Hàng bánh cuốn kỳ lạ nhất Hà Nội: không biển hiệu, chỉ mở bán lúc nửa đêm
Quán bánh cuốn này không có biển hiệu, chỉ mở bán từ 10 giờ đêm – 4 giờ sáng, khách đến ăn đặt cho quán nhiều cái tên “bánh cuốn bốt điện”, “ bánh cuốn đêm”, “bánh cuốn Tôn Đức Thắng”.
Nhắc đến bánh cuốn, người ta nhớ về một món ăn dân dã trong cuộc sống hàng ngày, bánh được làm từ bột gạo tẻ xay mịn, pha loãng với nước. Những miếng bánh dẻo thơm, nóng hổi vạn người mê, phù hợp nhất khi ăn vào tiết trời lành lạnh của mùa đông.
Quán bánh cuốn hơn 30 năm nay không biển hiệu, lại bán vào thời gian “ẩm ương” – nửa đêm, thứ duy nhất dẫn lối thực khách là ánh đèn sáng trưng ở cuối ngõ giữa vô vàn những căn nhà đã tắt đèn tối om.
Cuối con ngõ 109 trên đường Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội), chỉ còn nhà cô Lan sáng đèn bán bánh cuốn mỗi đêm.
Đến quán vào lúc gần 10 giờ đêm, cô Lan chủ quán đang tất bật dọn hàng, những thực khách đầu tiên đã ngồi sẵn trong nhà đợi.
“Hơn 30 năm nay, nhà tôi chỉ bắt đầu bán từ 10 giờ đêm đến khoảng 4 giờ sáng mới nghỉ. Sau đó tôi dọn dẹp, chuẩn bị mọi thứ cho ngày hôm sau và ngủ bù vào buổi chiều”, cô Lan chia sẻ.
Cô cũng cho biết, bán hàng đêm phức tạp, nhưng ban ngày người dân trong ngõ ra vào đông, ngõ rất hẹp nên không có chỗ để xe của khách.
Ngày trước, bố mẹ cô Lan cũng bán hàng ăn, cứ chán bán cơm thì chuyển sang bánh cuốn, bún phở. Đến năm 1987, cô Lan chuyển hẳn về nhà bán bánh cuốn.
Cô tâm sự: “Trước đây, nhà tôi đông khách lắm, không có sức mà bán. Bán cơm phải thổi hơn tạ gạo mỗi ngày mới đủ”.
Ngày xưa đắt hàng, vì không có nhiều hàng quà bánh, bây giờ xuất hiện nhiều món ăn hấp dẫn nên khách tìm đến nhà cô ăn bánh cuốn ít dần.
Video đang HOT
Quán bánh cuốn này không có biển hiệu, chỉ mở bán từ 10 giờ đêm – 4 giờ sáng
Trong nhà, thực khách đã đợi sẵn, cô Lan bắt đầu tráng bánh. Những công đoạn được cô làm khéo léo, thuần thục, từng phần bột theo vết xoa mà lan đi đến hết miệng nồi. Đậy vung lại vài chục giây rồi mở ra, với sự hỗ trợ của một chiếc que tre lớn, miếng bánh trắng nõn, mỏng dính đã được nhấc ra.
Bánh được gỡ khỏi que tre, nóng bỏng tay, cô Lan thêm chút thịt băm, hành khô rồi cuộn lại thành từng miếng vừa ăn.
Cô Lan dùng nồi hơi bằng đồng để tráng bánh, vì giữ nhiệt tốt hơn nồi nhôm, bánh nhanh chín hơn.
Thực khách thường gọi thêm chả quế ăn kèm với bánh cuốn nóng.
Bột bánh cuốn được cô trộn 3 loại gạo ngon với nhau, rồi mang đi nghiền mịn: “Khi có khách vào ăn tôi mới bật bếp làm, bột 100% từ gạo nên bánh cuốn nhà tôi gái đẻ ăn thoải mái. Nhiều người thích cho mộc nhĩ nhưng tôi không cho vì sợ đêm ăn bị đầy bụng”, cô chủ U60 cho hay.
Nước chấm được cô pha và đặt sẵn ở các bàn, khách ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu rồi tự thêm ớt, quất, hạt tiêu tùy ý. Ngoài bánh cuốn ăn cùng chả quế, cô Lan còn làm thêm cả trứng hấp.
Khách đến hàng cô Lan có đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề. Có những người lớn tuổi đi làm về muộn cũng ghé lại, rồi thanh niên đi chơi khuya, học sinh, sinh viên.
