Hạn sử dụng của đồ dùng thiết yếu trong nhà
Những món đồ quá “ hạn sử dụng” có thể đe dọa sức khỏe gia đình bạn.
Hạn sử dụng không chỉ áp dụng với thực phẩm mà vật dụng sinh hoạt thường ngày cũng phải có hạn sử dụng của nó. Sau đây là hạn sử dụng của một số vật dụng phổ biến trong gia đình bạn.
Khăn lau bát: 2 tuần
Khăn lau bát chứa hàng chục ngàn vi khuẩn, do đó cứ cách 2 tuần bạn phải thay khăn một lần. Sau mỗi lần dùng xong phải giặt sạch bằng nước nóng và phơi khô, nên dùng lò vi sòng để khử trùng hàng ngày.
Bàn chải đánh răng: 3 tháng
Nghiên cứu cho thấy, tổng thời gian sử dụng của bàn chải không nên kéo dài quá 6 giờ. Mỗi ngày đánh răng 2 lần, mỗi lần khoảng 2 phút, như vậy tuổi thọ sử dụng của bàn chải khoảng 3 tháng. Do đó, 3 tháng bạn nên thay bàn chải một lần, nếu không bàn chải sẽ lưu lại rất nhiều vi khuẩn.
Bông tắm: 3 tháng
Bông tắm sử dụng lâu sẽ bám dính da chết và vi khuẩn. Bạn nên làm sạch chúng khoảng 1-2 tuần/lần, 3 tháng thay bông tắm mới.
Khăn: 2- 4 tháng
Khăn được dệt bằng vải bông, nếu sử dụng trong thời gian dài, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong khe hở các sợi bông nên rất khó làm sạch. Giặt, sấy khô hay luộc trong nhiệt độ cao chỉ có thể khống chế số lượng vi khuẩn trong thời gian ngắn, chứ không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Khăn dùng lâu vừa cứng vừa bẩn, sẽ trở thành nguồn ô nhiễm mới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe da và độ thoải mái khi sử dụng khăn. Tốt nhất 3 tháng thay khăn một lần, đừng đợi khăn hỏng mới thay.
Video đang HOT
Ruột gối: 1 năm
Gối dùng quá lâu không những mất tác dụng đối với đầu và cổ, mà còn khiến dầu trên tóc và da dầu có thể thẩm thấu vào gối, sinh sôi vi khuẩn, dễ gây ra các bệnh dị ứng và đường hô hấp.
Vỏ gối: Giặt hàng tuần
Vỏ gối dễ thấm mồ hôi, nước miếng, gàu và chấy, cho nên cần phải giặt hàng tuần để vi khuẩn chưa kịp nảy sinh. Sau 6 tháng nên thay vỏ gối.
Đệm: 5-10 năm
Mặc dù đệm tốt có thể sử dụng được 9- 10 năm, nhưng độ mài mòn và đàn hồi của đệm dù tốt đeến đâu cũng bị suy giảm theo thời gian, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, trên nệm còn lưu lại rất nhiều vết bẩn cũng như vi khuẩn mà không thể làm sạch. Tốt nhất 5 năm sau khi sử dụng là bạn đã có thể nghĩ đến chuyển đổi nệm một lần.
Hộp nhựa đựng thực phẩm: Hãy vứt đi khi đã hỏng, biến dạng
Các vết trầy xước trên hộp nhựa dễ dàng tích tụ vi khuẩn. Nếu phát hiện bị hỏng, đổi màu hoặc biến dạng, nên lập tức vứt ngay hoặc đổi sang dùng hộp thủy tinh.
Mascara: 3 tháng
Mascara là nguồn vi khuẩn lây nhiễm lớn nhất trong túi đồ trang điểm của các chị em, sử dụng quá lâu một cây mascara, vi khuẩn tích tụ trên đó có thể là thủ phạm khiến mắt bạn bị viêm. Vậy nên, nếu bạn dùng thường xuyên thì sau 3 tháng nên thay mascara.
