Hàng chục lính tinh nhuệ Ukraine đào ngũ khi đang huấn luyện ở Pháp
Phần lớn binh sĩ quân đội Ukraine tham gia huấn luyện ở Pháp đều là lính nghĩa vụ và chưa có kinh nghiệm chiến đấu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu với các binh lính Ukraine trong chuyến thăm trại huấn luyện ở miền đông nước Pháp tháng 10/2024 (Ảnh: AFP).
Hãng thông tấn AFP ngày 6/1 dẫn thông tin từ một quan chức quân đội Pháp cho biết, hàng chục binh lính Ukraine đã đào ngũ khỏi một lữ đoàn tinh nhuệ khi đang trong quá trình tham gia huấn luyện tại đây.
Được biết, quân đội Pháp đang huấn luyện cho khoảng 2.300 binh lính Ukraine thuộc biên chế của Lữ đoàn cơ giới số 155, hay còn gọi là Lữ đoàn “Anne of Kiev”, đặt theo tên một công chúa sinh ra ở Kiev kết hôn với Vua Henry I của Pháp vào thế kỷ 11.
Video đang HOT
Lữ đoàn 155 được đán.h giá là một đơn vị chủ lực của quân đội Ukraine. Đích thân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến kiểm tra quá trình huấn luyện của lực lượng này vào tháng 10/2024.
Theo quan chức quân đội Pháp nói trên, lính Ukraine được đào tạo tại Pháp phải chịu chế độ kỷ luật do bộ chỉ huy Ukraine quản lý và “chúng tôi không hình sự hóa hành vi đào ngũ ở Pháp”.
Quan chức quân đội Pháp cũng cho biết thêm: “Nếu ai đó đào ngũ, công tố viên Pháp không có thẩm quyền bắt giữ. Quyền hạn được trao cho các quan chức Ukraine ở Pháp chỉ là quyền kỷ luật”.
Hầu hết binh sĩ quân đội Ukraine huấn luyện ở Pháp là lính nghĩa vụ không có kinh nghiệm chiến đấu. Họ được 300 giám sát viên người Ukraine đi cùng để quản lý.
Cũng liên quan tới vấn đề này, ngày 6/1, Mykhailo Drapaty – chỉ huy lực lượng bộ binh của Ukraine thừa nhận “đang có vấn đề xảy ra” với Lữ đoàn 155 sau khi xuất hiện thông tin cho thấy nhiều binh lính của đơn vị đã đào ngũ.
Nhà báo nổi tiếng người Ukraine Yuriy Butusov hồi tháng 12/2024 viết rằng 1.700 binh lính đã trốn khỏi Lữ đoàn 155 để không phải tham gia chiến đấu và 50 người bỏ trốn trong quá trình huấn luyện ở Pháp.
Ukraine biến thành 'bãi rác' của vũ khí phương Tây?
Tạp chí National Interest của Mỹ cho rằng, các loại vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Ukraine 'không khác gì đồ bỏ đi'.
Theo National Interest, xung đột Ukraine được bao quanh bằng những lời "biện minh dối trá" mà trong đó các phương tiện truyền thông và giới chính trị gia phương Tây đã tạo nên một "huyền thoại lâu dài" về tính hiệu quả của những loại vũ khí được gửi cho Kiev.
Pháp đã cung cấp cho Ukraine các xe bọc thép AMX-10RC hay còn gọi là xe tăng bọc thép hạng nhẹ. Tuy nhiên, thiết bị này có từ đầu những năm 1980, và lần nâng cấp cuối cùng là vào năm 2000. Quân đội Pháp đã ngừng sử dụng những chiếc xe tăng này vào năm 2021. Khi xe tăng AMX-10RC được triển khai ở vùng xung đột Ukraine, Nga được cho đã giúp Pháp hoàn tất quá trình loại biên phương tiện này.
Xe tăng của Ukraine bị phá hủy trong giao tranh với quân đội Nga. Ảnh: Sputnik
Cũng theo National Interest, các xe tăng chiến đấu Challenger-2 của Anh trao cho Ukraine cũng đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ hoạt động, và không có tác dụng trong quá trình giao tranh với quân đội Nga.
Ngoài ra, việc Mỹ hứa hẹn cung cấp hơn 30 xe tăng chiến đấu M1 Abrams đã khiến Ukraine vui mừng, song đây không phải là những phiên bản nâng cấp hiện đại.
Tương tự, các chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất vốn được cường điệu hóa là có thể "thay đổi cuộc chơi" trong xung đột Nga - Ukraine cũng đã ở cuối vòng đời sử dụng. Trong khi đó, Nga đã sở hữu các máy bay phản lực thế hệ thứ 5 có thể đán.h bại tiêm kích Mỹ.
Điều này khiến một số nhà bình luận đặt câu hỏi liệu xung đột Ukraine có phải là công việc kinh doanh đơn thuần của chính phủ phương Tây.
"Người hoài nghi có thể kết luận đây là một phần trong âm mưu lớn hơn nhằm tiêu hao kho vũ khí bị coi là lỗi thời để buộc chính phủ các nước phải mua những hệ thống hiện đại, đắt tiề.n hơn từ các nhà thầu quốc phòng phương Tây", National Interest viết.
Tuy nhiên, tình hình xung đột Ukraine cũng khó có thể xoay chuyển, ngay cả khi Kiev nhận được những vũ khí hàng đầu của phương Tây. Nguyên nhân là quân đội Ukraine không được đào tạo để sử dụng thiết bị đúng cách. Theo một cựu binh Mỹ dày dạn kinh nghiệm, Washington "có thể cung cấp cho Ukraine những chiếc xe tăng tốt nhất thế giới, nhưng Kiev cũng sẽ mất chúng vì không biết cách sử dụng".
Kể từ khi xung đột bùng nổ, giới chức Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không gửi vật tư quân sự tới Ukraine. Theo Moscow, hành động này chỉ kéo dài xung đột, mà không thể làm thay đổi kết quả.
Nga tiến công áp đảo, phòng tuyến Ukraine trên bờ vực sụp đổ? Tình báo Nga cho biết phương Tây không loại trừ khả năng tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine sớm sụp đổ. Lính Ukraine khai hỏa về phía lực lượng Nga ở Donetsk (Ảnh: Reuters). "Thông tin mà SVR có được cho thấy giới tinh hoa chính trị phương Tây lưu ý rằng khả năng của quân đội Ukraine trong việc chống chọi...