Nhiều sai sót trong quy trình tiêm chủng tại 70 Nguyễn Chí Thanh
Trong khi tìm hiểu thông tin “ăn gian” vắc-xin (chọc kim nhưng không tiêm vắc-xin) tại Phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh mà bạn đọc cung cấp, PV đã phát hiện ra tình trạng “rút ngắn” 1 số khâu quan trọng trong quy trình tiêm chủng an toàn tại đây.
Nhanh gọn như tiêm chủng
Khu vực đăng ký tiêm chủng tại Phòng Tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh ngày cuối tuần cũng kín người đứng
Có mặt tại Phòng Tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, trực thuộc TT Y tế dự phòng Hà Nội ngày 17/6 lúc 8h sáng, căn phòng khoảng 30m2 đông kín người đứng kẻ ngồi. Từ bàn tiếp đón, ghi tên, phát phiếu chờ khu vực ngồi chờ đến khu tiêm chủng đều đông nườm nượp.
Trên 2 bàn để dụng cụ tiêm, mỗi sổ tiêm đều đi kèm 1 ống xi-lanh đã bơm sẵn thuốc. Hai nhân viên y tế thực hiện công đoạn chính, mắt xem sổ gọi tên người tiếp theo, tay vừa cầm xi lanh đã có sẵn thuốc, tay tụt quần hay vén tay áo trẻ và thực hiện tiêm chủng…. Nhiều em bé rút kim tiêm ra mới khóc vì nhân viên y tế thực hiện quá nhanh gọn. Ngay sau đó, phụ huynh đứng dậy dỗ con, tay cầm sổ nhân viên y tế trong tiếng gọi người tiếp theo vào tiêm.
Tin tưởng là chính
Thay vì lắc đều lọ vắc-xin và thực hiện hút thuốc ngay trước khi tiêm, nhân viên y tế (có dấu X) sẽ bơm sẵn thuốc ra xi-lanh và để chờ sẵn
Khảo sát nhanh về độ tin cậy của các phòng tiêm chủng thuộc TT Y tế dự phòng Hà Nội hay Viện vệ sinh dịch tễ TƯ…, các bà mẹ đều cho biết là họ tin tưởng chất lượng tiêm chủng tại những cơ sở trực thuộc các đơn vị này bởi quy trình chuyên nghiệp sẽ giúp thuốc được bảo quản tốt và đặc biệt, đây là những trung tâm “đầu mối” và có lượng khách đông như vậy nên sẽ không có thuốc cũ…
Bác Nga, Hoài Đức- Hà Nội, một khách hàng thường xuyên của phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, cho biết: “Tôi đưa cháu đến tiêm ở đây thường xuyên rồi. Ở dưới huyện cũng có cơ sở tiêm chủng nhưng sợ chất lượng không đảm bảo. Chúng tôi chọn tiêm ở đây cho yên tâm vì ở trung tâm này có sổ hướng dẫn ngày tiêm, mũi tiêm rất cụ thể”.
“Đây là một trung tâm mình khá tin tưởng, hơn nữa từ trước đến nay, gần như mọi trường hợp tiêm chủng diễn ra an toàn nên mình không băn khoăn nhiều”, chị Loan (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về lý do chị đưa cô con gái 9 tháng tuổi đến tiêm tại phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc.
Video đang HOT
Nhiều khâu quan trọng trong tiêm chủng bị bỏ qua
Thật khó để biết hạn sử dụng vắc-xin khi sổ theo dõi không ghi chép và vỏ thuốc không được gửi lại khách hàng sau tiêm
Theo dõi quá trình tiêm chủng buổi sáng ngày 12 và 17 tháng 6 tại phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi hoàn toàn không phát hiện thấy tình trạng “ăn gian” như bạn đọc phản ánh bởi 100% các xi-lanh sau tiêm được bỏ ngay xuống hộp dưới chân nhân viên y tế. Tuy nhiên, có thể do quá đông nên phòng tiêm chủng này đã “rút ngắn” 1 số khâu quan trọng trong quy trình tiêm chủng an toàn.
