Hàng loạt các trường ĐH lớn ở Mỹ như Harvard, Stanford, MIT, New York… lên tiếng về khả năng sinh viên quốc tế bị trục xuất!
Nhóm 8 trường Đại học hàng đầu tại Mỹ Ivy League và các tổ chức khác đã trấn an và tuyên bố bảo vệ sinh viên quốc tế trước quy định thị thực mới.
Hôm 6/7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) ra thông báo, các du học sinh quốc tế theo diện visa F-1 và M-1 sẽ phải rời khỏi đất nước này nếu chương trình học chuyển sang hình thức học trực tuyến vào kì mùa thu tới. Theo ICE, sinh viên quốc tế cần chuyển sang học tập tại các trường có dạy trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc hình thức học kết hợp giữa trực tiếp và online.
Trước quyết định cứng rắn của ICE, ngày 7/7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng về khả năng tiếp tục được ở lại nước này của các sinh viên quốc tế trong thời gian tới. Theo đó, du học sinh vẫn được phép ở lại Mỹ hợp pháp để học các chương trình và khoá học có kết hợp giữa dạy trực tuyến và trực tiếp trên giảng đường.
Phía các trường Đại học lớn, uy tín tại Mỹ cũng đã có những động thái nhằm trấn an và tuyên bố sẽ bảo vệ các sinh viên quốc tế đang theo học trước sự thay đổi trong chính sách lưu trú của chính phủ.
Hai Đại học hàng đầu của Mỹ là Harvard và Pennsylvania cùng xác nhận sẽ làm việc với các tổ chức khác nhằm tìm cách đảm bảo cho sinh viên có thể tiếp tục học tập mà không phải lo sợ bị buộc rời khỏi Mỹ vào giữa năm nay.
Hôm qua, Đại học New York (có số lượng sinh viên quốc tế cao nhất tại Mỹ) và Đại học Brown công bố kế hoạch đào tạo kì mùa thu tới sẽ kết hợp giữa hình thức học online và trực tiếp trên lớp.
Trong khi đó, Đại học Stanford (dự định sẽ tổ chức học tập theo hình thức trực tuyến vào kì mùa thu tới) cho biết họ sẽ hỗ trợ tất cả các sinh viên của mình hoàn thành bằng khoá học của mình song song với việc đốc thúc nhà chức trách cân nhắc lại về quyết định của mình.
Video đang HOT
Hôm thứ ba tuần này, Đại học Columbia cũng xác nhận sẽ tổ chức các lớp học kết hợp học trực tuyến và trực tiếp để làm giảm tác động tiêu cực của các quy định mới.
Bên cạnh đó, Đại học Princeton, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Đại học Duke và Đại học Dartmouth đều cho biết sẽ xem xét các tác động tiềm năng của chính sách và nhấn mạnh tầm quan trọng của sinh viên quốc tế.
Hiệp hội các trường đại học Hoa Kỳ (The Association of American Universities – AAU) – Tổ chức gồm 65 trường đại học nghiên cứu hàng đầu tham gia, đã đưa ra một tuyên bố vào thứ ba tuần này (7/7), trong đó Chủ tịch của AAU Mary Sue Coleman đã thúc giục chính quyền hủy bỏ hướng dẫn “rất sai lầm” và cung cấp giải pháp linh hoạt tạm thời cho phép sinh viên quốc tế.
Trong nước, chiều nay (08/7), Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) đã làm việc với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam về quy định thị thực mới này. Bộ GDĐT đề nghị các lưu học sinh bình tĩnh, chủ động tìm hiểu về các hướng xử lý của nhà trường để có giải pháp phù hợp cho riêng mình.
Trong trường hợp, nếu các lưu học sinh phải về nước học online tại Việt Nam thì cần đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ. Bộ GDĐT sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, Chính phủ và đề xuất tổ chức các chuyến bay đến Mỹ để đưa các lưu học sinh Việt Nam về nước.
Bộ GDĐT sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan, đặc biệt là Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cập nhật tình hình và có giải pháp hỗ trợ phù hợp và kịp thời cho các lưu học sinh.
Trường đại học Mỹ lên tiếng việc trục xuất du học sinh
Đại diện ĐH Harvard và ĐH Upenn khẳng định họ sẽ làm việc với các tổ chức khác để tìm ra hướng giải quyết đảm bảo quyền lợi cho du học sinh.
