Căng thẳng Mỹ – Trung là cơn gió ngược lớn cho thị trường chứng khoán?
Quan hệ giữa Trung – Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn và điều này có thể trở thành một cơn gió ngược cho thị trường chứng khoán.
CNBC đã đưa ra nhận định trên trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần và vấn đề Trung Quốc có thể trở thành một vấn đề lớn hơn trong cuộc bầu cử này.
Cho đến nay, cuộc chiến ngôn từ giữa hai quốc gia về dịch Covid-19, các biện pháp hạn chế của Mỹ với Huawei và bây giờ là các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch Mỹ vẫn không có tác động lớn đến các cổ phiếu ở Phố Wall.
Tín hiệu tới thị trường chứng khoán
Nhưng trong đợt sinh hoạt chính trị “lưỡng hội” hiện tại của Trung Quốc, mối quan hệ giữa các quốc gia đã cho thấy tác động đối với thị trường, đặc biệt là khi Trung Quốc công bố các biện pháp an ninh mới đối với Hongkong vào thứ Sáu và thực hiện bước đi bất thường là không đặt chỉ tiêu GDP vì tác động của virus corona.
Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới thời gian tới có thể khiến thị trường chứng khoán trở nên không chắc chắn. Ảnh: AFP/Getty.
Hoa Kỳ trong tuần này cũng tuyên bố bán số ngư lôi trị giá 180 triệu USD cho Đài Loan – điều làm tăng thêm căng thẳng với Bắc Kinh.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm hôm thứ Sáu và cổ phiếu Hồng Kông giảm mạnh do triển vọng kinh tế kém của Trung Quốc và lo ngại về biện pháp an ninh mới đối với Hongkong.
Các nhà chiến lược đã xem sự suy yếu của đồng nhân dân tệ của Trung Quốc so với đồng đô la như một tín hiệu cảnh báo sớm về cách thị trường phản ứng với biến động chính trị song phương và nó đang tiến gần đến mức như thời kỳ chiến tranh thương mại vào mùa thu năm 2019.
Marc Chandler, chiến lược gia trưởng về thị trường tại tổ chức Bannockburn Global Forex cho biết: “Tôi nghĩ rằng chu kỳ bầu cử của chúng ta sẽ đẩy tình hình lên mức decibel rất cao”. Ông nói rằng sự trượt giá của đồng tiền Trung Quốc đã là một cảnh báo mềm rằng Trung Quốc không hài lòng với các hành động của chính quyền Trump.
Video đang HOT
Các nhà chiến lược dự đoán Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào việc tăng cường luật pháp để hạn chế khả năng Trung Quốc có được công nghệ của Mỹ cũng như đầu tư vào ngành công nghiệp chiến lược. Họ cũng thấy sự hỗ trợ của lưỡng đảng đối với việc cứng rắn hơn với Trung Quốc – điều có thể dẫn đến việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xa rời nhau hơn nữa.
Một mối quan ngại khác của các chuyên gia thị trường là Hoa Kỳ và/hoặc Trung Quốc sẽ sử dụng một làn sóng thuế quan mới để gây khó khăn cho cả hai nền kinh tế, vốn đã trở nên mong manh hơn do virus corona.
Yếu tố gay gắt trong bầu cử Mỹ
Bên cạnh đó, nhiều chiến lược gia chính trị nói rằng căng thẳng Mỹ – Trung không chỉ là một vấn đề trong bầu cử mà sẽ tác động rộng tới lĩnh vực chính trị. Các chiến lược gia của Cornerstone Macro cho biết sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với việc xem xét lại mối quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với Trung Quốc, và việc chính quyền Trump cố gắng thắt chặt các quy tắc từ chối Trung Quốc tiếp cận công nghệ quan trọng và hạn chế đầu tư của họ sẽ còn tiếp tục cho dù ai thắng cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Các chiến lược gia này lưu ý rằng Trump dự kiến sẽ tập trung vào các chủ đề như ông có thể xây dựng lại nền kinh tế và ông sẽ cứng rắn với Trung Quốc, trong khi đối thủ của ông, cựu Phó Tổng thống Joseph Biden thì không.
“Việc ông Trump đang tranh cử với nội dung về Trung Quốc là vì một lý do: nước này ngày càng trở thành một đối thủ đối với người dân Mỹ”, các chiến lược gia của nhóm Cornerstone đã viết.
