị hỏng. 26.051 học sinh bị ướt sách vở, đồ dùng học tập, thiệt hại ước tính 8,8 tỉ đồng.
Ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị có 5 người bị thiệt mạng, trong đó 1 học sinh bị đuối nước, 3 học sinh bị vùi lấp, 1 cán bộ quản lý. Ngoài ra có 2 giáo viên mầm non có chồng bị hi sinh khi làm nhiệm vụ cứu dân.Toàn tỉnh ước tính tổng thiệt hại khoảng 80 tỉ đồng. Khoảng 200 trường với 309 điểm trường bị ngập/ngập sâu trong nước, 2.109 phòng học bị ngập nước, 844 phòng học bị hư hại, ước tính thiệt hại khoảng 8,3 tỉ đồng.
Tại tỉnh Quảng Bình, có 3 học sinh bị đuối nước, hàng ngàn thiết bị dạy học, sách vở, đồ dùng học tập bị hư hỏng; 334 trường với khoảng 3.000 phòng học và phòng chức năng bị ngập trong nước; tổng thiệt hại ban đầu ước tính trên 382,8 tỉ đồng.20 trường mầm non bị thiệt hại nặng về đồ chơi trẻ em.
Thầy Nguyễn Văn Vững, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), chia sẻ với báo chí: "Trận mưa lũ lịch sử này đã nhấn chìm hầu hết các trường học trên địa bàn. Trong đó, trường ở khu vực đồng bằng bị ngập sâu 2-3 mét trong biển nước.Gần như các nhà cấp 4 đều bị lũ nhấn chìm ngang nóc nên hy vọng sách vở, ba lô của học sinh nguyên vẹn là không còn. Chỉ có những nhà cao tầng, nếu kịp di chuyển thì học sinh mới còn sách vở để đi học sau lũ".
Tỉnh Hà Tĩnh thì có hơn 20.000 học sinh bị ảnh hưởng vì mưa bão, 2 học sinh bị đuối nước.Thiệt hại về cơ sở vật chất trường lớp học ước tính khoảng 26 tỉ đồng, 150 trường bị ngập, trong đó có 69 trường bị ngập sâu.Thiệt hại sách vở, dụng cụ học tập thiết bị dạy học bị hư hỏng các cấp từ tiểu học đến THPT ước tính 3,1 tỉ đồng.
Vốn dĩ các tỉnh miền Trung đã gặp nhiều khó khăn, nhiều trường vẫn còn nghèo, điều kiện thiếu thốn. Công tác giáo dục thời gian qua đang được tập trung để nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, để các em được học trong môi trường khang trang, thoải mái hơn, đầy đủ điều kiện vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị để các em có điều kiện học tập tốt hơn.
Các em nhỏ tại một trường tiểu học đang quyên góp tiền ủng hộ bạn ở vùng lũ.
Cơn bão, lũ ập đến đã làm cho công cuộc hiện đại hóa giáo dục, nâng cấp cơ sở giáo dục ở các tỉnh miền Trung càng khó khăn hơn bao giờ hết. Và thiệt thòi lớn nhất, hẳn nhiên là các em học sinh vì bão lũ mà việc đến trường gian nan, khó khăn hơn bao giờ hết.
Đây không chỉ là mối lo trước mắt của gia đình các em, mà là nỗi ưu tư của toàn ngành giáo dục, và mối trăn trở của người dân cả nước. Để rồi, những chuyến xe, những chuyến bay chuyên chở tình người lại hướng về miền Trung, với mục tiêu mới: Dựng lại trường, đưa các em đi học!
Chung tay cho thế hệ tương lai
Từ hàng chục ngày nay, hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt đã tiến thêm một bước mới. Thay vì ùn ùn những chuyến xe chuyên chở hàng hóa đủ mọi chủng loại về cứu trợ, thì nay, hoạt động hỗ trợ đã bài bản, có chiều sâu hơn.
Trong đó, rất nhiều mạnh thường quân quan tâm đến việc hỗ trợ cho ngành giáo dục tại các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả bão. Lời kêu gọi ủng hộ sách vở, dụng cụ học tập, quần áo mới cũng như kinh phí xây dựng, sửa chữa cơ sở giáo dục được lan tỏa khắp nơi.
Tại TP.HCM, nhiều điểm tiếp nhận sách giáo khoa ủng hộ trẻ em vùng lũ đã được thiết lập. Những ngày cuối tháng 10, những điểm tiếp nhận này là nơi lui tới của đông đảo người dân muốn gửi tấm lòng đến trẻ em vùng lũ thông qua những quyển sách giáo khoa mới hoặc đã qua sử dụng.