Các bước thực hành và đảm bảo an toàn tiêm chủng:
- Khám phân loại trước khi tiêm chủng: hoãn tiêm khi trẻ bị sốt, bị nhiễm khuẩn cấp tính. Không tiêm cho trẻ có phản ứng mạnh với vắc-xin cùng loại tiêm trước. Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Kiểm tra nhãn, hạn sử dụng, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin.
- Đối với vắc-xin pha hồi chỉnh: Dùng đúng loại dung môi của nhà sản xuất cho mỗi vắc-xin. Sử dụng bơm kim tiêm vô khuẩn cho mỗi lần pha. Vắc-xin đã pha hồi chỉnh chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi tiêm.
- Sử dụng một bơm kim tiêm vô khuẩn còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm.
- Giữ trẻ đúng tư thế khi tiêm.
- Lắc đều lọ vắc-xin trước khi sử dụng.
- Tiêm đúng vị trí, đúng kỹ thuật.
- Không lưu kim tiêm ở nắp lọ vắc-xin.
- Không hút sẵn vắc-xin vào bơm tiêm.
- Không đậy nắp kim tiêm sau khi sử dụng.
- Bỏ ngay bơm kim tiêm đã dùng vào hộp an toàn.
- Theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm.
- Ghi sổ và phiếu tiêm chủng sau khi tiêm.
- Tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng đến cơ sở y tế đều phải được xử trí kịp thời theo đúng quy định và ghi vào sổ “Theo dõi các phản ứng bất thường sau tiêm chủng”.
Cụ thể, thay vì hút và tiêm ngay vắc-xin, vắc-xin thường được 1 nhân viên y tế chuẩn bị trước trong xi-lanh rồi đặt vào sổ khám bệnh. Tuỳ vào độ “nhanh” của khách hàng sẽ có từ 3-5 sổ khám kèm sẵn xi-lanh chứa vắc-xin. Đây chính là lý do chị Thu Trang (Yên Hoà, Cầu Giấy), một trong rất ít bà mẹ bày tỏ băn khoăn về việc có thể tiêm nhầm thuốc khi được hỏi: “Nhân viên y tế có thực hiện việc hút vắc-xin vào xi-lanh trước mặt chị?”. Ngoài ra, khi để vắc-xin để ở chế độ “chờ” trong xi-lanh, thì khâu “lắc đều lọ vắc-xin trước khi sử dụng” sẽ được thực hiện trước đó có còn hiệu quả?
“Mình đưa con đi tiêm chỉ biết là tiêm thuốc gì qua sự chỉ dẫn bác sỹ chứ bản thân mình cũng không thể phân biệt được các loại thuốc tiêm chủng ở đây. Sau khi đăng ký xong, đợi đến lượt là được bác sĩ tiêm ngay bằng xi lanh đã được hút sẵn thuốc”, chị Thủy (Hoàng Mai, HN), cho biết.
Đặc biệt, sau khi tiêm, nhân viên y tế tại đây chỉ đưa sổ tiêm chủng mà không kèm theo vỏ hộp thuốc cùng lọ thuốc đã sử dụng hết cho khách hàng. Qua 10 phút quan sát, cả 14 trường hợp tiêm chủng ở 2 bàn tiêm của phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh đều lập tức đứng dậy sau tiêm, hay mải mê nựng nịu con nhỏ, bỏ qua quyền lợi chính đáng giúp hiểu rõ con mình được tiêm loại vắc-xin nào, hạn sử dụng ra sao….
Khâu ở lại theo dõi 30 phút cũng chưa được chú ý. Tấm biển “Ở lại theo dõi 30 phút sau tiêm” dán tại khu vực tiêm lời dặn vội của nhân viên y tế không thể giữ chân 1 nửa phụ huynh (đứng dậy ra về ngay sau tiêm). Số còn lại thường chỉ ở lại 5-10 phút, không ai ở lại đủ 30 phút như quy định… bởi phòng tiêm chủng quá ngột ngạt, người tiêm xong, kẻ ngồi chờ chen khít chẳng còn chỗ để đứng chứ đừng nói là ngồi.