Bên cạnh đó, chuyên gia Clifton nói rằng sự rạn nứt Mỹ – Trung còn lớn hơn mọi người dự đoán và ông Trump đang bị buộc phải có lập trường mạnh mẽ hơn. “Cuộc bầu cử đang ở trước mặt chúng tôi. Dư luận đã thực sự nhắm vào Trung Quốc, ông nói. Quan điểm của cộng đồng đã thực sự thay đổi về vấn đề này. Vì vậy, ông Biden – đại diện của đảng Dân chủ tranh cử với ông Trump – hiện cũng đang thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Chandler cho biết ông dự kiến đảng Dân chủ sẽ cố gắng tạo ra một liên minh với các quốc gia khác để thể hiện sự phản đối của họ đối với hành vi của Trung Quốc, trong khi Nhà Trắng có cách tiếp cận đơn phương hơn.
Trên thực tế, ông Biden đã nói với CNBC hôm thứ Sáu rằng Hoa Kỳ không nên im lặng trước vấn đề Hongkong, và nếu ông là tổng thống, ông sẽ đưa vấn đề này ra Liên Hợp Quốc. “Chúng tôi không nên giữ im lặng. Chúng tôi nên kêu gọi phần còn lại của thế giới lên án hành động của họ”.
LienVietPostBank có thực sự 'thay máu' khi giá cổ phiếu lẹt đẹt, nợ xấu ngày càng tăng?
Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank bất ngờ "rời ghế" nóng trong bối cảnh nợ xấu nhà băng này tăng mạnh, giá cổ phiếu "trượt dốc"... Liệu, lần "thay tướng"này của LPB có "thay máu"?.
Giữa lúc nợ xấu tăng, LienVietPostBank bất ngờ "thay tướng"
Tại cuộc họp Hội đồng Quản trị (HĐQT) định kỳ tháng 12/2019, HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank; mã CK: LPB) đã thông qua đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Đình Thắng theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời HĐQT thống nhất bầu ông Huỳnh Ngọc Huy - Thành viên HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ III (2018 - 2023) kể từ ngày 30/12/2019.
Ông Thắng mới đảm nhiệm chức Chủ tịch LienVietPostBank từ 2018 sau khi ông Nguyễn Đức Hưởng rút lui khỏi vị trí lãnh đạo này vì lý do sức khỏe. Trong khi đó, ông Huy có nhiều năm làm tại LPB và từng đảm nhiệm các chức vụ như: Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Liên Việt, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Liên Việt và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Liên Việt.
Ông Nguyễn Đình Thắng thôi chức Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank.
Việc ông Thắng bất ngờ rời "ghế" LPB khiến nhiều người trong giới ngạc nhiên bởi ông có mối quan hệ khá mật thiết với ngân hàng. Mối quan hệ gắn bó thể hiện ở việc ông có nhiều năm cống hiến và là... người LienVietPostBank giàu nhất. Với việc sở hữu hơn 32 triệu cổ phiếu LPB, ông Thắng có trong tay gần 250 tỷ đồng và đứng ở vị trí thứ 164 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Dưới thời ông Thắng, LienVietPostBank chưa 'vén' nổi mây đen
Dưới thời ông Thắng, tình hình kinh doanh của LPB không mấy sáng sủa. Theo BCTC quý 3/2019, thu nhập lãi thuần đạt 4.170 tỷ đồng, tăng 620 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, trong 3 quý năm 2019, chi phí lãi và các chi phí tương tự ghi nhận âm hơn 7.496 tỷ đồng; chi phí hoạt động âm 2.791tỷ đồng; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng âm 313 tỷ đồng... khiến lợi nhuận trước thuế của nhà băng này chỉ đạt vỏn vẹn 1.636 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.311 tỷ đồng trong quý 3/2019.
Tính đến 30/9/2019, tổng tài sản của LPB là 193.536 tỷ đồng, nhưng tổng nợ phải trả lên tới 181.245 tỷ đồng, chiếm 93,7% tổng tài sản. Báo cáo tài chính quý III của LienVietPostBank cũng cho thấy diễn biến đáng lo ngại về chất lượng tài sản thực tế với tổng số dư nợ xấu tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2018.
Cụ thể, tổng nợ có khả năng mất vốn tăng từ 945 tỷ (31/12/2019) lên 1.121 tỷ đồng trong qúy 3/2019, tăng 18% so với 2018. Nợ xấu ở nhóm nghi ngờ giữa hai thời điểm trên tăng mạnh từ 233 tỷ đồng lên 572 tỷ đồng (tăng 45%).
