Hàn-Triều căng thẳng, tham vọng tái thống nhất thêm xa vời?
Căng thẳng bất ngờ leo thang trở lại với Triều Tiên đang đe dọa tham vọng của Tổng thống Hàn Quốc trong việc tái thống nhất Bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên đang lắp đặt lại loa phóng thanh ở các khu vực dọc biên giới liên Triều sau khi dỡ bỏ chúng theo thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2018 với Hàn Quốc. Đây là động thái mới nhất trong các hành động làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây nhằm đáp trả việc các nhà hoạt động rải tờ rơi chống Triều Tiên qua biên giới.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Ảnh: Reuters
Triều Tiên được cho là đã bắt đầu lắp đặt lại loa phóng thanh ở nhiều nơi bên trong Khu phi quân sự (DMZ) từ hôm 21/6 và tới nay đã có khoảng 20 hệ thống loa phóng thanh được lắt đặt. Theo một quan chức Văn phòng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, hoạt động này đang diễn ra cùng lúc tại hơn 10 khu vực. Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ, cũng như nghiên cứu cách thức đối phó với các hoạt động gây hấn của Triều Tiên, vì việc khôi phục hệ thống loa phát thanh tại biên giới là vi phạm thỏa thuận liên Triều.
Sau Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào ngày 27/4/2018, hai miền Triều Tiên đã đồng ý tạm dừng mọi hành động thù địch, bao gồm phát sóng tuyên truyền qua loa và phát tờ rơi. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo hôm nay một lần nữa cảnh báo, Bình Nhưỡng sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình nếu tiếp tục phá hoại các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hòa bình.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã nói rằng, Triều Tiên sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu họ tiếp tục có những hành vi đi ngược lại với các nỗ lực chung và những bước tiến mà cả Hàn Quốc và Triều Tiên đã đạt được trong thúc đẩy mối quan hệ liên Triều và duy trì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên”.
Phản ứng của Hàn Quốc là điều được dư luận đặc biệt quan tâm bởi căng thẳng bất ngờ leo thang trở lại với Triều Tiên đang đe dọa tham vọng của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In trong việc tái thống nhất Bán đảo Triều Tiên, đồng thời có thể buộc nhà lãnh đạo này phải cân nhắc một chiến lược mới khi cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra trong hai năm nữa.
Bùng phát hồi đầu tháng 6 vừa qua sau các vụ rải truyền đơn chống Triều Tiên qua biên giới, cuộc khủng hoảng mới này có thể khiến quan hệ hai nước một lần nữa quay lại thời kỳ tồi tệ. Bình Nhưỡng đã đe dọa sẽ phát tờ rơi chống Hàn Quốc và thực hiện các hành động trả đũa khác, nhằm phản đối việc Seoul không ngăn chặn những người đào tẩu tiến hành các chiến dịch tuyên truyền chống Triều Tiên.
Tuần trước, Triều Tiên đã cho nổ tung Văn phòng Liên lạc liên Triều tại thị trấn biên giới Kaesong, một biểu tượng hòa bình giữa hai miền Triều Tiên và là thành tựu quan trọng của Tuyên bố Bàn Môn Điếm (Panmunjom).
Cần phải nhấn mạnh, chính các Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều và Hàn – Triều đã giúp nâng tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Moon Jae In lên 70-80%. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người mất dần niềm tin khi tiến trình giải giáp hạt nhân ở Triều Tiên không đạt thêm tiến triển cụ thể nào, chính quyền Bình Nhưỡng liên tục không giữ đúng cam kết đã đạt được, trong khi đó, những bế tắc trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa có lời giải.
Giới chính trị gia và cử tri cánh hữu đã bắt đầu lên tiếng chỉ trích ông Moon Jae In về việc dành sự quan tâm “hơi quá mức” cho Triều Tiên và có thái độ “phục tùng” cả Mỹ lẫn Triều Tiên. Hai năm không phải là thời gian dài để cho những thử nghiệm hay phiêu lưu chính trị. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng do Covid-19, với những tác động ngày một sâu rộng vẫn chưa chấm dứt, thì mọi sự do dự hay bước đi sai hướng đều có thể gây ảnh hưởng tới tương lai chính trị của Tổng thống Moon Jae In./.
Căng thẳng với TQ leo thang, Ấn thúc Nga sớm giao 'rồng lửa' S-400
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ dự kiến sẽ thúc ép Nga sớm bàn giao các hệ thống phòng thủ tên lửa mệnh danh "rồng lửa" S-400 Triumf trong bối cảnh leo thang căng thẳng dọc biên giới Ấn Độ - Trung Quốc.
Tạp chí Economic Times đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh hôm nay, 22/6 đã bắt đầu chuyến công du Nga trong 3 ngày. Động thái diễn ra giữa lúc các lực lượng vũ trang Ấn Độ nhận lệnh sẵn sàng cho mọi tình huống, kể cả trường hợp tồi tệ nhất là xảy ra xung đột vũ trang với nước láng giềng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh chuẩn bị lên máy bay bắt đầu chuyến công du Nga hôm 22/6. Ảnh: ET
Theo truyền thông Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng biên giới leo thang, nước này đã bắt đầu quá trình lấp đầy những khoảng trống về khả năng quốc phòng, mua bán khí tài quân sự, bảo vệ nguồn cung và tăng cường kho vũ khí.
Moscow được tin đã hoãn thời gian chuyển giao các hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá 5,4 tỷ USD cho Chính phủ Ấn Độ tới tháng 12/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong khi New Delhi đã hoàn tất việc thanh toán phần lớn hợp đồng mua "rồng lửa" này hồi năm ngoái.
Trung Quốc cũng có quan hệ quốc phòng bền chặt với Nga và việc Bắc Kinh đã mua được các hệ thống S-400 có thể làm tăng các lo lắng của Ấn Độ.
Các nguồn thạo tin nói, Moscow dường như kết hợp việc chuyển giao mẫu "rồng lửa" tân tiến này cho Ấn Độ và một vài nước khác. New Delhi rất muốn xem liệu phía Nga có thể đẩy nhanh lịch giao hàng cho Ấn Độ hay không, dựa trên mối quan hệ quân sự lâu bền giữa hai bên.
Độ tin cậy về nguồn cung ứng là một vấn đề trọng yếu khác trong chương trình nghị sự của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ. New Delhi hiện cũng muốn Moscow tăng tốc độ cung cấp các phụ tùng cho những phi đội tiêm kích Sukhoi, MiG hiện có của Ấn Độ và đảm bảo các nguồn cung ứng cho nước này sẽ không bị ảnh hưởng vì môi trường chính trị thay đổi.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đang thúc ép Moscow tăng cường hợp tác quốc phòng, đồng thời cho phép quân đội Trung Quốc tiếp cận các công nghệ cao của Nga, đặc biệt là công nghệ chế tạo động cơ phản lực. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nhiều khả năng sẽ tới dự cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức ở Moscow vào ngày 24/6 tới đây.
Căng thẳng khu vực biên giới giữa Trung Quốc - Ấn Độ đã được khống chế Người phát ngôn Triệu Lập Kiên cho biết, thông qua các biện pháp ngoại giao và quân sự, căng thẳng khu vực biên giới giữa Trung-Ấn đã được khống chế. Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 18/6, người phát ngôn Triệu Lập Kiên cho biết, thông qua các biện pháp ngoại giao và quân...