Hàng chục binh sĩ Saudi Arabia kéo đến mỏ dầu lớn nhất Syria
Các binh sĩ Saudi Arabia đã đến mỏ dầu Omar, đông Syria trên những chiếc trực thăng.
Saudi Arabia được cho đã triển khai hàng chục binh sĩ tới một mỏ dầu lớn ở tỉnh Deir Ez Zor, đông Syria khi Mỹ và một số đồng minh khu vực đang cạnh tranh nhau để chiếm trữ lượng dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên của Syria.
Một số nguồn tin địa phương giấu tên nói với hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ rằng các binh sĩ Saudi Arabia đã đến mỏ dầu Omar – mỏ dầu lớn nhất Syria trên những chiếc trực thăng.
Một cơ sở dầu ở Syria. Ảnh: Anadolu
Nguồn tin thêm rằng binh sĩ Saudi Arabia sẽ bảo vệ các chuyên gia Saudi Arabia và Ai Cập – những người đã đến mỏ dầu Omar hồi tuần trước và được cho là đang làm việc cho tập đoàn dầu khí nhà nước Saudi Aramco của Saudi Arabia.
Báo cáo của Anadolu lưu ý rằng việc Saudi Arabia triển khai binh sĩ tới mỏ dầu Omar diễn ra cùng lúc với sự xuất hiện của 30 xe tải được trang bị máy đào và máy khoan.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin, những phương tiện này đã đi vào lãnh thổ Syria từ miền Bắc Iraq và binh sĩ Saudi Arabia đã đóng quân tại một khu dân cư gần mỏ dầu Omar, nơi hiện binh sĩ Mỹ cũng có mặt.
Hồi cuối tháng 10, Mỹ đảo ngược quyết định trước đó về rút toàn bộ lực lượng khỏi đông bắc Syria, thông báo triển khai khoảng 500 quân tới các mỏ dầu do lực lượng người Kurd kiểm soát ở Syria.
Mỹ tuyên bố động thái này nhằm bảo vệ các mỏ dầu và cơ sở vật chất khỏi rơi vào tay khủng bố. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington tìm kiếm lợi ích kinh tế trong việc kiểm soát các mỏ dầu ở Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đe dọa rằng lực lượng Mỹ được triển khai tới các mỏ dầu sẽ sử dụng “vũ lực” chống lại bất kỳ bên nào tìm cách thay đổi quyền kiểm soát các mỏ dầu, dù đó là chính phủ Syria hay lực lượng Nga.
Syria nói rằng Mỹ đang “cướp bóc” dầu mỏ của nước này.
Hôm 18-12, đặc phái viên Trung Quốc về Syria Xie Xiaoyan cho hay Mỹ tiếp tục hiện diện quân sự ở Syria với cái cớ bảo vệ các mỏ dầu Syria là không thể biện hộ được.
“Ai cho người Mỹ quyền làm như vậy? Và theo lời mời của ai mà Mỹ bảo vệ mỏ dầu của Syria. Thử nghĩ ngược lại xem: Mỹ sẽ cho phép Syria điều quân tới lãnh thổ Mỹ để bảo vệ dầu mỏ ở đó sao?” – ông Xie nói tại một cuộc họp báo ở Moscow.
THIÊN THANH
Theo plo.vn
Thế giới vừa có công ty 2.000 tỷ USD đầu tiên
Giá cổ phiếu Saudi Aramco, công ty dầu khí quốc gia Saudi Arabia, tăng mạnh trong ngày thứ hai liên tiếp, khiến giá trị công ty vượt mức 2.000 tỷ USD.
Saudi Aramco lên sàn ở sàn chứng khoán Riyadh ngày 9/12, trong đợt chào bán cổ phiếu ban đầu (IPO) lớn nhất trong lịch sử. Đa số người mua cổ phần là ở Saudi Arabia.
2.000 tỷ USD là mục tiêu từ lâu của Thái tử Mohammed bin Salman đối với công ty Saudi Aramco, kể từ khi công bố kế hoạch bán cổ phần vào năm 2016. Nhưng giới phân tích tài chính từng coi mức định giá đó là khó đạt được.
Bể chứa dầu bên ngoài trụ sở Aramco. Ảnh: Reuters.
Ngày 12/12, các nhà phân tích ở Bernstein Research nói con số 2.000 tỷ USD mà Saudi Aramco vươn tới là "quá nhiều và quá sớm", nhất là khi giá dầu khó tăng lên và tốc độ tăng trưởng của công ty này sẽ không quá ấn tượng. Họ cho biết cổ phiếu Saudi Aramco đắt hơn hẳn khi so với các công ty dầu khác, nếu tính về tỷ lệ giữa giá và lợi nhuận, theo CNN.
"(Cổ phiếu) Aramco có thể sẽ ở mức giá trên trời trong một khoảng thời gian, nhưng thị trường cổ phiếu về lâu dài là một cỗ máy luôn kéo giá cổ phiếu về đúng vị trí. Trong kinh tế cũng có quy luật về trọng lực và quy luật này cuối cùng cũng sẽ đúng", các nhà phân tích ở Bernstein nói.
Đợt chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) này được quảng bá là sẽ mở ra thời kỳ tự do hóa kinh tế và đầu tư ở Saudi Arabia. Nhưng sự hoài nghi của quốc tế về khâu định giá, kèm theo giá dầu giảm, và những chỉ trích nhắm vào nhiên liệu hóa thạch buộc Saudi phải giảm quy mô của thương vụ IPO.
Ban đầu, vương quốc này định "thả nổi" 5% giá trị công ty, để huy động 100 tỷ USD, từ các sàn giao dịch ở Riyadh và New York hoặc London, theo một thỏa thuận năm 2018.
Vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi ở lãnh sự quán Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ cuối năm 2018 khiến quan hệ giữa Saudi và phương Tây nguội lạnh, và thỏa thuận này bị gạt sang một bên.
Nhưng thương vụ được khởi động trở lại vào năm nay. Cuối cùng Aramco huy động 25,6 tỷ USD bằng việc bán 1,5% cổ phần, với mức định giá toàn bộ công ty là 1.700 tỷ USD.
Gianna Bern, chuyên gia về năng lượng đang giảng dạy tại Đại học Notre Dame ở Mỹ, cho rằng vụ chào bán lần đầu dễ dàng hơn vì mới chỉ nhắm đến những người ở Saudi. Giới đầu tư quốc tế sẽ theo dõi xem công ty tuân thủ các quy định minh bạch thông tin, số liệu như thế nào, trước khi quyết định mua cổ phần trong các đợt sau.
Nhờ vậy, Saudi Aramco trở thành công ty đầu tiên trên thế giới có giá trị kỷ lục nói trên, vượt xa công ty lớn thứ nhì là Apple, có giá trị 1.200 tỷ USD.
Theo news.zing.vn
Người Kurd Syria kêu gọi Tổng thống Assad tham gia các cuộc đàm phán hòa bình mới Chính quyền tự trị người Kurd ở phía Bắc và Đông Syria mới đây lên tiếng kêu gọi Tổng thống Syria Bashar Al-Assad chấp nhận đề xuất của họ về một vòng đàm phán hòa bình mới nhằm chấm dứt tình trạng ngăn chặn một giải pháp chính trị trong khu vực. "Chúng tôi mong muốn Tổng thống Syria Bashar Al-Assad chấp nhận...