Hàng loạt chế độ đãi ngộ để thu hút nhà khoa học
Chính phủ vừa có dự thảo Quy định chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam.
Theo dự thảo này, sẽ có nhiều chế độ đãi ngộ để thu hút các nhà khoa học, người Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể, các nhà khoa học là người nước ngoài và nhà khoa học, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được đảm bảo sinh hoạt phí, chỗ ở, chỗ làm việc, phương tiện đi lại; Được cấp thị thực xuất nhập cảnh (kể các các thành viên gia đình) có giá trị sử dụng nhiều lần phù hợp với thời gian làm việc; Được miễn thuế thu nhập cá nhân; được hưởng bảo hiểm trong thời gianlàm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Phòng thí nghiệm về môi trường, Trường ĐHKHT- ĐH Quốc gia Hà Nội.
Được phép tạm nhập, tái xuất các phương tiện giao thông cá nhân; được miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, tài liệu khoa học, nguyên vật liệu do nhà khoa học, người Việt Nam ở nước ngoài tài trợ hoặc phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; Được hưởng ưu tiên trong các dịch vụ của Nhà nước như đi lại, học tập, chữa bệnh (kể cả đối với thành viên gia đình); Được mua, thuê nhà với giá ưu đãi và làm thủ tục thuận lợi nhất; Được ưu đãi trong việc thuê hoặc mua trả góp trong nhiều năm đối với đất đại, nhà xưởng phục vụ đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; Được chủ trì và tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, các chương trình đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sỹ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và các công nghệ được chuyển giao, được ưu đãi về lệ phí đăng ký quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với pháp luật của Việt Nam và quốc tế; Được thỏa thuận với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam về ký hợp đồng lao động theo quy định của luật pháp Việt Nam, trong đó quy định rõ định mức thù lao, mức lương, các chế độ được hưởng, các chi phí liên quan đến công bố và đăng ký kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài; Được đảm nhiệm giữ các chức vụ quản lý cấp trường, cấp khoa, cấp bộ môn và các vị trí chủ chốt trong các dự án trọng điểm về khoa học và công nghệ nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra sẽ được ưu tiên bổ nhiệm chức danh phó giáo sư, giáo sư; phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân; được khen thưởng, vinh danh nếu có thành tích xuất sắc trong thời gian làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Dự thảo cũng cho biết, ngoài chế độ đãi ngộ thì để thu hút các nhà khoa học, người Việt Nam ở nước ngoài thìNhà nước đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộcmọi thành phần kinh tế đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm phụcvụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáodục đại học.
Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia liên thông với quốc tế trong các cơ sở giáo dục đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học là người nước ngoài và nhà khoa học, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài trao đổi thông tin trên mạng Internet; Nhà nước tập trung đầu tư phòng thí nghiệm cùng với các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cho các cơ sở giáo dục đại học theo các lĩnh vực chuyên môn ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi tương đương với các cơ sở ở nước ngoài để thu hút các nhà khoa học là người nước ngoài và nhà khoa học, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài.
Tạo môi trường thông thoáng cho nhà khoa học, người Việt Nam ở nước ngoài khi về Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở giáo dục đại học để trả lương, phụ cấp cho nhà khoa học là người nước ngoài và nhà khoa học, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài khi tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT thì mục tiêu xây dựng quy định này là nhằm thu hút được nhiều nhà khoa học là người nước ngoài; nhà khoa học, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Bên cạnh đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
S.H
Theo dân trí
Ưu tư nghề giáo
Cần đổi mới mạnh mẽ các chính sách về tiền lương, chế độ đãi ngộ với nhà giáo để thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Đặc biệt, phải tạo cơ hội để sinh viên tốt nghiệp sư phạm được đi dạy.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, người từng nhiều năm đảm nhận vai trò bộ trưởng Bộ GD-ĐT, bày tỏ lo lắng trong một cuộc hội thảo mới đây rằng chất lượng giáo viên mới vào nghề còn thấp; hơn nữa, phần lớn học sinh/sinh viên đang theo học tại các trường sư phạm (SP) và cơ sở đào tạo giáo viên của các trường đa ngành vốn chỉ là những học sinh trung bình.
Ngành sư phạm khó thu hút học sinh giỏi
Nhiều năm trở lại đây, thủ khoa của Trường ĐHSP TPHCM luôn vắng mặt trong ngày làm thủ thục nhập học cho dù trường luôn ngóng chờ và dành phần thưởng lớn cho thủ khoa. "Thí sinh đạt điểm cao thường đã đậu vào trường khác nên không chọn trường SP để học. SP ngày càng ít thu hút học sinh giỏi. Đó chính là nỗi ưu tư của chúng tôi"- ThS Tạ Quang Lâm, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐHSP TPHCM, nói.