Trong căn gian nhà nhỏ của nhà cô Lan chỉ có vỏn vẹn có 2 chiếc bàn xếp sát nhau. Lúc nào khách đến đông quá thì đành ngồi chung bàn hoặc cô xếp thêm ghế.
Khách đến cứ lo tìm chỗ ngồi, lần lượt, không ồn ào, xô bồ. Nếu đến ăn lần đầu tiên bạn sẽ hơi sốt ruột bởi khi khách gọi cô mới bắt đầu tráng bánh.
Bánh cuốn ở đây không bán theo suất bởi có người thích ăn nhiều chả, người thích ăn nhiều bánh, có người lại gọi thêm trứng, đĩa hành khô: “Khách ăn bao nhiêu tôi tính tiền bấy nhiêu, không có mức cố định”, cô Lan nói.
Trong tiết trời se lạnh, đĩa bánh cuốn nóng hổi cùng với nước chấm đậm đà đã làm ấm bụng bao thực khách.
Bánh cuốn chà bông món ngon nên thử khi đến Đà Nẵng
Khác với các loại bánh cuốn của nhiều vùng miền khác, bánh cuốn Tiến Hưng ở Đà Nẵng có thêm chà bông thịt và đu đủ ngâm chua ăn khá lạ miệng. Đây là món ăn được nhiều người khuyên nên thử khi đến Đà Nẵng.
Thương hiệu Tiến Hưng có lẽ không còn xa lạ với người dân Đà thành vì quán ăn này đã bán hơn 60 năm. Tuy nhiên, với những thực khách phương xa có lẽ sẽ khá bất ngờ khi ăn bánh cuốn ở đây.
Bánh cuốn nhưng lại giống phần bánh ướt miền Nam, đặc biệt có thêm phần chà bông thịt lên trên. Khi ăn, bánh cuốn sẽ được kèm thêm rau sống, đu đủ ngâm chua chấm nước mắm ngọt. Vị mằn mặn của chà bông kèm chút chua chua của đu đủ khiến món ăn vô cùng lạ miệng.
Bánh cuốn nhưng lại giống bánh ướt miền Nam được cho thêm chà bông thịt và hành phi lên trên MINH TÂM
Chà bông cũng được quán tự làm và thường bán hết trong ngày MINH TÂM
Hành phi là món được chủ quán khá tâm đắc vì có bí quyết chế biến riêng nên hành phi thơm và giòn lâu MINH TÂM
Điều đặc biệt nữa ở bánh cuốn Tiến Hưng đó là phần đu đủ ngâm chua ăn kèm, dường như đây là sự phá cách mới lạ khiến nhiều thực khách ngạc nhiên PHAN GIANG
Ngoài bánh cuốn quán còn bán thêm chả, hành phi và bánh chưng cho dịp lễ tết PHAN GIANG
"Ngày xưa ba mẹ bán sao giờ tôi bán vậy. Gia đình bán từ khi tôi chưa sinh ra mà đến giờ tôi đã 60 tuổi. Thời gian cụ thể thì không rõ nhưng cũng hơn 60 năm rồi. Món ăn không chỉ đặc biệt bởi chà bông mà còn bởi hành phi nữa. Hành phi do chính gia đình tự làm. Hành tím khô của miền Trung còn cách chiên là có bí quyết. Nên ăn hành phi sẽ thấy giòn, thơm, để lâu không bị ỉu mềm," cô chủ quán Phạm Thị Thanh Chung chia sẻ.
Chả chiên có giá 25.000 đồng/phần PHAN GIANG
Chả giò cũng có giá 25.000 đồng/phần, giá hơi cao hơn so với những nơi khác tuy nhiên nhiều thực khách đánh giá cao về hương vị: "tiền nào của đó" PHAN GIANG
Một phần "full set" như hình sẽ có giá 80.000 đồng PHAN GIANG
Một phần bánh cuốn dao động từ 30.000 đồng - 35.000 đồng. Ngoài ra quán còn bán chả thêm và hành phi.
Bánh cuốn Tiến Hưng mở của từ 6 giờ - 21 giờ 30, đây là khung giờ rất thích hợp cho những du khách muốn thưởng thức hương vị bánh cuốn mang thương hiệu Đà Nẵng.
Bánh cuốn Thanh Trì Bánh cuốn Thanh Trì mỏng và trong đến mức có thể nhìn rõ được mặt người phía sau. Bánh cuốn ngon không thể thiếu nước chấm và vị cà cuống đặc biệt góp phần làm nên sự tinh tế của món ăn này. Hà Nội có nhiều món ăn được xem là đặc sản nhưng không phải bất kì đặc sản nào cũng...