Hàng chục người may mắn thoát chết trong vụ sập nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 21 người đã may mắn sống sót dù bị vùi lấp dưới những mảng tường nặng khi một tòa nhà 2 tầng đổ sập tại miền Đông nước này trong ngày 9/11.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã liên lạc với chính quyền địa phương để cập nhật tình hình.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân tại hiện trường vụ sập nhà ở thị trấn Battalgazi, tỉnh Malatya, miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo giới chức địa phương, sự cố trên xảy ra tại thành phố Malatya. Có khoảng 20 người tập trung mua sắm tại tòa nhà sau khi tan làm vào khoảng 17h cùng ngày (khoảng 21h theo giờ Việt Nam).
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ các nhân viên cứu hộ đã cứu sống 13 người dưới đống đổ nát. 8 người đã cố gắng tìm cách thoát ra ngoài. 13 người đã được đưa tới bệnh viện, trong đó 2 trường hợp cần chăm sóc đặc biệt.
Dù theo thông tin ban đầu, không còn ai mất tích song lực lượng chức năng không loại trừ khả năng vẫn còn người mắc kẹt dưới đống đổ nát. Cơ quan ứng phó thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết 260 nhân viên cứu hộ đã được triển khai tới hiện trường ngay khi tiếp nhận thông tin và cứu hộ xuyên đêm
Theo lời các nhân chứng và giới truyền thông, ngôi nhà trên đổ sập khi đang trong quá trình cải tạo. Văn phòng công tố Malatya đã triệu tập chủ sở hữu tòa nhà và 3 người liên quan để tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc.
Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh trả tự do cho 10 cựu chỉ huy hải quân
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/4 đưa tin một tòa án của nước này đã trả tự do cho 10 chỉ huy hải quân đã nghỉ hưu, những người từng bị Tổng thống Tayyip Erdogan cáo buộc liên quan đến một "cuộc đảo chính chính trị".
Tòa án ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Anh: AFP/TTXVN
Các cựu chỉ huy hải quân đã bị bắt giữ sau khi tên của họ xuất hiện trên một bức thư ngỏ có chữ ký của 104 chỉ huy đã nghỉ hưu ủng hộ Công ước Montreux năm 1936, nhằm mục đích phi quân sự hóa Biển Đen bằng cách đặt ra các quy tắc nghiêm ngặt về việc tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles dẫn đến Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan đang có kế hoạch xây dựng một con kênh mới ở Istanbul kéo tới phía Tây eo biển Bosphorus để giảm bớt áp lực cho một trong những tuyến đường thủy đông đúc nhất thế giới. Chính vì vậy, Tổng thống Erdogan đã công kích các cựu sĩ quan hải quân, đồng thời cho rằng "những nỗ lực của một nhóm đô đốc đã nghỉ hưu là không bao giờ có thể được chấp nhận".
Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh thả 10 chỉ huy nhưng buộc họ phải chịu sự giám sát đặc biệt, đồng thời yêu cầu họ phải trình diện cảnh sát theo định kỳ, cũng như cấm họ rời khỏi đất nước.
Cũng trong ngày 13/4, các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ công bố lệnh tạm giam đối với 84 nghi phạm vì liên quan tới một mạng lưới bị cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính vào năm 2016.
Hãng thông tấn Anadolu cho biết cảnh sát nước này đã triển khai đồng loạt các chiến dịch ở 49 tỉnh để bắt giữ các nghi phạm, theo lệnh của Văn phòng Trưởng Công tố ở thành phố Izmir. Những người bị nhắm tới trong các chiến dịch này được cho là binh lính đang tại ngũ, quân nhân đã xuất ngũ và cảnh sát đang thi hành công vụ. Văn phòng này cho biết các nghi phạm có mối liên hệ với mạng lưới do giáo sĩ Fethullah Gulen cầm đầu, có trụ sở tại Mỹ.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quy trách nhiệm cho giáo sĩ Fethullah Gulen và mạng lưới của ông này là chủ mưu cuộc đảo chính vào tháng 7/2016, khiến 250 người thiệt mạng và đang thúc đẩy việc dẫn độ vị giáo sĩ này.
Thổ Nhĩ Kỳ bác tin đồn liên quan tới sức khỏe Tổng thống Erdogan Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ các tin đồn liên quan tới sức khỏe Tổng thống Tayyip Erdogan, sau khi một video cho thấy ông dường như bước đi khó khăn khi tham dự thượng đỉnh của G20 ở Rome, Italy gần đây. Tổng thống Erdogan chụp ảnh ở thảm đỏ tại hội nghị G20 ở Italy (Ảnh: Dailymail). Đoạn video mới được...