Hàng chục quan chức cấp cao EU tới Ukraine
Hàng chục quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/2 đã đến thủ đô Kiev của Ukraine để đưa ra những cam kết về hỗ trợ quân sự, tài chính và chính trị cho quốc gia Đông Âu này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tại cuộc họp báo chung ở Kiev ngày 19/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một quan chức EU, các thành viên Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến gặp các thành viên Chính phủ Ukraine trong ngày 2/2. Ngày 3/2, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sẽ gặp Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky.
Bà Von der Leyen cho biết đây là lần thứ 4, bà đến Kiev kể từ khi xảy ra xung đột nổ ra tại Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái. Dự kiến, các quan chức EU và Ukraine sẽ thảo luận việc gửi thêm vũ khí và tài chính cho Ukraine, cũng như tăng thị phần các sản phẩm của Ukraine tại thị trường EU, giúp Ukraine đáp ứng nhu cầu năng lượng, các biện pháp trừng phạt Nga và một số vấn đề khác.
Video đang HOT
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell dự kiến thông báo kế hoạch tăng gấp đôi số binh sĩ Ukraine được EU huấn luyện lên 30.000 người trong năm nay và cam kết hỗ trợ 25 triệu euro để rà phá bom mìn tại một số khu vực ở Ukraine.
EU cho biết liên minh này đã hỗ trợ Ukraine gần 60 tỷ euro, trong đó gần 12 tỷ euro hỗ trợ quân sự và 18 tỷ euro để giúp chính phủ nước này điều hành đất nước trong năm nay, nhưng không đưa ra lộ trình nhanh chóng để Ukraine trở thành thành viên EU. Các quan chức EU đã đưa ra một loạt điều kiện để kết nạp Ukraine, từ ổn định chính trị và kinh tế đến việc sửa đổi luật để phù hợp với luật pháp EU.
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, EU sẽ nhấn mạnh cam kết hỗ trợ Ukraine hội nhập sâu hơn nữa sau khi trao cho nước này quy chế ứng cử viên hồi tháng 6 năm ngoái và sẽ quyết định các bước đi tiếp theo khi tất cả các điều kiện được đáp ứng đầy đủ.
Lời kêu gọi của Ukraine về hỗ trợ tên lửa tầm xa hay máy bay chiến đấu dự kiến sẽ không được EU đưa ra câu trả lời trong tuần này và các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với Nga cũng có thể không đáp ứng kỳ vọng của Ukraine.
Mỹ muốn mở rộng quyền tiếp cận căn cứ quân sự tại Philippines
Mỹ và Phlippines nhiều khả năng sẽ đưa ra các thông báo về việc mở rộng tiếp cận của Mỹ đối với các căn cứ quân sự ở Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Nguồn: Reuters)
Ngày 1/2, một quan chức cấp cao của Philippines cho biết, trong chuyến thăm Manila của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin diễn ra trong tuần này, dự kiến những thông báo trên có thể được đưa ra.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ cho biết, Washington hy vọng đạt được thỏa thuận về việc mở rộng tiếp cận các căn cứ quân sự trong chuyến thăm của ông Austin. Theo đó, Washington đã đề xuất tiếp cận các căn cứ bổ sung theo Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao (EDCA) được ký từ năm 2014.
EDCA cho phép Mỹ tiếp cận các căn cứ của Philippines, triển khai luân phiên quân đội đến các căn cứ cụ thể và xây dựng các cơ sở cho cả hai nước sử dụng, nhằm huấn luyện chung, bố trí trước thiết bị và xây dựng các cơ sở như đường băng, kho chứa nhiên liệu và nhà ở quân sự.
Tuy nhiên, sự tiếp cận này không phải là là sự hiện diện vĩnh viễn.
Hiện quân đội Mỹ đã có quyền tiếp cận 5 căn cứ như vậy tại Philippines.
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ gặp gỡ các lãnh đạo của Philippines, bao gồm Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Carlito Galvez Jr.. Hai bên có thể ra thông cáo ngay sau đó.
Ukraine cấp tốc đàm phán mua tên lửa tác chiến tầm xa Ukraine cho biết cần Hệ thống Tên lửa Tác chiến Lục quân (ATACMS) do Mỹ sản xuất, có tầm bắn 297 km, nhưng Washington cho đến nay đã từ chối cung cấp loại vũ khí này. Ukraine cần tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất. Ảnh: EPA Những cuộc đàm phán cấp tốc đang được tiến hành giữa Kiev và các đồng minh...