Hàng loạt cô gái mất tích
Tại các tỉnh Nghệ An và Quảng Nam, nạn buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc đang diễn ra phức tạp, gây hoang mang trong dư luận và mất an ninh trật tự địa phương.
Chiều 15/9, thượng tá Nguyễn Thế Nghiệp – Trưởng Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Quảng Nam – cho biết cơ quan này vừa bắt thêm 4 đối tượng liên quan đến đường dây buôn bán người do vợ chồng Li Xue Liang (SN 1968, quốc tịch Trung Quốc) và Nông Thị Bé (1984, ngụ tỉnh Lạng Sơn) cầm đầu, gồm: Lương Thị Mằn (SN 1989), Cụt Văn Yên (SN 1982), Lương Thị Lan (SN 1992, cùng ngụ huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) và Vi Văn Hữu (SN 1993, ngụ xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam).
Nhức nhối nạn buôn người
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, lúc 15H ngày 3/8, tại khu vực Bến xe Đà Nẵng, Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với các ngành chức năng TP Đà Nẵng bắt quả tang vợ chồng Li Xue Liang đang tiếp nhận 3 cô gái người dân tộc thiêu sô từ huyện Nam Giang để đưa sang Trung Quốc.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, các đối tượng bị bắt nêu trên từng có thời gian sinh sống ở Trung Quốc. Khi trở về địa phương, họ đã lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của các cô gái người dân tộc thiểu số, lừa gạt đưa sang Trung Quốc bán cho Nông Thị Bé. Sau đó, các cô gái bị Bé bán lại cho các nhà hàng, điểm mại dâm hoặc ép lấy chồng người Trung Quốc.
Mới đây, từ vụ giải cứu chị Ka Phu Doon (SN 1990, trú xã Cà Dy, huyện Nam Giang) khỏi tay 2 đối tượng buôn người, Công an huyện Nam Giang đã phát hiện đường dây buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc.
Một nhóm buôn người bị lực lượng biên phòng tỉnh Nghệ An bắt ngày 1/9. Ảnh: ĐỨC NGỌC
Theo Công an huyện Nam Giang, từ đầu năm 2013 đến nay, trên địa bàn có 6 cô gái mất tích, được xác định bị lừa bán sang Trung Quốc, gồm: A Toanh Nooi (SN 1992), Zơ Râm Thị (SN 1997), Pơ Loong Thịnh (SN 1992), Pơ Loong Thảo (SN1997, em Thịnh), Pơ Loong Bha (SN 1993) và A Rớt Thị Thuận (SN 1995).
Video đang HOT
Trong số những cô gái bị lừa sang Trung Quốc, Ka Phu Doon là người may mắn trốn thoát và trở về nhà. Tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động, Ka Phu Doon cho biết đầu tháng 5, chị cùng Zơ Râm Thị đến Đà Nẵng tìm việc làm thì gặp một người quen ở cùng xã. Người này rủ Doon và Thị ra Hà Nội làm công nhân giày da với mức lương 5 triệu đồng/tháng.
Tin lời, cả 2 đón xe ra Hà Nội và bị lừa bán sang Trung Quốc để làm vợ cho những người đàn ông có nhu cầu. “Thị bị một người đàn ông lớn tuổi mua về làm vợ, còn tôi nghĩ ra kế dụ bọn chúng đưa về quê bắt thêm các cô gái khác nên may mắn trốn thoát” – Doon kể.
Đại úy Ngô Quốc Đức – Đội phó Đội Cảnh sát Điều tra, Công an huyện Nam Giang – cho biết việc các cô gái mất tích đã gây hoang mang trong người dân, mất an ninh trật tự địa phương. “Công an huyện Nam Giang đang khẩn trương điều tra để giải cứu 6 cô gái mất tích” – ông Đức nói.
Mất ăn, mất ngủ
Đã hơn 1 tháng qua, bà Bờ Linh Pươi (61 tuổi, ngụ thôn Pơ Ling, xã Tabhing, huyện Nam Giang) thẫn thờ khi Riah Thị Non (SN 1999), cháu ngoại mới 14 tuổi, bỏ nhà ra đi. Chỉ lên bức ảnh treo gần giường, bà Pươi cho biết: “Nó đẹp nhất thôn Pơ Ling này”.
Theo bà Pươi, Non bỏ nhà đi hồi đầu tháng 7 và có để lại một bức thư cho biết ra Hà Nội làm công nhân. Từ đó đến nay, Non chỉ gọi về nhà 1 lần và bảo đang ở Hà Nội. “Nhiều người đoán già đoán non rằng cháu tôi đã bị lừa bán sang Trung Quốc” – bà Pươi lo lắng.
Tại xã Cà Dy, huyện Nam Giang, suốt 6 tháng qua, chị A Toanh Niu tìm mọi cách liên lạc với em gái A Toanh Nooi (SN 1992) nhưng không được. Công an huyện Nam Giang cho biết A Toanh Nooi là trường hợp đầu tiên mất tích trên địa bàn huyện.
Nooi là em gái thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em. Đầu năm 2013, Nooi đến Đà Nẵng làm công nhân ở KCN Hòa Cầm. Làm việc được hơn 1 tháng, Nooi trở về làng vì lương thấp. Sau đó, Nooi cho biết được một người bạn rủ ra Nghệ An làm công nhân giày da. Dù chị Niu cùng gia đình cấm cản nhưng ngày 27-3, Nooi đón xe đi Nghệ An cùng bạn.
“Nó đi được 10 ngày thì điện thoại về khóc nói bị người ta bắt sang Trung Quốc. Gần 2 tháng sau, nó gọi lần nữa cho tôi thông báo bị ép lấy chồng” – chị Niu kể.