Vấn đề đặt ra là phải chăng việc lắc đều lọ vắc-xin trước khi hút, hút vắc-xin ngay trước mặt khách hàng, đưa lại lọ và vỏ hộp vắc-xin… chỉ là quy định cho có trong quy trình tiêm chủng an toàn của Bộ Y tế?
Tại phòng Tiêm chủng 131 Lò Đúc, trực thuộc Viện vệ sinh dịch tễ TƯ, nơi đã từng xảy ra sự việc tiêm vắc-xin quá đát cho 5 trẻ cách đây 3 tháng, đã có gần 300 phiếu đăng ký tiêm chủng tính đến 10 sáng 17/6. Theo kinh nghiệm của chị Phạm Thị Hạnh (Lĩnh Nam, Hà Nội), dù lượt tiêm sau khoảng 70 người khác thì chị cũng chỉ phải đợi khoảng 30 phút.
Quy trình tiêm chủng an toàn ở đây được tuân thủ khá tốt, thực hiện lắc thuốc kỹ và hút vắc-xin vào xi-lanh trước mặt khách hàng, khâu trả vỏ hộp thuốc tại phòng tiêm chủng này đã được chú trong hơn. Tuy nhiên, khâu cuối cùng là ở lại theo dõi 30 phút sau khi tiêm vẫn chưa thực sự được chú ý. Anh Lê Minh Thanh (Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Ở đây các bác sĩ đều chỉ dẫn rất rõ các khâu tiêm chủng. Việc giữ trẻ ở lại để theo dõi sau 30 phút mới được ra về cũng đã được các bác sĩ dặn sau khi tiêm nhưng mọi lần đến đây tôi thường đưa cháu về sau 5-10 phút. Đây cũng là quyền lợi của mình nên thực hiện hay không là do mỗi gia đình thôi”.
Theo vietbao
Một số thuốc nên cho vào... tủ lạnh
Dù là ho sốt hay đau bụng, mắt khó chịu, cao huyết áp, tiểu đường, chúng ta đều cần sử dụng thuốc. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
1. Thuốc điều trị các bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường, viên bổ sung can-xi nên uống sau bữa ăn.
2. Thuốc điều trị cao huyết áp, bệnh tim, huyết quản, cột sống và các thuốc chữa điều trị máu nhiễm mỡ, cần dùng vào 1 giờ nhất định.
3. Thuốc đạn dùng ngoài dễ bị nóng chảy trong mùa hè ở nhiệt độ cao, nên cho vào tủ lạnh, khi thuốc đông lại có thể tiếp tục sử dụng.
4. Thuốc điều trị mắt nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ, thuốc nhỏ mắt có thể nhỏ vào ban ngày.
5. Nước bưởi ép hay nước cam thông qua gan sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc, thậm chí gây ra những phản ứng không tốt với thuốc.
6. Tuyệt đối không dùng thuốc cùng với rượu, có thể gây ra sự bất thường cho hệ thần kinh.
7. Thành phần cafein có trong cà phê và chè sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giấc ngủ; nếu đồng thời sử dụng với thuốc gây cảm giác hưng phấn cho thần kinh. Nước chè còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc.
8. Trong thời gian sử dụng thuốc để điều trị bệnh không nên ăn các thực phẩm lạnh, và có tính tanh, cay.
9. Cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng thuốc.
10. Tuyệt đối không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.
Theo Dân Trí
Hạn sử dụng và sức khỏe Tất cả các vật dụng bạn sử dụng đều có hạn dùng vì vậy bạn nên biết để chúng thực sự tốt cho sức khỏe của gia đình mình. Giảm dị ứng - Thay gối mỗi năm. Chất dầu từ bàn tay và cơ thể sẽ ngấm vào trong sợi vải của chiếc gối sau một năm mà chúng ta sử dụng. Đây...