Giày thể thao: 8- 12 tháng
Theo cách tính toán dựa trên sự vận động trung bình của con người, thì tuổi thọ sử dụng của một đôi giày chỉ nên kéo dài 8- 12 tháng, nếu quá hạn sử dụng, chức năng bảo vệ đôi chân và cơ thể của giày sẽ bị giảm xuống.
Theo SKDS
Khi nào nên thay hộp cơm nhựa?
Những đồ dùng thường gặp trong nhà như bông tắm, bàn chải đánh răng, hộp đựng cơm... nhìn thì rất sạch nhưng lại có thể là nguồn lây bệnh nếu bỏ qua hạn sử dụng.
Bông tắm
3 tháng nên thay một lần. Chuyên gia bệnh học da liễu ( NewYork)tiến sỹ Ami Neuberger cho biết, bông tắm dùng lâu sẽ dính nhiều da chết ở trên đó, như thế sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Kiến nghị 1-2 tuần nên giặt sạch một lần và thay bông tắm mới trong thời hạn 3 tháng/lần.
Bàn chải đánh răng
3-4 tháng thay một lần. Hiệp hội nha khoa Mỹ kiến nghị, bàn chải đánh răng sau khi sử dụng nên rửa sạch, dựng đứng phơi khô. Một khi phát hiện lông bàn chải bị mòn thì nên tức thời thay ngay.
Hộp cơm nhựa
Trầy xước thì vứt ngay. Giáo sư PatriciaHunt, khoa sinh học phân tử trường đại học bang Washingtoncho biết, các đồ nhựa nếu bị trầy xước thì dễ tích tụ vi khuẩn, tốt nhất là nên rửa bằng tay. Mỗi khi phát hiện bị trầy xước, biến màu hoặc trở nên dòn, dễ gãy thì nên lập tức vứt đi hoặc thay dùng bằng chất liệu thủy tinh.
Giẻ lau
30 ngày thay một lần. Giáo sư vi sinh vật học tại Đại học Arizona, tiến sĩ Charles gba cho biết, giẻ lau rất dễ tích tụ vi khuẩn. Kiến nghị mỗi tuần nên giặt sạch giẻ lau một lần bằng chất khử trùng hoặc cho giẻ lau ướt vào lò vi sóng khử trùng trong 30 giây.
Nệm
8-10 năm thay một lần. Chuyên gia vật lý trị liệu Mỹ, tiến sỹ Michael- Xiao Feile cho biết, nệm giường nếu dùng quá lâu, lò xo vòng đệm sẽ mất đi dàn hồi, nên kip thời thay thế, có ích trong việc giảm nhẹ đau nhức và sự đơ cứng của cơ thể.
Áo ngực
Không co giãn được nữa thì nên vứt. TS. Neuberger kiến nghị, sau khi vận động, nên tháo áo ngực ra phơi khô rồi mới dùng lại. Sau khi mặc 3 lần thì nhất định phải giặt sạch.
Tai nghe
Tai nghe nên dùng cồn tẩy trùng hàng tuần. Chuyên gia kiến nghị, tai nghe sau khi dùng bị dính bẩn thì nên dùng cồn để tẩy trùng và để ở nơi không có bụi bặm.
Gối
Hàng tuần đều cần phải thay giặt. Tiến sỹ Neuberger cho biết, gối dễ bị dính nước miếng, mồ hôi, gàu trên đầu vàbụi, vì vậy cần kịp thời thay giặt.
Túi đựng đồ đi chợ
Sau khi sử dụng xong nên lập tức giặt sạch. TS Charles Gba cho biết, túi đựng đồ đi chợ dễ nhiễm vi khuẩn và chất bẩn ở trển rau và thịt,nếu giặt sạch kịp thời thì có thể tẩy trừ 99,9% vi khuẩn.
Dương Hằng
Theo dân trí
Tuổi thọ sức khoẻ cho đồ dùng hằng ngày Đồ dùng nào cũng đều có "hạn sử dụng" của nó nhưng chúng ta lại thường lãng quên, làm tăng nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ. Giẻ lau: 2 tuần Số vi khuẩn trên giẻ lau trong bếp vô vàn, bắt buộc chúng ta cách 1 - 2 tuần phải thay mới. Mỗi lần dùng xong cần giặt nước nóng, phơi...