Địa ngục trần gian
Trở về được gần 1 năm nhưng những ngày tháng bị lừa đưa sang Trung Quốc đã biến chị N.T.L (SN 1992, ngụ xã Đại Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) thành một người hoàn toàn khác, thần kinh không bình thường.
Trước đây, chị L. rất khỏe mạnh nhưng từ ngày ở Trung Quốc về thì có biểu hiện hoảng loạn, ai hỏi gì cũng không nói. Đầu năm 2013, tay chân chị run lẩy bẩy, nói sảng và gần như không làm chủ được hành vi. “Gia đình đã đưa L. đi điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng tình trạng vẫn không khả quan, giờ mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc” – bà N.T.B (mẹ L.) nói trong nước mắt.
Chỉ vì thiếu hiểu biết mà nhiều cô gái đã rơi vào tay bọn buôn người. Với họ, những ngày tháng lưu lạc ở Trung Quốc là địa ngục trần gian.
Năm 1995, khi mới 17 tuổi, tin lời một phụ nữ trong làng, chị T.T.M. (SN 1978, ngụ huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) bị lừa bán sang Trung Quốc. Trong 18 năm lưu lạc ở xứ người, chị M. đã trải qua 2 đời chồng với rất nhiều cay đắng và tủi nhục. Đến tháng 4/2013, trong một lần rửa bát thuê cho một nhà hàng gần nhà, M. may mắn gặp một phụ nữ tên Hòa (ngụ TP Vinh, tỉnh Nghệ An) và được người này đưa về quê.
Chưa hết bàng hoàng, chị M. kể: “Họ bảo lên xe ra Lạng Sơn làm việc nhưng lại đưa sang Trung Quốc bán cho một người đàn ông với giá 20 triệu đồng. Tôi đã khóc lóc, van xin nhưng họ không buông tha. Ở với người đàn ông một thời gian, do không chịu được những lần đánh đập, tôi bỏ trốn. Bơ vơ xứ người, tôi gặp một người đàn ông hành nghề đào giếng, đã ly dị vợ và chấp nhận về ở với ông ta cho đến khi gặp được chị Hòa…”.
Năm 1996, khi mới 14 tuổi, em của chị M. là T.T.G cũng bị những đối tượng xấu lừa bán sang Trung Quốc. Gần 20 năm qua, gia đình chị M. tìm kiếm khắp nơi nhưng không có tung tích.
Khó quản lý Trung tá Lê Văn Chín – Đội trưởng Đội An ninh, Công an huyện Nam Giang – cho biết đa phần người dân ở miền núi có nhận thức thấp, nhẹ dạ cả tin, nhất là đối với phụ nữ. Bọn buôn người đã lợi dụng điểm yếu này để lừa các cô gái sập bẫy. Bên cạnh đó, tại huyện Nam Giang, dân nhập cư và công nhân Trung Quốc đến cư ngụ rất nhiều nên khó quản lý về mặt an ninh trật tự. “Chúng tôi đã tuyên truyền rộng rãi cho người dân địa phương nâng cao ý thức cảnh giác để tránh bị lừa đảo” – ông Chín nói.
Theo khampha
Theo Nhóm PV (Người Lao Động)
Bắt "má mì" lừa bán 4 cô gái sang Trung Quốc
Ngày 31/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tô bị can, bắt tạm giam Nguyên Sa Ry (56 tuổi) về tội "Mua bán người".
Nguyễn Sa Ry tại cơ quan công an (Ảnh Báo CAĐN).
Trước đó, tối 19/7, tại quán cơm M.T, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, người dân phát hiên môt phụ nữ và 4 cô gái đi cùng có biêu hiên khả nghi nên báo cho lực lượng công an. Ngay sau đó, lực lượng Công an tỉnh Quảng Nam tới mời 5 người vê trụ sở làm viêc.
Tại cơ quan điều tra, người phụ nữ khai tên Nguyễn Sa Ry (SN 1957, ở An Giang), đang dẫn 4 cô gái cùng ở huyện Tri Tôn, An Giang là Néang R. (SN 1981), Dương Néang L. (SN 1998), Néang Khơ N. (1997) và Néang D. (SN 1997) đê bán sang Trung Quôc.
Thấy các thiếu nữ này đều có hoàn cảnh đặc biệt, nhà nghèo, ít học, Nguyên Sa Ry dụ dô họ lên TP.HCM bán cà phê với giá 5 triêu đông/tháng nhưng thực chât là đưa sang Trung Quôc để bán. Đáng thương nhất là Néang R. đã lây chông, sinh 2 con nhưng một cháu bị bại liêt.
Tối 19/7, khi Nguyễn Sa Ry đang trên đường đưa 4 cô gái ra Hà Nội trên xe khách thì bị phát hiện tại quán cơm trên.
Sau khi làm việc với công an, 4 cô gái đã được về Trung tâm Bảo trợ xã hôi Quảng Nam, chờ chính quyền địa phương ra đưa về quê.
Nguyên Sa Ry khai sẽ nhận được 3 triệu đồng đối với mỗi cô gái bị thị bán.
Theo Huy Hoàng (Khampha.vn)
Bắt thêm bốn người trong đường dây buôn bán phụ nữ Đường dây này chuyên lừa các cô gái dân tộc thiểu số ở Quảng Nam đưa sang Trung Quốc giao cho đầu nậu để ép bán dâm, lấy chồng... Chiều 15/9, thượng tá Nguyễn Thế Nghiệp, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết vừa bắt thêm 4 người được...