Năm nay, Trường ĐHSP TPHCM có 2.750 thí sinh trong danh sách trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng chỉ 2.228 thí sinh nhập học, trong đó nhiều ngành số sinh viên nhập học không đủ chỉ tiêu, như SP hóa chỉ có 96/137 sinh viên nhập học, SP sinh: 84/121, giáo dục tiểu học: 135/170, SP địa: 140/164, SP tiếng Anh: 135/159... Việc sinh viên nhập học không đủ đã khiến nhiều ngành SP phải chấp nhận đào tạo thiếu hụt so với chỉ tiêu.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - TPHCM tặng hoa cho giáo viên nhân ngày 20/11. Ảnh: Tấn Thạnh
Ở một số trường ĐH khác có đào tạo các ngành SP, sức hút cũng giảm đáng kể, đặc biệt, điểm chuẩn của các ngành SP liên tục giảm trong những năm gần đây. Hầu hết điểm chuẩn các ngành SP năm 2012 chỉ bằng điểm sàn. Tại Trường ĐH An Giang, các ngành SP toán, lý, hóa điểm chuẩn chỉ ở mức 13 (ngang sàn khối A và A1); SP sử, địa điểm chuẩn 14,5 (ngang sàn khối C). Tương tự, tại Trường ĐH Đồng Tháp, các ngành SP toán, hóa, văn, sử cũng lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn...
Tại Trường ĐHSP TPHCM, điểm chuẩn một số ngành SP 4 năm trở lại đây giảm rõ rệt. Ngành SP sinh học năm 2009 điểm chuẩn là 18 thì năm 2002 chỉ còn 15,5; SP hóa từ 21 điểm tụt xuống còn 19,5; SP ngữ văn từ 19 điểm cũng chỉ còn 17,5... "Điểm đầu vào thấp thì chất lượng đầu ra cũng sẽ thấp và như thế, một thế hệ giáo viên về sau sẽ kém cỏi, đây là điều rất bức xúc" - ThS Lâm nói.
Cần chính sách thỏa đáng
Lùi lại để so sánh, năm 2005, điểm chuẩn của Trường ĐHSP Hà Nội rất cao (SP toán: 23,5; SP vật lý: 25; SP hóa: 25,5; SP ngữ văn: 20; SP quốc phòng: 26; SP sinh: 23,5...). Đến năm 2012, điểm chuẩn của ngành SP lý tụt mất đúng 10 điểm, chỉ còn ở mức 15 (khối A), 14 khối (A1); SP toán chỉ còn 16 (khối A) và 15,5 (khối A1); SP hóa: 15,5; SP ngữ văn: 16,5.
Năm 2012, điểm trúng tuyển của Trường ĐHSP Thái Nguyên - một trường thuộc loại có thương hiệu mạnh - chỉ dừng lại ở mức sàn (13 điểm); hàng loạt ngành như SP toán (khối A1), SP tin học, SP lý, SP hóa, SP sinh... chỉ còn 14 điểm (bằng điểm sàn khối B); SP tiếng Anh: 18 điểm (điểm tiếng Anh nhân đôi); SP tiếng Nga, SP tiếng Trung Quốc: 13,5 điểm. Trong khối các trường SP phía Bắc, chỉ có Trường ĐHSP Hà Nội là "phong độ" tạm ổn định với điểm chuẩn một số ngành vẫn trên 20.
GS Nguyễn Viết Thịnh, nguyên hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, từng chia sẻ: "Thực tế, nhà trường vẫn có sinh viên giỏi nhưng điều đáng lo ngại là các thí sinh ở TP lớn hiện nay không thi vào SP".
Theo ThS Lâm, mỗi mùa tuyển sinh, trường đều cử cán bộ đi thuyết phục người học nhưng thuyết phục làm sao được khi thực tế đầu ra của ngành SP đang rất khó khăn; có chính sách sinh viên SP được ưu tiên miễn học phí và ra trường được phân công đi dạy nhưng thực tế thì khác hẳn. Hàng trăm sinh viên ra trường đúng nghĩa phải "chạy vạy" mới xin được chỗ dạy vì rất nhiều nơi trả lời là thừa giáo viên. Đó là thực tế xót xa.
Nguyên nhân của tình trạng sinh viên tốt nghiệp đúng ngành SP mà không xin được việc là do cơ chế tuyển giáo viên còn nhiều bất cập. Hiện nay, nhiều sở GD-ĐT tuyển cả ứng viên các ngành khác đi dạy, miễn là có chứng chỉ SP. Do đó, sinh viên tốt nghiệp SP mất dần cơ hội. "Lương nghề giáo đã thấp lại còn khó xin việc thì học sinh nào muốn chọn?" - ông Lâm băn khoăn.
Nhiều nhà giáo cho rằng cần đổi mới mạnh mẽ các chính sách về tiền lương, chế độ đãi ngộ với nhà giáo để thu hút học sinh giỏi vào ngành SP. Đặc biệt, phải có chế độ tuyển dụng giáo viên rõ ràng, minh bạch để sinh viên tốt nghiệp ngành SP không phải bơ vơ, khốn đốn, mò mẫm đi tìm việc
Theo người lao động
Phòng GD-ĐT thiếu nhân lực nhưng GV không muốn chuyển về Nếu đồng ý chuyển về phòng GD công tác, nhiều chế độ dành cho giáo viên (GV) đứng lớp sẽ bị cắt. Chênh lệch về thu nhập khá lớn khiến nhiều GV không "mặn mà" khi được điều chuyển về Phòng GD công tác, thậm chí có chuyên viên còn làm đơn xin... trở về trường. Theo định biên, Phòng GD-ĐT Quỳ Châu...