Báo cáo tài chính quý III/2019 LPB. (Ảnh chụp màn hình)
Các khoản nợ xấu mới hình thành tăng tới 18,5% trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 13% gây nhiều lo ngại về chất lượng tài sản ngày càng giảm sút tại LienVietPostBank trong các tháng đầu năm nay.
Còn trên thị trường chứng khoán, mã cổ phiếu LPB trượt giảm mạnh. Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/1/2020, cổ phiếu LPB còn 7.500 đồng, giảm 1,3%, ứng với mỗi cổ phiếu mất 100 đồng. Vốn hoá thị trường của LienVietPostBank do đó bị "thổi bay" khoảng 88 tỷ đồng.
Tân Chủ tịch LienVietPoskBank từng chèo lái con thuyền kinh doanh lỗ 4 năm
Trong khi đó, tân Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank - ông Huỳnh Ngọc Huy không phải cái tên xa lạ với những người quan tâm đến LPB. Ông nguyên là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Liên Việt (LVS) trong 4 năm 2010-2013 trước khi đại gia họ Dương - Dương Công Minh ngồi vào ghế nóng từ tháng 6/2013.
Xuất phát điểm của ông Huy là vị trí sĩ quan máy ở Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex). Từ năm 1998 đến 2005, ông là lập trình viên cho hãng Nortel rồi làm quản lý cho tập đoàn Logical Software, đều ở Canada. Năm 2006, ông về nước, "bén duyên" với Tập đoàn Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm, từ năm 2006-2008 đảm nhận các vị trí Tổng giám đốc CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (HOSE: SGT), một công ty thành viên của Kinh Bắc, đồng thời là TV HĐQT - đại diện phần vốn của SGT tại Ngân hàng TMCP Miền Tây (nay là PVComBank).
Năm 2008-2010, ông phụ trách vị trí Tổng giám đốc KCN Đại Đồng - Hoàng Sơn (Bắc Ninh), một dự án trọng điểm của SGT. Năm 2010, ông chuyển sang làm việc cho đại gia Dương Công Minh (Chủ tịch tập đoàn Him Lam) với vị trí Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Liên Việt (LVS), đồng thời là đại diện phần vốn góp của Him Lam tại LVS.
Chứng khoán Liên Việt 4 năm dưới thời ông Huy hoạt động không mấy nổi bật, ngoại trừ lùm xùm vụ kiện tụng của cựu TGĐ Hoàng Xuân Quyến; lợi nhuận giai đoạn 2010-2013 lần lượt đạt 382 triệu đồng, âm 15,2 tỷ đồng, âm 11,4 tỷ đồng và 3,8 tỷ đồng.
Những vấn đề trong quản lý và chiến lược kinh doanh của LVS khiến ĐHĐCĐ bất thường ngày 06/02/2013 đã phải thông qua Nghị quyết tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên tại 2 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. HCM.
Năm 2013 cũng là năm đầy biến động đối với đội ngũ lãnh đạo LVS. Ngày 4/6/2013, ĐHĐCĐ bất thường đã thông qua Nghị quyết bầu ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT, là đại diện phần vốn góp của Him Lam tại LVS. Ông Huỳnh Ngọc Huy chuyển xuống làm Phó Chủ tịch HĐQT, thay cho ông Nguyễn Đức Cử. Ông Huy từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT LVS kể từ tháng 4/2015, chuyên tâm vào vai trò Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Liên Việt (Liên Việt Holdings), sau đó trở thành thành viên HĐQT Ngân hàng Liên Việt và nay là Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này.
LPB thay tướng có thay "máu"? là điều mà các cổ đông, nhà đầu tư lo lắng trong bối cảnh tình hình nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi của ngân hàng ngày một tăng, trong khi giá cổ phiếu lẹt đẹt?
Thảo Nguyên
Theo vietq.vn
Giá dầu leo thang, chỉ số Dow Jones mất điểm vì tình hình Trung Đông căng thẳng Trước tình hình căng thẳng tại Trung Đông sau khi Mỹ tiêu diệt Tướng Qasem Soleimani của Iran, giá dầu tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần, còn các chỉ số chứng khoán Mỹ đã khép lại một tuần giao dịch với chỉ số Dow Jones mất hơn 230 điểm. Giá dầu thế giới tăng mạnh sau khi Mỹ tiêu diệt tướng...