NhưTủ sách giải trí và giáo dục kết hợp với một số đơn vị, tổ chức 5 điểm nhận sách tại TP.HCM để nhận sách và tổng kết, gửi ra 19 trường ở các tỉnh miền Trung. Trong vòng hơn một tuần đầu tiên diễn ra hoạt động tiếp nhận quyên góp, 5 điểm tiếp nhận đã trên 1000 bộ sách giáo khoa cùng nhiều dụng cụ học tập, được đóng gói gửi ra cho học sinh vùng lũ.
Chị Nguyễn Lê Hòa An, giáo viên ngụ tại quận 9, TP.HCM có mặt tại điểm tiếp nhận ở 8B Sư Thiện Chiếu (Q.3) cùng với con trai đang học lớp 5. Chị cho biết, sau khi con nghe thông tin về các bạn học sinh vùng lũ đang thiếu sách vở học tập, cậu bé liền nằng nặc đòi lấy bộ sách giáo khoa các năm trước của mình để đi tặng các bạn. Cậu bé còn xin được của các bạn học cùng lớp vài bộ sách nữa để đóng gói gửi cùng.
Không chỉ hiện vật, những số tiền không nhỏ đã được người dân và các em học sinh quyên góp ủng hộ để các em miền Trung tiếp tục đến trường. Từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, thông tin về những hoạt động từ thiện, quyên góp liên tục lan tỏa, ấm lòng.
Đáng trân trọng nhất, không chỉ các bậc người lớn biết nghĩ, mà các em nhỏ cũng rất hiểu chuyện, rất biết sẻ chia với bạn mình. Khắp nơi, người ta thấy hoạt động quyên góp ủng hộ bạn vùng lũ của các em học sinh từ đồng bằng sông Cửu Long đến miền núi phía Bắc, từ thành thị đến cao nguyên.
Tháng 10 vừa qua, em Dương Văn, học sinh trường THPT Dương Quang Đông, tỉnh Trà Vinh đã đăng lên trang cá nhân của mình: "Hy vọng việc làm của chúng em sẽ lan tỏa đến mọi người và góp sức giúp người dân miền Trung vượt qua khó khăn". Đằng sau câu nói ấy, chính là hoạt động hào hứng của các em học sinh ngôi trường này nhằm quyên góp cho các bạn học sinh miền Trung với số tiền lên đến trên 600 triệu đồng.
Tại ngôi trường Tiểu học CMT8, TP.HCM, thời điểm cuối tháng 10, các em học sinh đã tiến hành hoạt động quyên góp dài ngày để có tiền ủng hộ các bạn miền Trung. Ý tưởng này do anh Vũ Thanh Tùng, Tổng phụ trách Đội của trường khởi xướng.
Hàng ngày, sau giờ học, các em ôm thùng quyên góp đứng ở công trường, các khu vực nhà dân chung quanh để quyên tiền ủng hộ. Hình ảnh các em học sinh nhỏ trong bộ đồng phục, gương mặt nhễ nhại mồ hôi và nụ cười rất tươi, lễ phép chào hỏi, bày tỏ mong muốn quyên tiền làm nhiều người lớn rất ngạc nhiên.
Những câu nói thỏ thẻ "cô chú ơi, cô chú có thể ủng hộ các bạn miền Trung đang bị lũ được không ạ?" khiến các bậc người lớn khó lòng mà từ chối được. Chính bản thân các em cũng tự nhịn quà vặt, nhịn ăn sáng, đập heo đất để bỏ thùng quyên góp. Cứ mỗi cuối ngày, các em lại ngồi tỉ mẩn đếm, xếp từng đồng tiền từ lớn đến nhỏ với niềm vui rạng ngời vì sắp giúp đỡ được các bạn đang khó khăn ngoài miền Trung xa xôi.
Những hoạt động cứu trợ đang diễn ra khắp mọi miền đất nước. Ngoài tinh thần tương thần tương ái, còn gửi gắm cả niềm yêu thương, trăn trở và mong muốn chắp cánh đến thế hệ tương lai của đất nước. Và trong nỗi lo buồn của bão lũ, người ta thấy những tia sáng đẹp đẽ của hy vọng, vì không lúc nào hơn lúc này, chính các em nhỏ đang học được những bài học về cho và nhận về sự nâng đỡ, nhân ái, sẻ chia.
"Cố gắng đảm bảo học sinh có đủ sách, vở tới trường" Bão chồng bão, lũ chồng lũ tại các tỉnh miền Trung khiến nhiều trường học hiện vẫn bị ngập sâu, thiết bị dạy học, sách vở bị vùi lấp, cuốn trôi, hư hỏng nặng. Bởi thế, với những thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, con đường đến trường của học sinh miền Trung, đặc biệt là các vùng bị lũ...