Ngày 7/7, Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) phát thông báo về việc ngưng cho phép sinh viên nước ngoài học 100% online vào kỳ học mùa thu năm nay.
Theo Viện Giáo dục Quốc tế, 2018-2019 là năm thứ tư liên tiếp có hơn một triệu sinh viên quốc tế theo học tại các trường của Mỹ.
CNN thống kê đa số du học sinh đều đến từ các nước châu Á. Trong đó, Việt Nam có số lượng cao thứ sáu với 24.000 du học sinh. Đứng đầu là Trung Quốc (gần 370.000 sinh viên) và Ấn Độ (hơn 200.000 sinh viên).
Trước thông tin nhiều du học sinh có thể bị trục xuất, trường Y tế cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg (Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health) thuộc Đại học Johns Hopkins, đăng thông tin phản đổi chỉ thị visa mới cho sinh viên quốc tế thuộc diện F-1 của Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE).
Trường Y tế cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg cho rằng "quyết định này coi thường sức khỏe và hạnh phúc của sinh viên". Phía trường cũng cam kết đảm bảo cả về giáo dục và sức khỏe cho những người theo học tại đây.
Sinh viên trường Y tế cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg. Ảnh: Website nhà trường.
Theo Forbes, các trường bao gồm ĐH Harvard, ĐH Columbia, ĐH Brown, ĐH Stanford, ĐH New York và Đại học Pennsylvania cũng tìm cách trấn an sinh viên quốc tế.
Đại diện ĐH Harvard và ĐH Upenn đều khẳng định họ sẽ làm việc với các tổ chức khác để tìm ra hướng giải quyết đảm bảo quyền lợi cho sinh viên, để các du học sinh có thể tiếp tục học.
ĐH New York, nơi có số lượng sinh viên quốc tế nhiều nhất tại Mỹ, cùng quan điểm. Họ tuyên bố kế hoạch học tập kỳ mùa thu sẽ kết hợp hai mô hình học online và offline, phù hợp du học sinh.
Trong khi đó, ĐH Stanford - nơi dự định tổ chức nhiều lớp học trực tuyến - cho hay trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên quốc tế để họ có thể lấy bằng tốt nghiệp đúng hạn. Đồng thời, trường sẽ gửi yêu cầu cho chính quyền cân nhắc lại chỉ thị đã ban hành.
Hiệp hội các trường đại học Mỹ - tổ chức gồm 65 trường đại học nghiên cứu hàng đầu - khẳng định họ đã thúc giục giới chức nước này hủy bỏ hướng dẫn "vô cùng sai lầm" đã ban hành và cung cấp phương án linh hoạt cho sinh viên quốc tế theo tình hình phát triển của dịch Covid-19.
10 quốc gia và vùng lãnh thổ có số sinh viên theo học tại Mỹ nhiều nhất trong năm học 2018-2019. Ảnh: CNN.
Thành phố New York có nhiều du học sinh học tập nhất: 19.605 du học sinh tại Đại học New York; 15.897 du học sinh tại Đại học Columbia.
Chỉ thị visa mới của Mỹ được đưa ra trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19 gia tăng trong thời gian gần đây. Một số đại học như Harvard hay Princeton cũng thông báo việc giảng dạy online là một phần của kỳ học mùa thu và mùa hè, ngay cả với sinh viên trong nước.
Nếu chương trình học chuyển sang online hoàn toàn cho mùa thu năm 2020, các sinh viên theo học chương trình này sẽ không được cấp visa. Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) cũng không cho phép các nhóm sinh viên đó nhập cảnh vào Mỹ.
Sinh viên đang học ở Mỹ theo dạng visa sinh viên F-1 không được ở lại Mỹ nếu chương trình học chuyển sang online hoàn toàn.
Nếu học online 100%, sinh viên buộc phải có "biện pháp khắc phục" (ví dụ như xin nghỉ với lý do y tế hay giảm số lớp học) để có thể ở lại quốc gia này một cách hợp pháp.
50 cuốn sách sinh viên đại học hàng đầu Mỹ cần đọc Những tác phẩm văn học này nằm trong chương trình giảng dạy ngành Tiếng Anh, Ngôn ngữ và Văn học tại 30 trường hàng đầu ở Mỹ. Đa phần trong đó là tiểu thuyết phương Tây kinh điển. Năm 2018, dự án Đề cương mở (OSP) là một cơ sở dữ liệu trực tuyến với 1 triệu chương trình giảng dạy đại học,...